Sự khác nhau giữa sống để làm việc và làm việc để sống

Con người làm việc để sống chứ không phải sống để làm việc

Bởi
Soya
-
8 May, 2019
2685
0
Share
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
Loading...

Đã bao giờ bạn thấy rằng cuộc sống của mình thật nhàm chán khi suốt ngày chỉ làm việc, làm việc và làm việc chưa?

“Con người làm việc là để sống chứ không phải sống để làm việc”, đây là câu nói đang được nhiều người quan tâm nhất. Có một số người làm việc chiếm đến 85% cuộc sống, cả đời chỉ làm việc và làm việc, ngày nghỉ cũng chỉ ngủ bù những ngày mất ngủ.

Còn nhớ có người từng nói, những người không biết đến hưởng thụ sẽ không hiểu thế nào là làm việc, bởi làm mà không có hưởng thụ thì cuộc sống quả vô nghĩa, chỉ có người hiểu được thế nào là hưởng thụ mới có thể làm tốt được mọi việc.

Khánh vừa đi làm, một tháng kiếm được hơn chục triệu, khi đó cậu chỉ chăm chăm ý nghĩ làm thế nào để kiếm được thật nhiều tiền, ban ngày đi làm giờ hành chính, tối đến lại làm thêm, ngày nghỉ chỉ nghỉ được một hai ngày rồi lại tiếp tục làm việc, làm việc liên tục, bởi vậy thu nhập của cậu khá cao nhưng lại không có thời gian để tiêu. Như vậy, cuộc sống của cậu ta chỉ có một việc duy nhất đó là kiếm tiền.

Sau đó, tiền lương tăng lên đến hơn 20 chục triệu nhưng cậu vẫn không thấy đủ, cậu lại tiếp tục làm kiếm tiền cho đến khi gặp được một người bạn, cậu bắt đầu thấy mình nên hưởng thụ cuộc sống, mỗi tháng đi ra ngoài dạo chơi, mua sắm, dần dần cậu mới thấy rằng đó chính động lực để cậu kiếm tiền và cảm thấy cuộc sống của mình càng thêm ý nghĩa.

Đọc thêm : Sự khác biệt trong cách dạy con của Hoàng gia Nhật và nhà giàu Trung Quốc

Sự khác nhau giữa sống để làm việc và làm việc để sống

Tôi lại có một câu chuyện như này:

Ngỡ ngàng,ngỡ ngàng đến bàng hoàng, choáng váng khi nó nhìn lại những ngày tháng sống của mình:sáng mở mắt đã lo chuẩn bị đi làm; tối về đến nhà lo thu dọn, ăn uống, ngủ nghỉ để … mai lại đi làm! Ngày qua ngày, tháng tiếp tháng, năm này qua năm khác.Đời nó là thế thôi sao? Nó làm việc để sống hay sống để làm việc?

Nó biết công việc là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Con người ta không làm điều này cũng sẽ làm điều khác, không làm việc ở ngoài thì làm việc nhà, không làm việc tay chân thì làm việc đầu óc. Có lẽ vì con người được sinh ra khác con vật, khác gỗ đá. Con người có khả năng lao động sáng tạo để nuôi bản thân, chăm lo cho gia đình người thân và góp phần xây dựng xã hội nên ấm no hơn, tốt đẹp hơn.

Nó cũng biết đời nó không thể thiếu công việc nhưng công việc không phải là tất cả đời nó. Bởi nó còn phải ăn để sống, phải nghỉ ngơi để khỏe mạnh, vui chơi giải trí để tinh thần lành mạnh minh mẫn, có bạn bè để thăm hỏi sẻ chia và được hỏi thăm chia sẻ, có gia đình người thân để trao yêu thương chăm sóc và nhận chăm sóc yêu thương.

Đọc thêm : 4 điều cho thấy một người có văn hoá cao không phải là bằng cấp

Thế nhưng, tại sao có lúc nó lại thấy đời tẻ nhạt, buồn chán, quanh đi quẩn lại chỉ là công việc? Công việc chiếm hết thời gian, sức khỏe, tâm trí nó. Công việc đè nặng trên đôi vai, chất chồng trên cuộc sống.

