Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

1. Điều khác biệt về văn hóa 1 – Văn hóa trên bàn ăn

Người nước ngoài không có thói quen mời mọi người ăn cơm như ở Việt Nam. Trong văn hóa Việt, “mời ăn cơm” thể hiện sự kính trọng, lễ phép của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi. Tuy nhiên người phương Tây chỉ mời người khác khi họ đã tự chuẩn bị mọi thứ và muốn người kia thưởng thức. Ví dụ như mời uống cafe, mời tham dự hòa nhạc, mời dự tiệc, mời xem phim… nên họ sẽ thấy khá lạ lẫm với văn hóa “mời cơm” của Việt Nam.

Sự khác biệt thứ 2 là cách ăn của người Việt và người phương Tây. Người Việt khi ăn khá tự nhiên, có thể cười nói trong suốt bữa ăn, khi nhai không cần khép miệng và vẫn có thể tạo ra tiếng. Thế nhưng, việc đó được cho là ‘’rude’’ (thô lỗ) trong văn hóa phương Tây. Người phương Tây thường khép miệng khi nhai, không tạo ra tiếng ồn và trật tự khi ăn uống. Họ có thể trao đổi vài câu chuyện nhưng không cười đùa ầm ĩ và tuyệt đối không vừa ăn vừa nói.

So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Văn Hóa Người Mỹ Và Người Việt Nam

Ngày đăng: 18/09/2021 | Lượt xem: 3915 |

Mỗi quốc gia sẽ có một nền văn hóa khác nhau, và sự khác biệt này ảnh hưởng đến tính cách cũng như hành động của họ trong đời sống hằng ngày. Có thể thấy hiện nay người Việt Nam sinh sống tại Mỹ rất nhiều, nhưng họ vẫn luôn giữ được những đặc điểm vốn có của văn hóa người Việt Nam. Vậy lối sống, ngôn ngữ, cách ăn uống, cách chào hỏi,… của người Việt Nam và người Mỹ khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau về văn hoá giữa Việt nam và phương Tây

1. Cách trình bày ý kiến cá nhân

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước


Người Phương Tâyquan trọng sự thẳng thắn.
Người Việt Namđề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

2. Cách đặt vấn đề và giải quyết sự việc

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước


Người Phương Tâyluôn đi thẳng vào vấn đề.
Người Phương Đôngthường vòng vo, né tránh.

Người phương Tâythường coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với những vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất.

Người Phương Đôngthì quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng đôi khi vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.

3. Phong cách, lối sống

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước


Người phương Tâyđề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… vì vậy phong cách sống của họ thiên về lối sống tự lập, cá nhân.

Người Việt Namtrân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa. Người Việt mình luôn sống có cộng đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau vì thế phong cách sống của người Việt tình cảm hơn rất nhiều so với ở phương Tây.

4. Mối quan hệ và kết nối trong xã hội

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây thì rất là rõ ràng chứ không phức tạp và mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

5. Đánh giá bản thân
Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Người phương Tâyrất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân.
Ở phương Đôngthì cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi của người Việt Nam hay người phương Đông nói chung.

Cách nói chuyện:
Phương Tây:Người Mỹ khi nói chuyện thì thường không ngại ca ngợi bản thân và thường nâng mình lên và điều đó thể hiện sự tự tin của họ.
Việt Nam:khi nói chuyện thường khiêm tốn, hạ mình xuống một chút để thể hiện sự khiêm nhường.
Người Việt thường chú trọng sự nhường nhịn, kính trên nhường dưới. Trong khi người Mỹ thì chú trọng sự cạnh tranh. Vì vậy, trong một tập thể, người Việt thường hay bị người Mỹ lấn át.
Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở nên máy móc. Cứ đúng luật là được, còn có tình nghĩa hay không thì không quan trọng. Người Việt thì thường chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung hơn là luật, để sao cho hợp tình hợp lý.
Người Mỹ thích đặt câu hỏi, vì họ quan niệm rằng trong cuộc đối thoại nếu như người đối diện không đặt ra những câu hỏi thì có nghĩa là họ không quan tâm đến vấn đề mà người kia đề cập hay không quan tâm đến họ. Còn người Việt thì lại rất ngại hỏi

6. Sếp

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Phương Tây:sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên và bao người khác, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp thì cao hơn một chút.

Phương Đông:sếp được coi là “người khổng lồ”.

7. Hẹn giờ.

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước
Phương Tây: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc hẹn ở phương Tây. Tính chính xác và đúng giờ đối với người phương Tây là cực kỳ quan trọng. Người ta không cần thiết phải đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng họ sẽ không đến muộn, vì họ quan niệm đó là hành động bất lịch sự.

