So sánh whatsapp và messenger

[GenK.vn] - Facebook sẽ gỡ tính năng chat và yêu cầu người dùng cài đặt Messenger, động thái này khá mâu thuẫn với thương vụ M&A cách đây 2 tháng khi họ chịu chi tới 19 tỷ USD mua lại WhatsApp.

Ngày hôm nay, Facebook khiến không ít người dùng bất ngờ về quyết định gỡ bỏ tính năng chat trên ứng dụng của mình, thay vào đó, bạn buộc phải tải phần mềm chat Messenger nếu muốn tiếp tục chat với bạn bè trên mạng xã hội này.

Dự kiến việc gỡ bỏ tính năng chat trên ứng dụng Facebook sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian 2 tuần tới, lý do Facebook đưa ra là việc chat trực tiếp từ ứng dụng này đôi khi gây nên tình trạng khó gửi/nhận tin nhắn, và Messenger sẽ giải quyết được vấn đề trên.

Động thái này của Facebook không nằm trong dự đoán của nhiều người dùng vì chỉ cách đây hai tháng, mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã chịu bỏ ra đến 19 tỷ USD để mua lại ứng dụng nhắn tin miễn phí [OTT] WhatsApp. Nhiều đồn đoán cho rằng Facebook sẽ sớm tích hợp WhatsApp để cải thiện chất lượng chat của người dùng trên mạng xã hội.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, với quyết định bỏ tính năng chat trên ứng dụng Facebook của iOS và Android, chắc chắn lượng người sử dụng Messenger sẽ tăng nhiều hơn, và điều này khá mâu thuẫn với việc mua lại và phát triển WhatsApp. Quyết định này cũng giúp Facebook đã khẳng định rằng họ vẫn sẽ duy trì hoạt động của Messenger và WhatsApp độc lập.

Nếu nhìn ở một góc độ khác, có lẽ việc mua lại WhatsApp của Facebook không phải để sát nhập mà là một hướng đi chiến lược khác của ông trùm mạng xã hội.

Facebook Messenger là ứng dụng nhắn tin miễn phí với đầy đủ chức năng

Ứng dụng Messenger của Facebook được phát triển để thử nghiệm nhiều tính năng mới nhằm cạnh tranh với các ứng dụng OTT khác trên thị trường, bạn có thể sử dụng sticker, và trong tương lai, rất có thể nhiều tính năng khác sẽ được cập nhật.

Nếu để ý quá trình phát triển, bạn có thể thấy chính những tựa game mạng xã hội đã giúp Facebook lớn mạnh trên toàn thế giới và phát triển cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ, hiện tại họ có tới hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Và với xu hướng "mobile hóa" như hiện nay, Messenger hoàn toàn có thể là công cụ tuyệt vời giúp Facebook tấn công mảng game mạng xã hội trên di động, xu hướng đang được các OTT tận dụng triệt để.

Một số thống kê cho thấy tiềm năng của game nền tảng mạng xã hội di động như Line của Nhật Bản, phát triển mạnh tại thị trường Hàn Quốc, đạt 338 triệu USD doanh thu Quý 4/2013, trong đó có tới 60% doanh thu tới từ game trên nền tảng OTT. Chính tại Mỹ, quê nhà của Facebook, ứng dụng Tango và Kik cũng đã đưa game lên nền tảng ứng dụng nhắn tin di động. Việc Facebook tích hợp game vào ứng dụng Messenger có thể sẽ đến trong tương lai, khi họ cảm thấy đúng thời điểm.

Không chỉ có game, các ứng dụng nhắn tin miễn phí trên smartphone đang là một kênh phân phối hấp dẫn cho các thương hiệu. Thông qua ứng dụng, các thương hiệu sản phẩm có thể trao đổi với khách hàng, thu hút khách hàng tiềm năng và sử dụng kênh thanh toán điện tử hiệu quả.