“Tôi tìm gì nơi công việc?” đôi lúc nó tự hỏi. Tìm tiền bạc, danh vọng, địa vị chăng? Tìm thỏa mãn khát khao đam mê? Tìm vui tươi, triển nở và hạnh phúc?

Nếu nó làm việc chỉ vì công việc, có lạ chi khi đời nó chỉ là một điệp khúc buồn tẻ của công việc:sáng mở mắt đã lo chuẩn bị đi làm; tối về đến nhà lo thu dọn, ăn uống, ngủ nghỉ để … mai lại đi làm! Ngày qua ngày, tháng tiếp tháng, năm này qua năm khác.

Nếu nó làm việc chỉ để tìm tiền bạc danh vọng địa vị, nó phải chấp nhận đánh đổi sức khỏe thời gian tâm trí để có được những điều ấy. Có người nhận thấy một điều khá vui nhưng rất thật:Có những người lúc trẻ cố gắng dùng sức khỏe và thời gian để kiếm thật nhiều tiền. Đến khi về già lại bỏ tiền để tìm sức khỏe!Liệu lúc đó tiền có mua lại được những gì đã mất chăng? Có những thứ có thể dùng tiền để mua lại, nhưng có những thứ dù tiền biển bạc núi cũng không mua lại được, như thời gian, hạnh phúc gia đình, thậm chí ngay cả sức khỏe.

Đọc thêm : Nói với con trai của bạn: Muốn tiêu tiền, hãy tự mình đi kiếm

Để tìm vui tươi, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình người thân và cho xã hội, nó hăng say dấn thân vào công việc. Nếu công việc không là mục đích nó muốn mà chỉ là phương tiện, có ích gì khi vì công việc mà nó đâm ra buồn tẻ bất an, gia đình lạnh lẽo bất hạnh, xã hội chia rẽ bất ổn? Bám lấy công việc ấy, nó được gì?

Sau những suy xét ấy, đời nó vẫn gắn với công việc. Nhưng nó thấy hạnh phúc khi còn có thể làm việc và được làm việc, bởi nó biết nó làm việc vì điều gì. Nó thấy đời vẫn ý nghĩa và hạnh phúc dù gian lao. Sâu thẳm trong cõi lòng, nó nhận ra chính Tình Yêu Sẻ Chia là chìa khóa mở lối thoát cho cuộc đời gian lao ấy.

Theo Một Thế Giới

  • TAGS
  • bài học
  • nghị lực cuộc sống
Share
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
Bài trướcNơi độc nhất ở Sài Gòn người 20 năm ‘độ’ bồn cầu cũ bán cho người nghèo
Bài tiếp theoVẻ đẹp “chết người” của chân dài đã tiêu diệt 100 tay súng IS

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

Sự khác nhau giữa sống để làm việc và làm việc để sống
Sự khác nhau giữa sống để làm việc và làm việc để sống

Sống để làm việc hay làm việc để sống?



- Bạn luôn sống chết với công việc. Bạn luôn làm việc với 110% sức lực. Vậy bạn còn sức đâu lo cho bản thân và gia đình? Bạn kiếm tiền để hưởng thụ hay bạn đang là nô lệ của công việc?


Điều chỉnh lại quan điểm

Nếu bạn đang làm việc cho đến chết thì nên nhớ rằng, công việc chỉ là một phần của đời bạn. Bạn có thể có rất nhiều tiền, gặt hái được nhiều thành công nhưng chắc chắn bạn không có hạnh phúc, hoặc chí ít là gia đình bản cảm thấy như vậy.

Bạn có tiền nhưng không có đủ thời gian để tiêu tiền. Bạn không nhớ nổi đã bao lâu rồi mình chưa được ăn một bữa cơm cho ra hồn. Bạn đang là nô lệ của đồng tiền đấy.

Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên

Hãy trả lời các câu hỏi

- Điều gì là quan trọng nhất với tôi: gia đình, bạn bè, công việc, hay bản thân?