Việt Nam:Chúng ta có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và đôi khi điều đó không trở thành vấn đề lớn. Vì thế mà ở Việt Nam mới có danh từ “giờ cao su”.

Ví dụ ở Mỹ khi bạn mua vé xem phim, vé kịch hoặc các hoạt động giải trí có giờ giấc quy định cụ thể như các tour tham quan … bạn phải đến sớm 5 phút hoặc đến đúng giờ. Nếu bạn đến trễ thì sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Và đặc biệt, nhân viên gác cửa hoặc nhân viên phục vụ có quyền từ chối phục vụ hoặc không cho bạn vào.

8. Văn hoá xếp hàng.

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Phương Tây: Chờ tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan hành chính, các văn phòng của trường đại học, kể cả ra chợ trời... chỗ nào họ cũng xếp hàng, xếp hàng dài trên đường phố, xếp hàng khi lấy thức ăn ... Chỉ hai người cũng xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy.

Phương Đông:Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó vẫn chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta thấy là ở nhiều nơi mọi người vẫn thường xếp hàng ngang, rất ồn ào, và còn xô đẩy và chen lấn nữa.

Văn hóa xếp hàng ở Mỹ thể hiện rõ nhất trong mùa bán hàng đại hạ giá. Để mua được món hàng ưng ý với giá “trong mơ”, mọi người phải thức dậy từ 5 giờ sáng, xếp hàng rồng rắn lên mây trước cửa các shop, siêu thị chờ đến giờ mở cửa để mua được món hàng “độc” mà mình yêu thích, như trường hợp các bạn trẻ xếp hàng mua máy điện tử PlayStation 3, điện thoại I-Phone, Ipad …

9. Cách thể hiện cảm xúc bản thân
Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước


Người phương Tây: vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng.
Người phương Đông:thường che giấu cảm xúc thật của mình, có thể “trong héo ngoài tươi”.


10. Quan hệ nơi công cộng

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước


Tiệc tùng:
Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người Việt mình thì thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, và đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Vì thế mà ở Việt Nam tiệc nào càng ồn có nghĩa là tiệc đó tổ chức thành công.

11. Trẻ em trong gia đình

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước


Phương Tây:Trẻ em không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như trẻ em ở Việt Nam. Trẻ em phương Tây có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong gia đình, có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Trẻ em ở phương Tây thường được dạy cách tự lập từ khi còn rất nhỏ, được khuyến khích đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Khi trẻ em tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết trách nhiệm. Ở Mỹ thì trẻ em đến 16 tuổi là gia đình cho ra ở riêng, cho một số tiền nhất định, rồi muốn làm gì thì làm, muốn sống sao thì sống, phải tự bươn trải chứ không được dựa dẫm vào gia đình.

Việt Nam:Trẻ em được bao bọc và che chở bởi rất nhiều người thân trong gia đình, được chiều chuộng và yêu thương hết mực. Ở Việt Nam, trẻ em thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.

12. Cuộc sống của người già

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Phương Tây:Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các cụ già dắt thú cưng đi dạo.
Việt Nam:Ông bà thì thường sống quây quần bên con cháu, rất tình cảm. Ở Việt Nam thì bạn sẽ thường bắt gặp hình ảnh những cụ già dắt cháu đi chơi.

Vì thế mà ở phương Tây không có chuyện cúng giỗ ông bà, cha mẹ. Vì họ quan niệm là người đã mất thì dù có làm gì đi chăng nữa cũng không còn ý nghĩa gì cả.
Người Việt thường có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên thường cúng giỗ ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, và cũng là để anh chị em trong họ hàng có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã qua. Đối với người Việt Nam, gia đình mà thiếu thốn, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày 30 Tết không nhang khói rước ông bà về là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn hóa truyền thống rất đáng trân trọng của Việt Nam.

13. Ngày nghỉ cuối tuần

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành.
Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
16. Phương tiện di chuyển

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước


Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất vì nó vừa giúp rèn luyện sức khỏe và vừa có thể bảo vệ môi trường, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện)

17. Thói quen tắm

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Người phương Tâythích tắm sáng rồi mới đi làm để bắt đầu 1 ngày mới với tinh thần sảng khoái.

Người phương Đôngthì thích tắm tối trước khi đi ngủ để gột rửa những vết bẩn và những muộn phiền trong ngày sau khi đi làm về.

18. Vẻ đẹp ( màu da )

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước


Người phương Tâythích da nâu.