WhatsApp dành cho những người muốn nhắn tin SMS miễn phí

Trái ngược với Messenger hiện đại, nhiều tính năng, WhatsApp được biết tới như một ứng dụng OTT tối giản hóa, nó giống với việc bạn thực hiện tin nhắn SMS thông thường. Không có quá nhiều chức năng thời thượng, sử dụng giao diện đơn giản, tin nhắn gửi đi với tốc độ nhanh, chính những điều trên đã khiến WhatsApp dành được cảm tình của người dùng.

Với người dùng phổ thông, họ có thể dễ dàng sử dụng WhatsApp mà không gặp khó khăn như khi làm quen với hầu hết OTT hiện nay. Đội ngũ phát triển WhatsApp cam kết ứng dụng sẽ không bán quảng cáo, và khi về tay Facebook chúng ta có thể thấy ứng dụng vẫn đang được phát triển đúng hướng. Vậy Facebook cần gì ở WhatsApp?

Đó chính là công cụ giúp Facebook kết nối toàn cầu. Mark Zuckerberg với dự án tiếp cận internet toàn cầu của Internet.org có thể sử dụng WhatsApp làm kênh phân phối, kết nối thông tin.

Internet.org sẽ sử dụng WhatsApp như một công cụ truyền thông cơ bản, đưa nó trở thành phần mềm được cài đặt mặc định trên các thiết bị di động, khiến bất cứ ai cũng có thể gửi tin nhắn thông qua dịch vụ này.

Ngoài việc tận dụng lợi thế đơn giản mà WhatsApp có để mở rộng ở những thị trường mới, đây cũng là một trong những OTT khác biệt trên thị trường, dành cho những người thích sự đơn giản như đã nói phía trên. Nó không phải OTT thời thượng nhưng có lượng người dùng trung thành nhất định, đó là hướng đi chiến lược khác của WhatsApp so với Messenger.

Tổng hợp Facebook, TNW.

Theo Trí Thức Trẻ Copy link
Link bài gốc Lấy link

Các Lỗ hổng Bảo mật của WhatsApp

WhatsApp hứa hẹn mã hóa đầu cuối – một tính năng bảo mật tuyệt vời. Tuy nhiên, có một vài lỗ hổng mà công ty này cần giải quyết.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm pháp lý của nó phát biểu: “Là một phần của gia đình công ty Facebook, WhatsApp nhận thông tin từ, và chia sẻ thông tin với, gia đình công ty này. Chúng tôi có thể sử dụng thông tin mà chúng tôi nhận được từ họ, và họ có thể sử dụng thông tin mà chúng tôi chia sẻ với họ, để giúp vận hành, cung cấp, cải thiện, hiểu biết, tùy chỉnh, hỗ trợ và tiếp thị các Dịch vụ của chúng tôi và các dịch vụ của họ.”

Facebook và các công ty khác trong gia đình Facebook cũng có thể sử dụng thông tin từ chúng tôi để cải thiện trải nghiệm của bạn trong các dịch vụ của họ, chẳng hạn như đưa ra đề xuất sản phẩm.”

“Chúng tôi không giữ lại tin nhắn của người dùng trong quá trình cung cấp các Dịch vụ thông thường của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có lưu trữ thông tin tài khoản của người dùng của chúng tôi, bao gồm cả hình ảnh hồ sơ, tên hồ sơ, hoặc thông báo trạng thái từ người dùng của chúng tôi, nếu họ quyết định đưa chúng vào như một phần thông tin tài khoản của họ.”

Nói tóm lại, điều này có nghĩa là mặc dù các tin nhắn của bạn có thể được bảo mật, nhưng WhatsApp lại lưu trữ dữ liệu người dùng trên các máy chủ riêng. Công ty có thể sử dụng những thông tin này cho các mục đích tiếp thị.

Hơn thế nữa, dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ của họ có thể được cung cấp cho chính phủ trong trường hợp có một sự kiện “khác thường”. Tin tặc cũng có thể xâm nhập vào các máy chủ của WhatsApp và lấy được quyền truy cập vào số điện thoại và thông tin tài khoản của người dùng.