- Tôi đã làm tốt những vấn đề gì?

- Liệu tôi có đi đúng hướng không?

- Công việc có giúp tôi đạt được mục đích sống?

Nếu bạn thấy có sự mất cân đối, hãy bắt tay ngay vào việc sắp xếp lại chúng, dành thời gian đầu tư cho cuộc sống của bạn.


Làm bài “test” về bản thân

Thử đặt ngược lại vấn đề, nếu bạn chia một nửa thời gian cho gia đình, bạn sẽ mất đi bao nhiêu tiền, bao nhiêu hợp đồng, bao nhiêu khách hàng? Bạn sẽ được cái gì? So sánh giữa được và mất, xem bạn thấy cái nào hơn, bạn sẽ chọn phương án nào?

Thấy bạn nói vậy , tôi xin góp ý với bạn 1 vài điều thế này . Đây cũng là vấn đề tôi đã từng gặp phải . Đúng là giữa công việc và gia đình cả 2 thứ đều quan trọng . Đôi khi vì gia đình ta ko làm được những công việc ta phải làm , và ngược lại vì công việc ta đã quên mất những việc phải làm cho gia đình . Tôi có 2 câu nói này em hãy thử suy nghĩ nhé .

1 , " Đời con người chỉ có 2 việc duy nhất để làm , đó là ( Làm Người và Làm Việc ) "
2 , " Trên đời này ko có gì giá trị hơn gia đình "

Cả 2 câu nói này đều đúng , theo bạn câu nói nào là câu nói đúng với trường hợp của bạn . Theo tôi thì câu nói đầu tiên là câu nói rất cô đọng .

Tôi xin phân tích cả 2 câu nói vừa rồi .
Câu 1 :
Muốn làm người thì việc đầu tiên ta phải biết quan tâm tới những người xung quanh . Đặc biệt là những người thân trong gia đình , vì họ chính là những người sẽ ở bên cạnh ta bất cứ lúc nào . Sẵn sàng chia sẻ thông cảm , và giúp đỡ ta . Tất nhiên là ko chỉ trong giới hạn gia đình . Vế còn lại của câu nói đó là làm việc . Đúng là con người sẽ trở lên vô dụng khi ko làm việc , sẽ ko có thành quả , sẽ ko thể giúp đỡ được mọi người khi ta ko làm việc . Nhưng chúng ta ko nên quá tập trung vào công việc , vì gia đình là thứ quý giá nhất trong cuộc đời của mỗi người . Hãy nên quan tâm đến gia đình của bạn , đừng để đến lúc bạn phải ân hận vì đã ko quan tâm đến gia đình của mình . Bạn nên biết lúc nào là dành cho công việc , và lúc nào là dành cho gia đình . Bạn phải biết cân nhắc việc nào là quan trọng hơn . Còn theo tôi , công việc và gia đình . Thì gia đình với tôi là tất cả , tiền chỉ là phương tiện để chúng ta có cuộc sống đầy đủ về vật chất . Nhưng tình cảm gia đình mới là thứ quan trọng hơn cả . Tôi luôn làm việc , nhưng khi mọi người trong gia đình cần tôi . Tôi sẵn sàng bỏ tất cả công việc để dành thời gian cho gia đình .

Đó là quan điểm của tôi , còn bạn thì sao .

Bạn nghĩ vậy , mình thấy có phần hơi tiêu cực . Đừng nhìn nhận sự việc như vậy . Mình ko nói gia đình mình làm mình vừa lòng hay cảm thấy vui . Nhưng dù sao đi nữa , mình lớn được như bây giờ . Có thể ngồi đây gõ phím để post trả lời bạn là nhờ ai . Bạn hãy luôn nhớ rằng , dù có thế nào đi nữa , thì gia đình đã sinh ra bạn , nuôi lớn bạn và bảo vệ bạn . Bạn thử đi ra ngoài đường , bạn đang mệt mỏi vì đói , liệu có 1 ai đó quan tâm đến bạn ko .