Người Việt Namthích da trắng. Vì thế mà ở Việt Nam vào mùa hè, phụ nữ khi ra đường thường trang bị cho mình áo chống nắng, kem chống năng, kính râm, khẩu trang...


19. Đông tây trong mắt nhau

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước


Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Trong khi đó người phương Đông ấn tượng với người phương Tây bởi mũ nồi cao, xúc xích và bia.

Sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây và những suy nghĩ đối với việc phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

05/03/2014
Share
Facebook
Email
Print
Viber
Pinterest
Linkedin

TCCSĐT – Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây tự nó đã có sự khác biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu văn hóa Đông – Tây tạo nên những cơ hội để mỗi quốc gia phát huy và tiếp thu những khía cạnh tích cực của mỗi nền văn hóa, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của đất nước, dân tộc mình.

Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa văn hóa phương Đông và phương Tây
Một là,sự khác biệt trong việc nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh. Đối với người phương Tây, ngay từ thời cổ đại, cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh đã thể hiện khá rõ lập trường triết học của họ dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau: có thế giới quan duy vật, có thế giới quan duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực, có thế giới quan bi quan, tiêu cực…

Trong sự phát triển của các nước phương Tây từ xưa đến nay, những người có thế giới quan duy vật, lạc quan tích cực (dù dưới các hình thức thô sơ, máy móc hay biện chứng…) thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, ủng hộ hoặc đồng hành với sự phát triển của khoa học. Trái lại, những người có thế giới quan duy tâm, bi quan tiêu cực (dù dưới các hình thức chủ quan, khách quan hay tôn giáo) thường đại diện cho xu hướng tư duy phản tiến bộ, không tin hoặc cản trở sự phát triển của khoa học. Trong thói quen xem xét của người phương Tây, thế giới chỉ có thể là đen hoặc trắng chứ không chấp nhận một thế giới đen – trắng lẫn lộn. Điều đó lý giải tại sao người phương Tây lại coi trọng lối tư duy “duy lý” chứ không phải “duy tình”.

Trái lại, đối với người phương Đông, do điều kiện sinh tồn có sự khác biệt so với các nước phương Tây (tính khép kín trong sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, mô hình kinh tế – xã hội chủ yếu mang đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến…), nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh thường phức tạp hơn. Trong nhận thức của người phương Đông, thế giới xung quanh không phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một chỉnh thể có tính thống nhất giữa trời, đất và con người. Chính vì thế, trong triết học phương Đông một số lý thuyết triết học, như lý thuyết về “tam tài” (Trời – Đất – Người), lý thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” (Trời với Người là một) luôn được các nhà triết học qua các thời đại ở các nước phương Đông đề cao. Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên thói quen đề cao văn hóa cộng đồng. Việc coi nhẹ văn hóa cá nhân của người phương Đông cũng là một sự khác biệt căn bản giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây.

Trong quá trình hình thành nên thế giới quan của mình, người phương Đông ít chịu ảnh hưởng bởi các khuynh hướng triết học cụ thể. Sự cạnh tranh của các học thuyết triết học ở các nước phương Đông không gay gắt như ở các nước phương Tây. Đồng thời, cũng do nền tảng phát triển của tri thức khoa học, đặc biệt là các tri thức về khoa học tự nhiên qua các thời đại còn hạn chế, nên trong thế giới quan của người phương Đông, các yếu tố duy tâm, duy vật, biện chứng và siêu hình thường đan xen lẫn lộn. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phương pháp luận trong văn hóa ứng xử của người phương Đông, trong đó, những khía cạnh tích cực là tính linh hoạt, mềm dẻo,…; còn những khía cạnh tiêu cực là: tính hữu khuynh, tính dễ thỏa hiệp trong việc thừa nhận chân lý…

