Sông có the cạn, núi có the mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi

Câu 4 trang 43 Vở bài tập Lịch sử 5. – Câu nói trên là của Bác Hồ.. Bài 19. Nước nhà bị chia cắt

“Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi?”

– Câu nói trên là của ai?

– Câu nói ấy có ý nghĩa gì?

Trả lời: 

Quảng cáo

– Câu nói trên là của Bác Hồ.

– Ý nghĩa: Ở trên đời mọi thứ sinh ra đều có quy luật riêng, cho dù sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tinh thần chung sức đồng lòng bảo vệ máu thịt của nhân dân Việt Nam [Nam Bộ] vẫn luôn bất biến.

Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ của em về câu nói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Suy nghĩ của em về ý kiến sau: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều phải trải qua những cuộc chiến gìn giữ đất nước, chủ quyền dân tộc. Nhiều dân tộc chiến thắng, giữ gìn được nền độc lập của mình nhưng có đất nước lại bị đô hộ, bị đồng hóa. Việt Nam chúng ta cũng vậy. Chúng ta đã phải trải qua bao cuộc đấu tranh mới giữ gìn được đất nước tươi đẹp này. Để làm được điều đó, không chỉ có sự hy sinh, dũng cảm mà còn có tình yêu nước thắm thiết cùng với tinh thần đoàn kết toàn dân tộc ta. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó trong thông điệp "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi".

Câu nói mộc mạc chứa chan nhiệt huyết tràn đầy của Hồ Chí Minh như còn vang vọng đâu đây trong mỗi chúng ta. Phải, dân tộc ta là một thể thống nhất, đất nước ta nối liền một dải không thể cắt rời, đó là chân lý, vĩnh viễn không bao giờ thay đổi. Chân lý ấy đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay, trải qua thăng trầm của bốn ngàn năm dựng xây mà bảo vệ Tổ quốc. Lời của Bác cũng như để khẳng định một tình cảm thiêng liêng, một ý chí sắt đá, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn non sông Việt Nam vậy.

Dân tộc ta trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi chúng ta không thể nào quên hình ảnh của mẹ u Cơ đẻ ra bọc trứng trăm con. Bọc trứng ấy là dân tộc ta, dân tộc ta vốn là một thể thống nhất, vậy nên Hồ Chí Minh mới khẳng định "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Phải đất nước ta là nhà, tất cả dân tộc ta là anh em của nhau. Mượn hình ảnh của thiên nhiên "sông, núi" cùng từ nghĩ so sánh "cạn, mòn", Bác muốn khẳng định với cả nước ta, với toàn bộ thế giới rằng, không gì có thể chia cắt được đất nước Việt Nam cũng như không gì có thể dập tắt ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước quyết tâm bảo vệ non sông của con người Việt Nam được.

Dân tộc ta từ thuở còn Hùng Vương dựng nước đến nay đã trải qua bao thăng trầm, bao cuộc xâm lăng của ngoại xâm, nhưng với lòng yêu nước cùng truyền thống đánh giặc chống xâm lăng, dân tộc ta đã dập tắt hết thảy những hi vọng của bọn cướp nước. Thực tế đã chứng minh, từ thời Bà Trưng Bà Triệu, đến thời kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, chúng ta đều dùng tinh thần ấy đánh bay mọi âm mưu của kẻ thù.

Lời khẳng định chắc nịch của Hồ Chí Minh như muốn nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc sẽ là sức mạnh giúp chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù. Và lịch sử đấu tranh của dân tộc ta đã cho ta thấy rõ điều đó. Hơn một ngàn năm bị đô hộ bởi những kẻ thù phương Bắc, chúng ta đã nổi dậy bằng chiến thắng của Ngô Quyền và đặc biệt là ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Có được những chiến thắng đó phải chăng chính nhờ tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc ta? Những kế như "vườn không nhà trống" được thực thi rất nhiều lần trong những trận chiến chống kẻ thù, để tạo nên thành công của những kế hoạch này thì chắc chắn không thể thiếu được tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc. Cũng như vậy, trong trận chiến Bạch Đằng giang nức tiếng muôn đời, nếu như không có tinh thần đoàn kết của toàn dân cả nước, liệu chúng ta có được chiến thắng vang dội như vậy hay không?

Hay gần đây, chúng ta phải liên tiếp đối đầu với hai kẻ thù lớn của thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những tưởng một đất nước nhỏ bé, tiềm lực có hạn sẽ nhanh chóng rời vào tay những kẻ giàu có đầy tham vọng kia, nhưng không, chúng ta đã chiến thắng cả hai cường quốc lớn mạnh đó để ghi dấu tên mình vào trang vàng lịch sử nhân loại. Phải, để làm được điều đó, chúng ta phải nhắc tới tình đoàn kết cùng ý chí sắt đá của cả đất nước Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", chính thế chúng ta mới tạo nên được con đường mòn Hồ Chí Minh để chi viện cho miền Nam chống Mỹ. Rồi thì hàng vạn những người lính miền Bắc đã cùng nhau tiến vào miền Nam, nhân dân miền Bắc chi sức người sức của giúp nhân dân miền Nam cũng như cả nước ta được hưởng nền độc lập. Dân tộc ta là một, đất nước ta cũng là một dải thống nhất, chẳng ai có thể đạp đổ được chân lý muôn đời ấy được.

