Sốt cao có thể gây tử vong ở người vì sao

Phóng to
Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại bệnh viện - Ảnh: THANH ĐẠM

Anh T.V.D., cha của bé M.K., cho biết ngày 11-11 bé M.K. được gia đình đưa đến BV Bệnh nhiệt đới TP khám vì sốt cao. Bác sĩ khám, cho xét nghiệm máu và chẩn đoán bé bị sốt phát ban, cho toa thuốc.

Hai ngày sau bé K. vẫn sốt, gia đình lại đưa bé đến BV Bệnh nhiệt đới thì bác sĩ chẩn đoán bị sốt xuất huyết độ 4. Bé nằm viện hơn 20 ngày. Bác sĩ thông báo với gia đình bé đã qua cơn nguy kịch. Thế nhưng, bé đột nhiên bị trào máu miệng và tử vong. Theo anh T.V.D., bác sĩ đã tắc trách trong chẩn đoán ban đầu. Đến nay gia đình không biết vì sao bé K. đã khỏe rồi lại đột ngột tử vong.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TP - trả lời 14g ngày 11-11, bé đến khám tại phòng khám BV, bé có những nốt đỏ lớn ở da, được chẩn đoán là sốt phát ban vào ngày thứ ba của bệnh tại thời điểm này là phù hợp với biểu hiện lâm sàng của sốt phát ban do siêu vi. Ngày 12 và 13-11

[ngày thứ 4 và 5 của sốt], bé ở nhà uống thuốc theo toa, hết sốt. Đến chiều 13-11 bé có biểu hiện bỏ ăn, mệt và nhập viện BV Bệnh nhiệt đới lúc 18g25 ngày 13-11. Khi nhập khoa hồi sức bé đã ở tình trạng đừ, mạch, huyết áp không đo được.

Các xét nghiệm ngay khi bắt đầu điều trị đã thấy có tổn thương nhiều cơ quan gồm gan, thận, rối loạn đông máu. Diễn tiến lâm sàng và xét nghiệm cho thấy bé bị sốt xuất huyết độ 4, sốc kéo dài, suy đa phủ tạng [suy tuần hoàn, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa nặng], tiên lượng rất nặng có nguy cơ tử vong cao ngay tại thời điểm đó.

Bác sĩ điều trị đã thông báo và tư vấn cho thân nhân đầy đủ.

Bé được điều trị theo đúng phác đồ dành cho những trường hợp sốt xuất huyết nặng và theo dõi chặt chẽ. Qua 23 ngày điều trị, những vấn đề nguy hiểm có thể đe dọa tử vong do sốt xuất huyết nặng của bé đã được giải quyết.

Các ca trực đêm 5-12 cũng như thăm khám của bác sĩ tại khoa trong buổi sáng cho đến 8g ngày 6-12 đều nhận thấy tình trạng sức khỏe của bé ổn định, bé được chuyển sang thở oxy mũi. Bé hoàn toàn tỉnh táo, đòi ăn uống, nói chuyện với người nhà; không có dấu hiệu báo trước diễn tiến nặng trở lại như suy hô hấp, suy tim...

Tuy nhiên, khoảng 8g30 ngày 6-12, bé đột ngột ho ọc ra máu đỏ tươi lẫn bọt và trụy mạch do bị xuất huyết ồ ạt từ phổi. Diễn tiến trở nặng của bé xảy ra đột ngột, trong thời gian rất ngắn. Do đó nguyên nhân dẫn tới tử vong có thể do xuất huyết phổi cấp tính vì vỡ mạch máu làm ngập phổi dẫn tới suy hô hấp và tử vong.

Đây là tình trạng bệnh lý rất nặng, có thể do biến chứng của thở máy dài ngày gây sang chấn niêm mạc đường hô hấp gây xuất huyết ồ ạt, rất ít cơ may điều trị khỏi. Theo y văn, những trường hợp này khá hiếm gặp.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết:

- Bệnh sốt xuất huyết có diễn tiến đa dạng và phức tạp. Khởi đầu của bệnh thường có triệu chứng sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt không bớt, do đó trong giai đoạn đầu bệnh nhân thường được chẩn đoán là sốt siêu vi.

Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh lý nhiễm siêu vi khác như: đau họng, ho, họng đỏ [tương tự viêm họng], nhức mỏi và đau cơ [tương tự bệnh cúm], nổi những nốt đỏ trên da không phải do xuất huyết trong 2-3 ngày đầu [tương tự biểu hiện trong bệnh sốt phát ban do siêu vi khác như sốt phát ban do rubella, sởi...].

Ở giai đoạn đầu, việc chẩn đoán phân biệt giữa sốt xuất huyết với các bệnh nhiễm siêu vi có sốt khác là rất khó

* Triệu chứng báo hiệu sốt xuất huyết ra sao?

- Khi một bệnh nhân sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết đang xảy ra, có sốt cao liên tục thì cần đặc biệt theo dõi những dấu hiệu cảnh báo của bệnh vào những ngày 4,5,6 tính từ khi bị sốt, để nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế ngay lập tức.

Các dấu hiệu cảnh báo là: đau bụng và căng tức, ói liên tục, chảy máu niêm mạc, li bì, bứt rứt, vùng gan to, đau. Với những trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết mà không có dấu hiệu cảnh báo có thể theo dõi điều trị tại nhà.