Hai là,sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Có lẽ đây là một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất khi so sánh sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tư duy của nhân loại, người ta thấy có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau, trong phương thức tư duy giữa phương Đông và phương Tây. Đối với người phương Đông, do đặc điểm về điều kiện địa lý, phương thức sản xuất và lịch sử phát triển xã hội nên họ thường chú trọng và đề cao phương thức tư duy trực giác (duy cảm). Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy trực giác (triết học) là “cách thức tư duy chú trọng đến sự cảm nhận hay thể nghiệm”(1). (1). Về mặt đời thường, phương thức tư duy trực giác thể hiện thành thói quen tư duy khi đứng trước đối tượng nhận thức thường chỉ chú trọng tới yếu tố trực quan cảm tính, bề ngoài, mà ít đi sâu nghiên cứu các chi tiết bên trong. Về phương diện văn hóa, do chịu ảnh hưởng bởi phương thức tư duy trực giác nên trong cách suy nghĩ và ứng xử của người phương Đông trong cuộc sống thường ngày thường mang tính trực quan, cảm tính, đề cao nhận thức kinh nghiệm (chủ yếu là kinh nghiệm đời thường của cư dân nông nghiêp), coi nhẹ vai trò của tri thức lý luận, tri thức khoa học. Đặc biệt trong cách ứng xử, người phương Đông thường theo lối “duy tình”. Lối tư duy này cũng có những điểm tích cực, như đề cao tính cố kết cộng đồng; tính dễ thân thiện; coi trọng các quan hệ thân tộc. Nhưng lối tư duy này tự nó cũng bộc lộ những hạn chế, như sự cả tin (dễ tin do vẻ bề ngoài); sự nể nang (do tình thân, do quan hệ) mà làm mất đi lý trí, sự sáng suốt trong đánh giá, nhận định; dễ tạo ra sự ồn ào, chạy theo vẻ bề ngoài; coi trọng đạo đức hơn tài năng con người, coi trọng tình cảm hơn lý trí (một trăm cái lý không bằng một tí cái tình).

Ngược lại với thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy trực giác của phương Đông, người phương Tây có thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy duy giác. Tư duy duy giác (hay tư duy duy lý) là phương thức tư duy chỉ chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính, là “lối tư duy độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí”.

Về mặt văn hóa, lối tư duy duy lý của người phương Tây cũng có những điểm tích cực trong nhận thức cũng như hành vi ứng xử, thường phân minh rõ ràng, trắng ra trắng, đen ra đen và không chấp nhận sự lẫn lộn giữa đen và trắng, tính thực tế trong nhận thức và hành động. Tuy nhiên, bản thân phương thức tư duy đó cũng bộc lộ yếu tố hạn chế, như tính máy móc, khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh bị hạn chế. Đặc biệt, người có tư duy duy lý nếu chịu ảnh hưởng bởi mặt trái của chủ nghĩa thực dụng có thể tạo ra thói quen ứng xử thực dụng một cách ích kỷ.

Ba là,sự khác biệt về chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa ở đây được hiểu là văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể. Do chịu ảnh hưởng bởi thói quen kinh nghiệm về lao động sản xuất của cộng đồng cư dân nông nghiệp nên văn hóa ứng xử của người phương Đông thường coi trọng tính tập thể. Một số lý thuyết triết học phương Đông cũng góp phần tạo cơ sở cho văn hóa ứng xử theo lối tập thể của người phương Đông, như thuyết “Trung dung” của Nho giáo hay thuyết “Đại thừa” trong kinh Phật. Đặc điểm của văn hóa tập thể của người phương Đông là lối nhận thức và ứng xử thường dựa vào số đông. Trong văn hóa ứng xử tập thể thì vai trò của tập thể thường được đề cao thay vì cá nhân; mỗi cá nhân muốn tồn tại trong cộng đồng phải tự biết khép mình, hòa vào số đông thay vì muốn tách ra hoặc bộc lộ năng lực vượt trội của cá nhân trước tập thể. Ưu điểm của dạng văn hóa này là có khả năng phát huy sức mạnh của cộng đồng (một dạng dân chủ cơ sở mang tính sơ khai) nhưng tự nó cũng có những nhược điểm hạn chế, như hạn chế sự phát triển của cá nhân, thiếu địa chỉ cụ thể để quy trách nhiệm về các sai lầm, dễ bị cá nhân lợi dụng để lũng đoạn quyền lực…

Nếu chủ thể văn hóa ở phương Đông là tập thể, cộng đồng thì chủ thể văn hóa ở phương Tây lại là cá nhân. Về phương diện triết học, chủ nghĩa cá nhân (individualism) là khuynh hướng triết học đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò vị trí và những lợi ích có liên quan đến cá nhân với tư cách là một trong những bộ phận cấu thành nên cộng đồng hay xã hội. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân – cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác. Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa toàn luận (neo full comment), chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã, tức là đối lập với những chủ thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội, chủng tộc, hoặc các mục đích quốc gia cần được đặt ưu tiên cao hơn các mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống, tôn giáo, tức là đối lập với bất cứ quan niệm nào cho rằng cần sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài, khách thể, để hạn chế sự lựa chọn hành động của cá nhân. Các khuynh hướng triết học đề cao chủ nghĩa cá nhân xuất hiện từ khá sớm trong triết học phương Tây, nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển ở các nước phương Tây thời kỳ cận đại thì chủ nghĩa cá nhân mới chính thức được khẳng định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Về mặt văn hóa, chủ nghĩa cá nhân với tính cách là một chủ thể văn hóa thường bộc lộ khả năng nhận thức và hành vi ứng xử mang tính cá nhân, như nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa tự nó cũng mang tính hạn chế, như việc đề cao vai trò của cá nhân thường dẫn tới khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân đơn lẻ, dung dưỡng cho tính ích kỷ của cá nhân, hạ thấp vai trò của cộng đồng, của xã hội. Về mặt này, chủ nghĩa cá nhân gần với chủ nghĩa vị kỷ (egoism). Chủ nghĩa cá nhân kết hợp với chủ nghĩa thực dụng làm cho văn hóa cá nhân ở các nước phương Tây mang một màu sắc mới – văn hóa thực dụng, một hình thức văn hóa khá điển hình trong văn hóa Mỹ hiện nay.