Đồng tiền có thể làm cho gia đình hạnh phúc , và cũng ko hạnh phúc . Nhưng ko có tiền thì gia đình vẫn hạnh phúc nếu như bạn là thành người . Tiền có nhiều để làm gì , tiền chỉ là giấy . Thôi mỗi người 1 cách nghĩ , bạn đừng nên ví bản thân với những cuộc đời khác mà bạn nhìn thấy . Hãy nhìn vào cuộc sống bạn đang sống . Bạn đã làm gì và chưa làm những gì , nếu đã làm những điều gì thì bạn hãy xem lại những việc bạn làm đã đúng chưa . Nếu chưa làm gì thì hãy làm ngay đi , ko sẽ có lúc bạn sẽ thực sự cảm thấy ân hận đó .

Làm Việc Để Sống, Đừng Sống Để Làm Việc

by · Published 13/08/2021 · Updated 13/08/2021

Sự khác nhau giữa sống để làm việc và làm việc để sống
Sự khác nhau giữa sống để làm việc và làm việc để sống

Một người bạn hẹn tôi ra phê tâm sự. Người bạn này chính xác là sư đệ của tôi khi chúng tôi còn tập Karate với nhau. Thằng bé này nhỏ hơn tôi 3 tuổi, nó không học đại học mà chỉ học nghề rồi vào làm trong một trạm bảo hành ô tô. Tính tình nó rất ngang bướng và ít khi chia sẻ tâm tư của mình. Riêng với tôi, có gì là nó nói hết. Vì thế nó rất thích đi cà phê với tôi và tôi cũng vậy.

Hôm nay nhìn qua là biết nó có nhiều tâm sự. Nó bảo là nó vừa ngộ ra một điều quan trọng lắm. Tôi thấy thật hồi hộp. Nó nói là giờ nó đã biết bí quyết để làm việc thoải mái hơn rất nhiều chứ không áp lực và ức chế như trước. Tôi lại càng tò mò. Rồi ảnh trầm ngâm như ông già 70 tuổi. Em thấy công việc giống như một trò chơi. Chơi thua thì chơi lại, quan trọng gì thắng thua. Quan trọng là khi chơi thì phải vui. Phải vui thì mới chơi hết mình được. Giờ em luôn nghĩ công việc là như vậy, không còn ganh đua thiệt hơn với mấy đứa khác làm gì. Em cũng không quan trọng hóa những thứ rắc rối trong công việc nữa. Cái nghề của em cần sự tỉ mỉ và tập trung, nên em sẽ không để tâm đến những thứ phức tạp xung quanh làm chi nữa, mấy cái đó chỉ làm em mất tập trung vào công việc mà thôi.

Tôi bất ngờ khi thấy nó nói vậy. Trước đây, mỗi khi đi cà phê là nó lại than trời than đất về đủ thứ chuyện trong xưởng, chủ yếu là những chuyện liên quan tới đồng nghiệp và sếp. Những lần như vậy tôi đều khuyên nó chỉ nên tập trung vào công việc và phát triển tay nghề thôi, chỉ nên tập trung vào chiếc ô-tô cần sửa chữa chứ không phải những người xung quanh đó. Nó ậm ừ rồi lần sau cà phê nó lại tiếp tục than vãn. Nhưng lần này, nó không những đã ngộ ra điều tôi khuyên mà còn “đắc đạo” được một điều còn quan trọng hơn rất nhiều.

Nó đã nhận ra làm việc là để sống chứ không phải sống để làm việc. Công việc chiếm 2/3 thời gian hoạt động hàng ngày của chúng ta. Nếu ta làm một công việc mà chỉ thấy mệt mỏi với ức chế thì chẳng phải ta đang lãng phí 2/3 cuộc đời hay sao. Không những lãng phí thời gian, ta còn đang lãng phí sứ khỏe, tâm trí và cả tiềm năng của bản thân mình. Ta chỉ sống 1 lần, tại sao lại chọn công việc khổ sở như vậy. Nếu không thể tìm thấy niềm vui trong công việc hiện tại, thì tốt nhất là ta nên đổi qua công việc khác hoặc môi trường khác.