Telegram Vs. WhatsApp: Sử dụng Messenger nào?

  • 2019

WhatsApp là nhà lãnh đạo không thể chối cãi khi nói đến nhắn tin, chủ yếu là do lượng người dùng khổng lồ của nó. Kể từ khi được Facebook mua lại, gã khổng lồ truyền thông xã hội đã cố gắng tích hợp rất nhiều tính năng tương ứng với các ứng dụng truyền thông xã hội khác như Instagram và chính Facebook. Với việc triển khai này, WhatsApp đã làm tăng hương vị của một nền tảng truyền thông xã hội và giờ đây không còn là một nền tảng nhắn tin đơn giản. Mặc dù rất nhiều người dùng đã thích các tính năng bổ sung, nhưng có thể gây mất tập trung cho những người muốn sử dụng ứng dụng cho cuộc trò chuyện đơn giản và có ý nghĩa và đây là nơi mà một người đưa tin tuyệt vời khác - Telegram - xuất hiện. Telegram là một dịch vụ nhắn tin đa nền tảng đơn giản với cách tiếp cận bảo mật đầu tiên và một loạt các tính năng bổ sung như bot lập trình, cho phép người dùng tùy chỉnh cao cách họ giao tiếp với người khác.

Hầu như trong suốt cả năm 2018, Facebook đã phải đối mặt với hỏa hoạn từ các nhà quản lý và các nhà lập pháp trên khắp thế giới vì vi phạm Cambridge Analytica khổng lồ và khét tiếng. Trong khi đó, Telegram cũng vậy, phải đối mặt với những tranh cãi pháp lý từ chính quyền Nga vì đã từ chối các khóa mã hóa riêng tư của người dùng. Vì vậy, cho dù đó là vì những lo ngại của bạn về quyền riêng tư hoặc chỉ cần nghỉ ngơi từ hubbub thông thường trên WhatsApp, Telegram có thể có thể chuộc lại bạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là WhatsApp tụt lại phía sau và cả hai ứng dụng nhắn tin đều có ưu điểm và nhược điểm.

Cả WhatsApp và Telegram đều hỗ trợ các tính năng tương tự như hỗ trợ nhãn dán, xem hình ảnh, bên cạnh các tính năng nhắn tin cơ bản, nhưng đồng thời, được đặt cách biệt bởi nhiều tính năng khác. Trong bài viết này, chúng tôi dự định làm nổi bật những khác biệt này để giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa hai điều này và cũng cho phép bạn chọn dịch vụ nhắn tin tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của bạn. Hãy bắt đầu với cơ sở người dùng, phải không?

Top ứng dụng nhắn tin an toàn, bảo mật

1. Zalo - ứng dụng nhắn tin bảo mật

Đứng cuối cùng trong danh sách ứng dụng nhắn tin an toàn, bảo mật mà Taimienphi muốn giới thiệu với người dùng là Zalo. Công cụ trò chuyện này được nhiều người ưa chuộng bởi sở hữu nhiều tính năng độc đáo, phù hợp với văn hóa, thói quen của người Việt.

Zalo tích hợp nhiều tính năng gửi tin nhắn an toàn ngay trên cửa sổ trò chuyện bình thường của mình. Theo đó, người dùng có thể gửi tin nhắn tự hủy, thu hồi tin nhắn đã gửi hay ẩn cuộc trò chuyện bằng mật mã.

=> Link tải Zalo cho Android

=> Link tải Zalo cho iPhone

2. Facebook Messenger - dịch vụ nhắn tin miễn phí, an toàn

Đầu tiên, chúng ta sẽ nhắc tới ứng dụng Facebook Messenger, một phần của nền tảng mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất - khoảng 1,3 tỷ trên toàn thế giới. Mặc dù phổ biến nhưng sau bê bối bán dữ liệu khác hàng trong thời gian gần đây, khó có thể nói Facebook Messenger là ứng dụng nhắn tin an toàn, bảo mật.