Bốn là,sự khác biệt về tôn giáo và đức tin. Về mặt lịch sử, các tôn giáo lớn trên thế giới xuất hiện lần đầu tiên vào những năm đầu Công nguyên nhưng ý thức tôn giáo của nhân loại thì đã xuất hiện trước đó hàng nghìn năm cả ở phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, theo thời gian, việc lựa chọn đức tin đối với các tôn giáo giữa người phương Đông và phương Tây có khác nhau. Đa số các cộng đồng dân cư các quốc gia phương Tây đều theo Thiên chúa giáo, nên trong ý thức về tôn giáo của họ đức tin đối với đạo Thiên chúa có một vị trí và ý nghĩa rất lớn. Điều đó giải thích tại sao trong rất nhiều sinh hoạt văn hóa và lễ hội của người phương Tây đều có liên quan đến đức tin đối với đạo Thiên chúa và góp phần tạo ra bản sắc văn hóa riêng của họ. Ngược lại, đức tin tôn giáo của cộng đồng dân cư phương Đông lại có vẻ phức tạp hơn. Do điều kiện lịch sử, địa lý và chính trị khác nhau nên người phương Đông thường có đức tin về các tôn giáo khác nhau. Ngoài đức tin về một số tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo hay Đạo giáo, người phương Đông còn có đức tin tôn giáo vào các hiện tượng tín ngưỡng và văn hóa tâm linh khác. Do đó, so với đức tin tôn giáo của người phương Tây, sự hình thành đức tin và các sinh hoạt văn hóa liên quan đến tôn giáo của người phương Đông cũng thường đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì thế, tại các quốc gia phương Đông không có ý thức tôn giáo thuần nhất như ở phương Tây mà chỉ có các trung tâm sinh hoạt tôn giáo khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng vùng, miền trong khu vực.

Một số suy nghĩ rút ra đối với Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực châu Á nên trong quá trình phát triển, nền văn hóa Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung. Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng giao lưu văn hóa Đông – Tây. Do đó, để chủ động trong việc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” (2) (2) như Đại hội XI của Đảng đã khẳng định, có thể nêu một số suy nghĩ trong cách ứng xử và xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, cần tạo lập một môi trường đa văn hóatrong phát triển văn hóa ở mỗi quốc gia. Tính đa văn hóa trong phát triển văn hóa quốc gia hiện nay được hiểu là tính chất đa dạng, sự giao lưu và tồn tại đan xen các dạng thức văn hóa khác nhau trong một nền văn hóa thống nhất. Môi trường đa văn hóa ấy cần được hiểu ở cả hai chiều cạnh:Một là,tạo ra sự giao lưu và tính tiếp biến giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại; vàhai là,tạo lập môi trường giao lưu giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Bài học của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới cho thấy, tạo lập một môi trường đa văn hóa không những không cản trở mà còn tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia.

Thứ hai, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của văn hóa Đông – Tâytrong việc tạo lập một nền văn hóa mới. Là một quốc gia phương Đông, dĩ nhiên nền văn hóa của Việt Nam trong tương lai phải là một nền văn hóa mang bản sắc phương Đông. Nhưng muốn văn hóa phương Đông trở thành một phần động lực trong quá trình phát triển, trước hết chúng ta cần xác định rõ những giá trị trong văn hóa phương Đông cần phát huy cũng như hạn chế, những nhược điểm có thể gây cản trở cho sự phát triển của nó. Đối với việc tiếp thu các giá trị văn hóa phương Tây trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam cũng cần có quan điểm biện chứng, nghĩa là biết kế thừa, tiếp thu những giá trị hợp lý, đồng thời cũng biết loại bỏ những giá trị không phù hợp. Bài học chung của nhiều quốc gia trong khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, là: trong quá trình phát triển nền văn hóa của mình, họ chú ý nhiều hơn đến các giá trị văn hóa phương Đông để tạo nên đường hướng hình thành bản sắc riêng cho nền văn hóa, đồng thời tiếp thu các giá trị tích cực trong văn hóa phương Tây để tạo ra tính chất tiên tiến, hiện đại của nền văn hóa. Có thể coi đây là gợi ý quan trọng cho Việt Nam trong việc kế thừa, tiếp thu các giá trị văn hóa Đông – Tây trong phát triển văn hóa hiện nay.

Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Xu thế hội nhập thế giới khiến mỗi nền văn hóa ngày càng mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, đặc biệt là sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng dễ dẫn đến chỗ nền văn hóa bản địa bị hòa tan hoặc đơn giản là không còn bản sắc, do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa trong bối cảnh hiện nay đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là hết sức cần thiết. Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy, việc giữ gìn và phát huy có hiệu quả bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển văn hóa là giải pháp quan trọng nhất để đưa nền văn hóa quốc gia hội nhập sâu rộng với các giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới. Chứng kiến sự phát triển của nền văn hóa Nhật Bản hiện nay, bên cạnh các giá trị tiên tiến, hiện đại mang dáng dấp của văn hóa châu Âu được nhà nước Nhật Bản cho phép du nhập và phát triển thì những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản cũng được giữ gìn và phát huy có hiệu quả. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại đã tạo ra tính chất độc đáo trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản hiện nay. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng là một đất nước hiện đại và năng động mà còn là một đất nước có nền văn hóa với truyền thống lâu đời được gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Thành công trong phát triển của nền văn hóa Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở sự thành công trong kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại mà quan trọng hơn đã tạo ra những giá trị văn hóa riêng và mới, góp phần làm thay đổi nhanh hơn diện mạo đất nước, con người Hàn Quốc.

Như vậy, quá trình nghiên cứu và đi đến khẳng định sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây chính là để thấy rõ hơn sự cần thiết phải kết hợp văn hóa Đông – Tây trong xây dựng và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay./.

________

(1). PGS.TS. Phạm Công Nhất (chủ biên): Giáo trình triết học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 41
(2). Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 75

5 / 5 ( 1 bình chọn )
  • TAGS
  • bản sắc
  • cach mang
  • chinh tri
  • cơ hội
  • dân tộc
  • dang
  • dang bo
  • dang spkt
  • dang uy
  • dangbo
  • giao lưu
  • góp phần
  • hcmute
  • hiện nay
  • khác biệt
  • khía cạnh
  • làm giàu
  • ly luan
  • phát huy
  • phương tây
  • quốc gia
  • quốc tế
  • spkt
  • tích cực
  • tiếp thu
  • toàn cầu
  • ute
  • văn hóa
Share
Facebook
Email
Print
Viber
Pinterest
Linkedin
Bài trướcBình thường hay không bình thường
Bài tiếp theoNhững điều cần biết
Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Tôn giáo

Đa số tôn giáo của người Nhật là Shinto và đạo Phật hoặc cả hai. Mặc dù những người truyền đạo của Thiên Chúa Giáo đã đến truyền giáo tại Nhật cả trăm năm, nhưng sự ảnh hưởng của họ đối với triết lý tôn giáo của người Nhật thật sự không đáng kể.

Do đó, những vấn đề về dựa trên niềm tin tôn giáo như là kết hôn đồng giới, thuyết tiến hóa hữu thần,… lại ít khi được người Nhật đặt trên nền tảng tôn giáo để tranh luận. Tại Nhật, Shinto và đạo Phật chỉ ảnh hưởng nhiều lên văn hóa, các ngày lễ, tín ngưỡng hơn là niềm tin tinh thần. Ví dụ, ở Mỹ, một nhóm tôn giáo của một nhà chính trị có thể là nguyên nhân của một cuộc tranh cãi lớn, trong khi tại Nhật, vấn đề này hầu như chả bao giờ xảy ra.