Tôi thấy rằng sự ức chế trong công việc thường đến từ 2 nguyên nhân.Thứ nhất là bản chất công việc không phù hợp với tính cách của bản thân. Một người bạn của tôi có tính cách rất trầm và ít nói. Nhưng bạn ấy phải vào công ty của gia đình để quản lý mảng bán hàng – một công việc yêu cầu sự năng động và hoạt bát. Sau một năm vật lộn với công việc, bạn đã quyết tâm nghỉ việc và đi dạy Anh Văn cho người đang đi làm. Bạn như hoàn toàn “lột xác”, trở nên vui tươi và tràn trề sức sống hơn hẳn với công việc giảng dạy này.

Nếu bạn đang vướng phải nguyên nhân thứ nhất, tôi chân thành khuyên bạn nên xác định lại công việc nào là phù hợp với mình, rồi ra sức tìm cơ hội để được làm công việc ấy. Nếu bạn tiếp tục duy trì công việc cũ, một ngày nào đó bạn cũng sẽ rời bỏ nó thôi, không sớm thì muộn. Quan trọng hơn là nếu bạn tiếp tục làm công việc mình chán ngán thì bạn đang lãng phí thời gian, sức khỏe và tiềm năng của bản thân mình.

Còn nguyên nhân thứ hai gây ức trong công việc là môi trường làm việc. Môi trường ở đây có thể là nơi làm việc (xa hay gần), điều kiện làm việc (có những văn phòng lạnh cóng như băng đăng, có những nơi khác ồn ào như họp chợ), bao gồm cả đồng nghiệp, sếp và lương bổng. Nếu bạn đang được làm một công việc phù hợp nhưng môi trường làm việc tệ hại quá và bạn không thể kiếm được cách nào để khắc phục, thì giải pháp tốt nhất là bạn nên tìm một công ty khác có môi trường làm việc tốt hơn để tiếp tục làm công việc yêu thích của mình.

Sự khác nhau giữa sống để làm việc và làm việc để sống
Sự khác nhau giữa sống để làm việc và làm việc để sống

Kiến Trúc Hưng GiaTre Làng Kiến Việt (Mạng xã hội cho Kiến trúc sư) là nơi cho tôi thỏa sức tung hoành, sử dụng các kiến thức về Online Marketing vào thực tế.

Tôi cũng đã từng chật vật tìm kiếm niềm vui trong công việc. Khi mới còn học đại học, tôi thực tập tại một ngân hàng quốc tế, nơi có môi trường làm việc tuyệt vời với những anh chị đồng nghiệp dễ thương và một người sếp siêu giỏi. Thế nhưng sau 8 tháng, tôi không thấy có xíu hứng thú nào với công việc trong ngân hàng cả nên tôi quyết định nghỉ việc mà không ứng tuyển lên nhân viên chính thức. Sau khi ra trường, tôi vào làm trong bộ phận đào tạo của một tập đoàn chuyên xây dựng những công trình siêu cao tầng. Tôi thực sự yêu thích công việc này nhưng môi trường ở đây không phù hợp. Có lẽ do tôi đã mong chờ môi trường ở đây cũng tuyệt vời như ở ngân hàng mà tôi làm việc lúc trước. Rồi trải qua một vài công việc nữa trong gần 2 năm, tôi mới nhận ra được đam mê về Online Marketing của mình và tìm được nơi cho tôi phát triển đam mê ấy, đó chính là tại Kiến Trúc Hưng GiaTre Làng Kiến Việt.

Quá trình để tôi tìm kiếm được công việc mình yêu thích và môi trường làm việc phù hợp không phải là ngắn. Quan trọng là tôi luôn tìm kiếm. Và cuối cùng tôi đã kiếm được. Nhưng đây chưa chắc đã là bến cuối của tôi, tôi còn mấy chục năm nữa để làm việc và cống hiến. Vì vậy tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm, chỉ có điều khác biệt là bây giờ tôi vừa chuyên tâm làm việc và phát triển nghề nghiệp, vừa tìm kiếm cơ hội mới với sự thoải mái và hạnh phúc mỗi ngày.

bình luận