Sự khác nhau giữa nhân lực và nguồn nhân lực

Mọi tổ chức dù lớn hay nhỏ đều sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để có thể hoạt động kinh doanh. Vốn bao gồm tiền mặt, tài sản có giá hoặc hàng hóa để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng bất kể dù cho doanh nghiệp đó hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, họ cũng phải có người để làm cho nguồn vốn của họ hoạt động. Những người đó thuộc nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Vậy nguồn nhân lực là gì, và nó có vai trò gì đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về nguồn nhân lực 

Nhân lực là gì?

Về cơ bản, nhân lực được định nghĩa là nguồn lực xuất phát từ trong chính bản thân của từng cá nhân con người. Nhân lực bao gồm thể lực và trí lực. Nguồn lực này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể bên ngoài của con người. Cho đến một ngày, nguồn lực này đủ lớn, đáp ứng các điều kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất. Chính vì điều đó, nhân lực tạo ra sự khác biệt so với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp [nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, máy móc...]. 

Nguồn nhân lực là gì?

Nguồn nhân lực của một tổ chức/ doanh nghiệp là tập hợp tất cả các cá nhân tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp, tổ chức đó đặt ra. Bất kỳ doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng được hình thành dựa trên các thành viên [nguồn nhân lực].


Khái niệm: Nguồn nhân lực là gì?

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng. Trong bất kỳ tổ chức/ doanh nghiệp nào cũng đều do bộ phận nhân sự [HR] quản lý trực tiếp, bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, thăng chức, sa thải nhân viên và các nhà thầu độc lập. HR cũng là bộ phận luôn nắm được thông tin về các bộ luật lao động trong suốt quá trình làm việc của nhân viên.

Xem Thêm

Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh về nguồn nhân lực

Đặc điểm của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Cùng là nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp nhưng nguồn nhân lực lại có những đặc điểm khác biệt so với các nguồn lực khác. Đó là: 

Sức lao động nằm trong cơ thể của con người

Muốn cho nhân viên làm việc đạt năng suất tối đa nhất thì việc đầu tiên chính là phải đảm bảo tiền lương và môi trường làm việc cho họ.

  • Tiền lương: trả lương theo định kỳ để cho người lao động được thỏa mãn các nhu cầu của mình, các kỳ lương phải vừa đủ để họ có khả năng chi trả cho sinh hoạt, thường là theo tháng. Tiền lương là phạm trù xã hội và phải tăng theo thời gian để càng ngày càng đáp ứng nhu cầu con người.
  • Môi trường làm việc: phải năng động, sáng tạo mới có thể khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả nhất.

Trình độ của người lao động có thể thay đổi theo nhiều hướng khác nhau

  • Càng làm việc, trình độ lao động càng tăng lên.
  • Càng làm việc, trình độ lao động càng giảm xuống.
  • Càng làm việc, trình độ lao động hầu như không thay đổi.

Nhận thức của nhà quản trị về nguồn lực của con người ngày càng thay đổi

  • Với những nhà quản trị coi nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên vô giá, họ sẽ đối xử theo cách tôn trọng nhân viên, luôn nghĩ ra các biện pháp khích lệ nhân viên.
  • Với những nhà quản trị coi nguồn nhân lực không khác gì những nguồn lực khác, doanh nghiệp đó vẫn có thể tồn tại nhưng không đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
  • Ngoài ra còn có các nhà quản trị coi thường nguồn nhân lực, họ sẽ không đối xử theo nguyên tắc tôn trọng con người mà chỉ tính đến tiền lương.

Nguồn nhân lực tồn tại trong thị trường cạnh tranh 

Trong thị trường lao động, cạnh tranh là điều bắt buộc, cạnh tranh để sử dụng lao động và cạnh tranh để kiếm việc làm. Ngoài ra, ngày nay, nguồn nhân lực có tính toàn cầu. Người lao động có quyền dịch chuyển, đi đến nước này nước kia để tham gia lao động, và các nhà tuyển dụng cũng có quyền thuê lao động từ các nước khác.


Nguồn nhân lực có đặc điểm gì?

Bạn đang làm tiểu luận, luận văn về đề tài nguồn nhân lực? Bạn vẫn loay hoay lựa chọn đề tài phù hợp hay chưa biết tìm kiếm tài liệu tham khảo ở đâu? Hãy để DỊCH VỤ HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN của chúng tôi giúp bạn!

Nguồn nhân lực có vai trò gì đối với doanh nghiệp?

Nguồn nhân lực là nguồn lực chính tạo nên sự phát triển của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực được các nhà chiến lược kinh doanh xem là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp. Đơn giản là vì các nhân viên có thể nâng cao trình độ nghiệp vụ từ đó làm tăng quy mô cạnh tranh của doanh nghiệp theo thời gian, còn các nguồn lực khác không thể làm được như vậy.

Đem lại khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày nay, xã hội đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức thì các nguồn vốn, các yếu tố nguyên vật liệu và máy móc không còn quá quan trọng như xưa nữa. Và nguồn vốn trí tuệ, được xem là tài sản vô hình, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với tổ chức

Sự gắn kết của một khách hàng đối với một tổ chức còn phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng đó đối với nhân viên. Nên việc nhân viên được huấn luyện tốt sẽ khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Đây cũng là một đặc điểm chỉ có nguồn nhân lực mới thực hiện được.

Nguồn nhân lực là vô tận

Khác với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực là vô tận, nếu các nhà quản trị nhân sự biết khai thác nguồn lực này đúng mức sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Những vấn đề lo lắng máy móc, robot có thể thay thế con người hoàn toàn không đúng. Vì dù cho chúng có thông minh đến đâu thì cũng không thể thay thế hoàn toàn trí óc của con người được.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng?


Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người chính là cơ sở của nguồn nhân lực nhưng không phải lúc nào họ cũng góp công vào sự thành công mà muốn có kết quả cao, muốn phát triển nguồn nhân lực thì trước tiên, những người trong doanh nghiệp phải có phẩm chất, năng lực và đạo đức. Sau đây là một vài cách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp:

  • Chuyên môn hóa và phân công lao động: chuyên môn hóa cho phép người dùng tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể và chuyên môn hóa các kỹ năng. 
  • Giáo dục: đây là vấn đề then chốt quyết định chất lượng của nguồn nhân lực
  • Đào tạo nghề nghiệp.
  • Xây dựng môi trường sáng tạo: sẽ kích thích khả năng làm việc của nhân viên theo mức tối đa nhất.
  • Nâng cao cơ sở hạ tầng: một nền kinh tế có cơ sở hạ tầng tốt sẽ đem lại hiệu quả hơn so với nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém.
  • Năng lực cạnh tranh: một nền kinh tế bị nhà nước chi phối sẽ hạn chế sự sáng tạo của cá nhân và các doanh nhân. Một môi trường khuyến khích tự kinh doanh sẽ cho phép sử dụng nguồn nhân lực tiềm năng trong nền kinh tế.

Mong rằng bài viết “Nguồn nhân lực là gì? Đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực” sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và viết luận văn. Chúc bạn luôn học tập tốt.

Trong lĩnh vực nhân sự, chúng ta thường nghe nhắc đến hai thuật ngữ “quản trị nhân lực” và “quản trị nhân sự”. Ngay đến cả người trong ngành đôi khi cũng nhầm tưởng hai thuật ngữ này là một, nhưng thực tế, nội dung bao hàm không hoàn toàn đồng nhất. Sự khác nhau giữa quản trị nhân lực và quản trị nhân sự như thế nào, TalentBold sẽ gửi đến bạn đọc ngay sau đây.

I. Khái niệm tổng quát liên quan đến hai thuật ngữ

Trước đây không có sự phân định rạch ròi giữa quản trị nhân lực và quản trị nhân sự. Đa phần mọi người đều đánh đồng hai khái niệm và nhiệm vụ cho những nhân viên đảm nhận hai vị trí này. Tuy nhiên, thời gian gần đây,với sự phát triển của công nghệ trực tuyến trong lĩnh vực nhân sự, hai khái niệm này mới được chú trọng phân biệt.

1. Quản trị nhân sự là gì ?

Quản trị nhân sự xem con người là trung tâm của nhiệm vụ. Việc quản trị nhân sự phần lớn dựa trên cảm xúc, tình cảm, sự cảm thông và khuyến khích tự dung hòa lẫn nhau khi phát sinh mâu thuẫn, nhằm động viên, khích lệ tinh thần làm việc của người lao động nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định trong tổ chức.

Nhìn chung, quản trị nhân sự mang nét truyền thống, ít có sự đột phá trong quản trị, tập trung nhiều vào các nhiệm vụ có mật độ thực hiện thường xuyên như tuyển dụng, biên chế, luật lao động…

2. Quản trị nhân lực là gì?

Quản trị nhân lực [hay còn gọi là quản trị nguồn nhân lưc] xem con người là trung tâm của nhiệm vụ, bên cạnh đó, con người còn được đề cao là tài sản quý của tổ chức.

Quản trị nhân lực chú trọng tính minh bạch, kỷ luật trong quản lý người lao động. Thông qua đó, doanh nghiệp muốn người lao động ý thức trách nhiệm của mình đối với tổ chức. Bù lại, người lao động được đánh giá là nguồn lực của doanh nghiệp, được doanh nghiệp bảo vệ và đào tạo phát triển.

Quản trị nhân lực có nền tảng từ quản trị nhân sự, phạm vi nhiệm vụ rộng hơn. Vai trò của quản trị nhân lực mang tính chiến lược lâu dài, hướng đến sự phát triển và sự hài lòng của người lao động. Do vậy, quản trị nhân lực đòi hỏi những quyết sách nhân sự toàn diện, gắn liền chiến lược phát triển của tổ chức.

II. Sự khác nhau giữa quản trị nhân lực và quản trị nhân sự

Để thấy rõ sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này, TalentBold sẽ chia nội dung thành nhiều tiêu chí, thông qua những tiêu chí đó, đặc trưng của từng thuật ngữ sẽ được đề cập rõ ràng :

1. Vai trò của người lao động

  • Quản trị nhân sự xem người lao động là chi phí đầu vào.

  • Quản trị nhân lực xem người lao động là tài sản quý của tổ chức

Như vậy, người lao động trong quản trị nhân sự bị xem như một gánh nặng làm tăng chi phí đầu vào. Trong khi đó, với quản trị nhân lực, họ lại chính là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển.

2. Mục tiêu đào tạo phát triển người lao động

  • Quản trị nhân sự hướng đến việc giúp người lao động thích nghi công việc mà họ đang đảm nhận

  • Quản trị nhân lực chú trọng đầu tư, nâng cao nghiệp vụ cho người lao động, hướng họ thích nghi với công việc ở hiện tại và cả trong tương lai, phù hợp chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

3. Tầm nhìn quản trị

  • Quản trị nhân sự tập trung cho giai đoạn ngắn và trung hạn

  • Quản trị nhân lực chú trọng tính lâu dài nên tầm nhìn luôn hướng đến dài hạn

Mọi chiến lược quản trị dù là ngắn, trung hay dài hạn đều có giá trị quan trọng đối với tổ chức. Vì vậy, xét về tầm nhìn quản trị, cả hai đang bổ sung cho nhau.

>>> Phòng tuyển dụng thuê ngoài là gì? Ưu và nhược điểm

Video liên quan

Chủ Đề