Người Nhật có tinh thần dân tộc cao nhưng không thể hiện trong chính trị

Các nhà chính trị tại Nhật có tỉ lệ ủng hộ thấp đáng kinh ngạc. Những nhà chính trị này thường nhanh chóng từ chức sau khi phạm một lỗi nào đó. Đó là lý do tại sao Nhật đã thay đổi Thủ Tướng 1 năm 1 lần từ năm 2005. Nhật có hệ thống chính trị với nhiều Đảng và chính trị gia không thắng bầu cử với đa số phiếu bầu sẽ không đắc cử. Thực tế, người Nhật có tỷ lệ bỏ phiếu thấp. Mặc dù vậy, họ rất yêu đất nước và tự hào với lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa đặc trưng với cách thể hiện hoàn toàn khác nước Mỹ

Mỹ là nơi hội tụ những người từ những đất nước khác nhau, trong khi đa số người dân tại Nhật là người Nhật

Tại Nhật, 98% dân số là người Nhật. Nhóm thiểu số lớn nhất là người Hàn và Trung Quốc. Hầu hết người dân Nhật Bản có quy cách ứng xử giống nhau và có đặc điểm dân tộc đặc trưng do đó khi nhìn thấy một người có đặc điểm bên ngoài khác biệt thì sẽ có những giả định nhất định. Người Nhật thường xem văn hóa của họ là đồng nhất và họ mong đợi những người khác hiểu những truyền thống và luật lệ trong xã hội của họ.

Cúi đầu khi chào nhau

Việc cúi chào nhau thay vì bắt tay là điều khá phổ biến tại các nước châu Á. Nhưng người Nhật lại cúi đầu trong nhiều tình huống hơn thế. Họ cúi đầu khi xin lỗi hoặc thể hiện sự biết hơn. Họ cúi đầu khoảng 45 độ khi làm việc, giao thương nhưng hầu hết thì chỉ là một cái cúi đầu thông thường khoảng 60 hoặc 75 độ. Mặc dù việc cúi đầu chào nhau là quan trọng trong văn hóa Nhật, người Nhật hoàn toàn hiểu được người nước ngoài thường bắt tay và họ cũng rất vui lòng chìa tay ra để chào người đối diện thay vì cúi chào.

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Người Nhật thường sống với bố mẹ cho đến khi kết hôn

Tại Nhật, việc sống với bố mẹ trong suốt thời gian đi học và sau khi tốt nghiệp là điều rất bình thường. Họ thường sống chung với bố mẹ cho đến khi kết hôn và tự tìm được một chỗ ở mới. Trong khi ở Mỹ, người trẻ lại thường dọn ra ngoài ở trừ khi họ có những trở ngại nhất định về văn hóa hoặc tài chính.

Văn hóa tip tiền không có tại Nhật

Việc cho thêm tiền quà (tiền tip) là điều không xảy ra ở Nhật. Bởi đối với họ, đây là sự không tôn trọng đối với thu nhập của người nhân viên. Nếu bạn để lại một ít tiền tip trên bàn sau khi ăn xong thì nhân viên sẽ chạy theo bạn và nhắc nhở rằng bạn đang bỏ quên tiền. Tại Mỹ, tiền tip là biểu hiện của sự cảm kích cho dịch vụ tốt. Những công việc dịch vụ tại Mỹ thường trả lương không cao, do đó, tiền tip là một khoảng thu nhập thêm với nhân viên để có thể trang trải cho cuộc sống.

Người Nhật tôn trọng không gian hơn

Bởi vì Nhật Bản là một quốc đảo chỉ có kích thước bằng California và phần lớn đất đai có địa hình đồi núi, vùng đất có sẵn của nó rất quý và thường đắt đỏ. Căn hộ và nhà thường nhỏ, và sân thường nhỏ xíu nếu chúng tồn tại. Tuy nhiên, người Nhật đã học cách thích nghi theo cách để tối đa hóa không gian, nhưng nó vẫn có thể gây sốc cho một người Mỹ có thể chiếm không gian cho phép.

Người Mỹ có xu hướng trở nên trực tiếp và thẳng thắn hơn, trong khi người dân Nhật Bản tinh tế hơn

Giao tiếp quá thẳng thắng ở Nhật Bản có thể được coi là thô lỗ. Điều này có thể được nhìn thấy trong ngôn ngữ cơ thể quá. Những người ở Hoa Kỳ được dạy nhìn thẳng vào mắt ai đó khi nói hoặc nghe để cho thấy rằng họ đang tích cực tham gia vào cuộc trò chuyện. Ở Nhật Bản, giao tiếp bằng mắt có thể không thoải mái giữa những người không mới quen. Người Nhật cũng có xu hướng dè dặt hơn người Mỹ và họ chia sẻ ít thông tin cá nhân hoặc nhạy cảm hơn, ngay cả với những người bạn thân.