Tinh thần đoàn kết cùng ý chí sắt đá quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc là một trong những sức mạnh to lớn để dân tộc Việt Nam ta có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Đúng như lời Bác Hồ đã khẳng định "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn , song chân lý ấy không bao giờ thay đổi", chúng ta là một khối thống nhất, đó là một chân lý muôn đời.

Câu nói của Bác không chỉ nói lên tinh thần đoàn kết của nhân dân ta mà nó còn nói đến lòng yêu nước sâu sắc của con người Việt Nam cùng với quyết tâm bảo vệ toàn vẹn non sông này. Bác Hồ vẫn luôn nói với chúng ta rằng: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước", vâng, lòng yêu nước ấy luôn sục sôi bên trong mỗi người dân Việt, chỉ cần một tác nhân nhỏ cũng thổi bùng ngọn lửa yêu nước bất diệt ấy. Trải qua bao cuộc chiến tranh vệ quốc, chúng ta luôn dành được những chiến thắng quan trọng nhất, giữ vững được nền độc lập suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử hào hùng. Một trong những trận đại chiến đó là cuộc chiến của vua Lê Lợi cùng quân sư Nguyễn Trãi. Hai con người tài giỏi ấy đã tạo nên một trong những chiến thắng vang dội trước quân đội nhà Minh - Trung Quốc để viết lên một bản hùng ca, tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt ta:

"Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương"

Không chỉ vậy, có ai có thể quên được trận Ngọc Hồi - Đống Đa của Quang Trung Nguyễn Huệ, rồi chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu trước thực dân Pháp? Tất cả những chiến thắng đó được làm nên bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc, cũng bởi quyết tâm chiến đấu tới cùng bảo vệ non sông của nhân dân ta.

Để bảo vệ non sông, dân tộc ta đã phải đương đầu với biết bao kẻ thù lớn mạnh, thế nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí sắt đá, lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chúng ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược tàn bạo để giữ gìn nền chủ quyền toàn vẹn ấy đến hôm nay.

Chân lý của Hồ Chí Minh là một chân lý đúng đắn ở mọi thời đại. Bất cứ lúc nào cũng ta cũng phải thấm thía và ghi nhớ thật sâu sắc lời dạy đó của người. Mỗi người dân Việt Nam chúng ta phải giữ gìn, phát huy cũng như chung tay bảo vệ chủ quyền của đất nước bằng tình yêu, lòng đoàn kết của mình. Tuy vậy, chúng ta càng phải cẩn trọng hơn trước những âm mưu thù địch của kẻ thù, âm mưu kích động lòng dân để làm tan rã tinh thần đoàn kết của dân tộc. Chúng ta phải luôn tôn trọng luật pháp, tuân thủ luật pháp Việt Nam và quốc tế thì mới có thể giữ gìn đất nước lâu bền được.

Lời dạy của Bác Hồ về tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm chống mọi kẻ thù bảo vệ đất nước luôn vang vọng trong tâm hồn mỗi con người Việt. Lời Bác dạy - một chân lý sẽ tồn tại muôn đời dù có ra sao, chỉ cần tinh thần yêu nước, đoàn kết cùng sự quyết tâm, chúng ta sẽ giữ gìn được Tổ quốc của mình và thực hiện lời dạy của Người: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Suy nghĩ của em về câu nói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 9 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Skip to content

Mỗi quốc gia đều có độc lập chủ quyền bất khả xâm phạm, quyền ấy được luật pháp quốc tế công nhận. Vì vậy mọi dân tộc trên thế giới đều ra sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình “bằng mọi giá”. Có lẽ đó cũng chính là thông điệp mà chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến chúng ta: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị nhưng lại giàu tính triết lý gói trọn cả niềm tự hào, cả tự cường dân tộc. Đó là chân lý về độc lập tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Người đã mượn những hình ảnh thiên nhiên “sông có thể cạn núi có thể mòn” để khẳng định một cách chắc nịch: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đó là chân lý bất di bất dịch.