Cần lưu ý, bệnh sốt xuất huyết dù được chẩn đoán chính xác ngay từ ngày đầu tiên của sốt thì đến nay y học vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu để ngăn ngừa bệnh trở nặng [vào khoảng ngày thứ 4-6 của bệnh] và bệnh cũng có thể trở nặng rất nhanh chóng, từ độ 1 chuyển ngay sang độ 3 hoặc độ 4.

* Điều trị sốt xuất huyết thế nào, thưa bác sĩ?

- Việc điều trị bệnh sốt xuất huyết-D cho đến nay chỉ là giải quyết triệu chứng, chưa có thuốc đặc trị diệt virus cũng như thuốc ngăn chặn quá trình thoát mạch huyết tương [gây sốc sốt xuất huyết] hoặc quá trình xuất huyết.

Cụ thể, bệnh nhân sốt thì dùng thuốc hạ sốt và uống nhiều nước; khi bệnh trở nặng, vào sốc thì dùng dịch truyền tĩnh mạch để bồi hoàn thể tích dịch tuần hoàn; khi chảy máu nhiều thì truyền máu...

LÊ THANH HÀ

     Sốt là kết quả phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hay các chất độc xâm nhập từ bên ngoài trong cơ thể. Nhiệt độ cơ thể một người bình thường khoảng 37°C, trong một ngày, nhiệt độ dao động khoảng 0,5°C xung quanh nhiệt độ bình thường.      Sốt nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn giới hạn bình thường. Về mặt y tế, sốt cần được theo dõi khi trên 38°C. Nếu dưới 38°C, sốt không cần điều trị trừ phi có các triệu chứng đáng lo ngại khác. Hầu hết sốt là phản ứng có lợi giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Việc kiểm soát sốt nhằm mục đích làm giảm cảm giác khó chịu cơ thể. Trẻ em dưới 6 tuổi, nếu sốt trên 38°C cần đến viện để các bác sĩ thăm khám.

Sốt trên 40°C có thể rất nguy hiểm vì với nhiệt độ này các hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn nghiêm trọng, cần phải được xử trí hạ sốt kịp thời. Kiểm soát cơn sốt bằng chườm mát, thuốc hạ sốt paracetamol và bù nước điện giải.


Ảnh: Nguồn internet

       Cần đến viện ngay khi có các triệu chứng
  • Sốt bất kể nhiệt độ ở trẻ dưới 6 tuần tuổi.
  • Sốt trên 38°C ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Sốt trên 24 giờ ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Sốt trên 39,5°C ở người lớn.
  • Sốt trên 3 ngày không giảm.
  • Sốt kèm theo các biểu hiện khác như co giật, không tỉnh táo, đau đầu dữ dội, gáy cứng, nổi ban đỏ, chảy máu chân răng, nôn liên tục, tiểu buốt và bất kể triệu chứng nào khi chúng ta lo lắng.
       Những điều cần làm khi bị sốt     Uống nhiều nước: thân nhiệt tăng cao sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở kèm phản ứng thải nhiệt của cơ thể qua hiện tượng bốc hơi làm cơ thể dễ mất nước. Trẻ em và người già dễ mất nước. Đặc biệt là người già da nhăn nheo và trung tâm khát trên não bị lão hóa nên thường ít có cảm giác khát hơn, dấu hiệu mất nước ít nhận thấy hơn trẻ em. - Tránh đồ uống có gas, đồ uống có cafeine và đồ uống có cồn hoặc một số đồ uống gây buồn nôn, mệt mỏi hoặc nôn mửa. - Nước trà xanh cho người lớn có tác dụng giải nhiệt và hỗ trợ miễn dịch. - Nếu nôn nhiều hoặc tiêu chảy, hãy uống oresol để bù nước và điện giải. Pha đúng theo hướng dẫn.      Nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát. Cố gắng ăn uống, có thể thay đồ ăn cứng bằng cháo, súp.      Chườm ấm: làm ướt khăn bằng nước ấm [bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ phòng một chút] lau các vị trí giàu mạch máu như trán, hai bên nách, hai bên đùi và bụng.     Uống hạ sốt paracetamol: có hiệu quả giảm sốt hoặc khống chế cơn sốt sau khi sử dụng khoảng 2 giờ. Cần hỏi tư vấn bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi uống thuốc.     Nếu trẻ co giật: xử trí như trường hợp cơn co giật, sau đó đưa trẻ đến viện, đảm bảo thông thoáng đường thở và tránh sặc.

        Những việc không nên làm khi sốt

      Chườm mát hay chườm ấm hiệu quả kiểm soát nhiệt độ là như nhau. Một số trường hợp sốt, da người bệnh sẽ nhạy cảm khi dùng nước lạnh sẽ gây cảm giác khó chịu.        Việc kiêng tắm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên da gây bội nhiễm cho cơ thể.        Đừng dùng chất cồn hay rượu để lau người giảm sốt. phương pháp này làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống nhanh gây nguy hiểm. Chưa kể rượu sẽ ngấm qua da vào cơ thể hoặc làm bỏng da tại vị trí bôi. Các thảo dược hạ sốt như cỏ nhọ nồi có công dụng tốt. Tuy vậy bạn nên chú ý khi chúng mọc trên khu đông dân cư, có thể bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường. Nếu sử dụng, bạn phải biết rõ nguồn gốc, tốt nhất là loại trồng trong vườn nhà.

Trong trường hợp đang có cơn sốt không áp dụng xông hơi giải cảm, việc tiếp xúc với hơi nóng sẽ làm gia tăng nhiệt độ cơ thể gây nguy hiểm./.

Tổng hợp và Sưu tầm: Linh Trang

Hợp tác chuyên môn

Video liên quan

Chủ Đề