Các nội dung trò chuyện trên Facebook Messenger đều không được mã hóa đầu cuối. Để làm điều này, bạn cần kích hoạt Cuộc trò chuyện bí mật - một tính năng chỉ có ở trên ứng dụng Facebook Messenger và không hỗ trợ cho trình duyệt. Theo đó, mọi tin nhắn chỉ hiển thị trên một thiết bị của người gửi, người nhận. Bạn sẽ không thể xem được nội dung, kể cả khi đăng nhập Facebook Messenger trên thiết bị khác. Đặc biệt hơn nữa, bạn còn có thể gửi cả tin nhắn hẹn giờ tự hủy.

=> Link tải Facebook Messenger cho Android

=> Link tải Facebook Messenger cho iPhone

3. WhatsApp - App nhắn tin bảo vệ riêng tư

Từ lâu, WhatsApp đã được nhiều người dùng đánh giá cao bởi sự đơn giản và khả năng bảo mật của mình. Mọi tin nhắn trên ứng dụng này luôn được mã hóa đầu cuối theo tiêu chuẩn Signal. WhatsApp cũng cho biết, họ không hề lưu trữ lại tin nhắn của người dùng sau khi chúng được gửi đi.

Với ứng dụng nhắn tin an toàn Whatsapp, nội dung trò chuyện của bạn sẽ luôn được bảo mật, không thể bị người khác đọc được, ngay cả với nhà phát hành. Điều này vừa là ưu điểm nhưng cũng đồng thời là nhược điểm, bởi nếu không may xóa nhầm tin nhắn quan trọng, bạn sẽ khó có thể khôi phục lại được.

=> Link tải Whatsapp cho Android

=> Link tải Whatsapp cho iPhone

4. Telegram - ứng dụng nhắn tin đa nền tảng

Trong tháng 3 năm nay, cả Facebook Messenger và WhatsApp đều đã từng gặp sự cố ngừng hoạt động trong nhiều giờ đồng hồ. Mặc dù đã khắc phục được, thế nhưng điều này vẫn ảnh hưởng không có nhỏ đến trải nghiệm của người dùng. Ngược lại, những ứng dụng nhắn tin an toàn khác như Telegram lại có thêm không ít người dùng.

Ứng dụng này không bật chế độ mã hóa đầu cuối mặc định, cũng như Facebook Messenger bạn cần phải sử dụng tính năng Cuộc trò chuyện bí mật. Tuy nhiên, Telegram có ưu điểm vượt trội hơn khi cho phép người dùng gửi tin nhắn tự hủy, xóa tin nhắn đã gửi hay xóa toàn bộ nội dung trò chuyện từ cả 2 phía.

=> Link tải Telegram cho Android

=> Link tải Telegram cho iPhone

5. Signal - Ứng dụng gửi tin nhắn mã hóa, bảo mật cao

Ứng dụng nhắn tin an toàn Signal không phải quá quen thuộc với người dùng Việt, tuy nhiên lại khá nổi tiếng và được nhiều người dùng quốc tế tín nhiệm. Signal trang bị cho mình những tính năng bảo mật theo tiêu chuẩn cao cấp nhất hiện nay. Và đặc biệt hơn, đây là một ứng dụng mã nguồn mở, được điều hành bởi một tổ chức phi lợi nhuận.

Tính năng mã hóa của Signal hoạt động hoàn toàn mặc định, người dùng có thể gửi tin nhắn tự hủy hay thậm chí là gửi tin nhắn ẩn danh, giữ bí mật thông tin cá nhân của mình. Nhưng cũng chính vì vậy, đôi lúc bạn sẽ bị làm phiền bởi những nội dung không mong muốn từ những người lạ.

=> Link tải Signal cho Android

=> Link tải Signal cho iPhone

TOP 4 ứng dụng nhắn tin bảo mật thay thế cho Facebook Messenger

Thuỳ Linh Nguyễn 24/02/2021

Video liên quan

Chủ Đề