Trước hết ta hiểu chân lí ấy là sự khẳng định của Hồ Chủ Tịch về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những vấn đề hàng đầu của đất nước, của dân tộc. Từ thuở cha rồng mẹ tiên sinh ra nòi giống con người Việt Nam, từ thuở vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, trải qua hàng vạn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” ta vẫn giữ vững độc lập chủ quyền. Vì dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước nồng nàn ấy lại cháy bùng lên mạnh mẽ. Chúng ta đã đánh bại biết bao thế lực hùng mạnh. Ta đập tan âm mưu xâm lược của Trung Quốc: Phá quân Tống có chiến công của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, để từ đó “Nam Quốc Sơn Hà” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất, tuyên ngôn ấy cũng đã chỉ ra chân lý được ghi trong sách trời:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành đã định tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Trận Bạch Đằng đã đi vào lịch sử với chiến công của Ngô Quyền chống quân Nam Hán mở ra một kỷ nguyên độc lập mới cho dân tộc. Đến lượt đội quân Mông Nguyên hùng hậu, tinh nhuệ, hiếu chiến, chúng chiếm cả nửa châu Âu, bình định Trung Quốc và nhiều nước châu Á. Chúng tự hào rằng: Vó ngựa của quân Mông Nguyên đi tới đâu thì tất cả phải cúi rạp đến đó. Nhưng trong thực tế chúng đã đại bại ở Việt Nam đến ba lần dưới tài thao lược của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và lòng yêu nước của nhân dân ta. Tiếp đó, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đập tan âm mưu xâm lược của quân Minh để bản tuyên ngôn độc lập thứ hai được ra đời “Bình Ngô đại cáo”. Thêm một lần nữa độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lại được nhắc đến:

READ:  Cảm nghĩ về thầy cô giáo

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xứng đế một phương”

Đến thế kỉ XVIII, quân Thanh xâm lược Việt Nam, người anh hùng áo vải Quang Trung đã kiêu binh từ Nam ra Bắc để rồi cuối cùng chiến thắng vang dội ở Đống Đa – Ngọc Hồi. Thế kỷ XX nước ta đầy bóng giặc, nhưng Cách mạng tháng Tám thành công, tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời thêm một lần nữa khẳng định lại chân lí muôn đời đó “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập”. Trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Và ngày 30/04/1975 đất nước chúng ta sạch bóng quân thù và hoà bình phát triển cho đến ngày nay.

Như vậy để có được hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ, để có một nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam, thì suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước chúng ta phải đương đầu với mọi kẻ thù [kể cả thù trong giặc ngoài] để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Chúng ta đã đổ xương đổ máu quyết không bao giờ nhân nhượng với kẻ thù để bảo vệ cho bằng được chủ quyền. Đúng như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Chúng tôi muốn hoà bình nhưng không phải hoà bình bằng bất cứ giá nào”.

Mượn hình ảnh sông cạn núi mòn, Hồ Chí Minh lại thêm một lần nữa khẳng định “chân lí ấy không bao giờ thay đổi”

Núi và sông theo thời gian sẽ bị bào mòn đi và có thể không lấy lại được nhưng chân lí thì mãi mãi còn, cũng như độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là bất di bất dịch. Vì thế ta kiên quyết bảo vệ tới cùng chủ quyền núi sông.

Ngày nay biển Đông đang bị đe dọa bởi sự ngang ngược và ngạo mạn, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Chúng ngang nhiên đặt giàn khoan HD-981 vào vùng biển của ta, điều trên 100 tàu chiến bảo vệ giàn khoan, sẵn sàng đâm vào tàu của lực lượng chấp pháp của Việt Nam, chúng dùng vòi rồng tấn công các lực lượng của ta. Đứng trước vấn đề chủ quyền và an ninh đất nước đang bị đe dọa nghiệm trọng, chúng ta lại càng thấm thía hơn bào gờ hết chân lí ấy của chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ chính vì vậy mà những ngày qua khắp nơi trên cả nước sục sôi tinh thần yêu nước kết tinh thành những làn sóng mạnh mẽ. Cờ tổ quốc đã nhuộm đỏ những con đường. Nhiều thanh niên đã tình nguyện gia nhập vào quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài biển xa nhiều chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam, ngư dân Việt Nam kiên quyết bám biển để bảo vệ chủ quyền. Nhiều chiến sĩ đã bị thương, nhiều tàu bè đã bị phá hoại nghiêm trọng nhưng ý thức về bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền dân tộc chưa bao giờ tắt lửa trong mỗi con người Việt Nam. Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, tuổi trẻ Việt Nam cũng đã thể hiện tinh thần yêu nước một cách mạnh mẽ bằng việc treo Avatar bằng hình lá cờ tổ quốc, viết những vần thơ, trang văn và những cảm nghĩ đầy hào hùng và đầy trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc.

READ:  Đề thi văn nghị luận xã hội hay năm 2016

Từ việc phân tích ở trên ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động:

Chân lý của chủ tịch Hồ Chí Minh là chân lý đúng đắn của mọi thời đại, chúng ta cần tự hào về dân tộc, càng kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền ấy. Mỗi công dân đất nước sẵn sàng xung phong vào lực lượng gìn giữ hoà bình khi tổ quốc kêu gọi. Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo trước những âm mưu của kẻ thù nhất là âm mưu kích động gây rối. Đấu tranh một cách ôn hoà tôn trọng luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế.

Cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch. Không nghe, không tin vào những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, nhất là luận điệu xuyên tạc của một số trang mạng. Kiên định con đường hoà bình để bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.

Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Vì vậy “Toàn thể dân tộc Việt Nam trên dưới một lòng đem tất cả tính mạng, của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy” [Tuyên ngôn độc lập 1945].

Video liên quan

Chủ Đề