[Online] Học Bổng Toàn Phần Bậc Cử Nhân Và Thạc Sĩ Tại Đại Học University Of The People 2019

Quan niệm về giới tính

Năm 2012, Nhật Bản đã nhận được thứ hạng đáng xấu hổ trong Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu, trong đó đo lường sự bình đẳng của phụ nữ ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỹ nhận được vị trí thứ 22 và Nhật Bản nhận được vị trí thứ 101. Có rất ít nữ chính trị gia và CEO ở Nhật Bản. Khi phụ nữ tham gia các công ty, họ thường được cho là sẽ bỏ việc khi kết hôn để trở thành bà nội trợ và các bà mẹ ở nhà.

Khái niệm nam tính cũng có thể rất nghiêm ngặt, mặc dù trong giới văn hóa thanh thiếu niên, điển hình là những người ở độ tuổi đại học hoặc trẻ hơn, có một số giới tính được tôn vinh trong thời trang, xuất hiện và vai trò sân khấu.

Hệ thống phân cấp xã hội rất quan trọng ở Nhật Bản

Ở các công ty Nhật, một nhân viên trẻ thường không làm cấp trên của một nhân viên lớn tuổi và có bề dày kinh nghiệm hơn, mặc dù họ có năng lực hơn. Điều này cũng tương tự đối với học sinh, đặc biệt là trong các câu lạc bộ của trường. Về lý thuyết, học sinh lớp trên đóng vai trò là người cố vấn cho các học sinh lớp dưới, và nhiệm vụ của học sinh là giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên cao cấp của nhóm. Nhưng ở Mỹ lại khác, vai trò hay phân cấp thường dựa trên thành tích cá nhân và chúng cũng không bị ràng buộc theo quy tắc.

Nhật Bản là một nền văn hóa tập thể, trong khi Hoa Kỳ mang tính cá nhân hơn

Văn hóa Nhật Bản quan trọng đối với các nhóm và cộng đồng. Sự hài lòng và niềm tự hào có nghĩa là được tìm thấy trong nhóm bạn thuộc về. Ở Hoa Kỳ, mọi người có xu hướng tìm thấy sự hài lòng trong thành tựu của chính họ và mọi người tập trung vào khát vọng của chính họ. Ở Nhật, nhân viên làm việc cho một công ty trong suốt cuộc đời của họ ở Nhật Bản. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách mọi người sống và đóng góp cho xã hội. Ở Mỹ, mọi người tập trung vào sự nghiệp độc lập với các công ty họ làm việc và họ sẽ thường thay đổi công ty nhiều lần trong suốt cuộc đời chuyên nghiệp của họ.

Sự khác nhau về văn hóa giữa các nước

Ăn ở nơi công cộng

Ở Mỹ, người ta thường thấy ăn đồ ăn nhẹ hoặc bữa ăn nhỏ khi đi trên đường công cộng, trong khi đi làm, trong khi mua sắm hoặc trong khi họ chạy việc vặt. Ở Nhật Bản, mọi người ít ăn trong khi đi dạo. Mọi người ở Nhật Bản thường ăn khi ngồi trong nhà hàng, quán cà phê hoặc ở bàn bếp của họ. Ăn khi đang di chuyển có thể lộn xộn và mùi thức ăn ở những nơi không được chỉ định để ăn có thể gây khó chịu cho người khác.

Cư xử trên những phương tiện công cộng

Mọi người có xu hướng làm bất cứ điều gì họ muốn trong khi đi xe lửa hoặc xe buýt ở Mỹ. Ở Nhật Bản, mọi người thường im lặng điện thoại của họ trong khi họ sử dụng phương tiện giao thông công cộng và họ thường không trả lời các cuộc gọi điện thoại. Bởi vì quấy rối tình dục là một vấn đề phổ biến trên các chuyến tàu của Nhật Bản, nhiều tuyến đường trong giờ cao điểm cung cấp những chiếc xe chỉ dành cho phụ nữ đi lại nên họ sẽ không có nguy cơ mò mẫm hoặc quấy rối.

Chương Trình Học Bổng Thạc Sĩ Liên Kết ERASMUS MUNDUS(EMJMD) Năm Học 2020-2021

Trao đổi tiền trong khi mua sắm

Khi mua sắm ở Nhật Bản, mọi người thường trả tiền cho các mặt hàng bằng tiền mặt và họ đặt tiền mặt của họ vào một khay bên cạnh sổ đăng ký để nhân viên bán hàng nhận, đếm và xử lý. Nhân viên bán hàng sẽ đặt thay đổi trong khay để khách hàng nhận sau khi giao dịch hoàn tất. Ở Mỹ, người mua hàng trao tiền trực tiếp cho nhân viên bán hàng và việc ai đó đặt tiền trên quầy thay vì giao tiền trực tiếp cho một người.

Nguyên nhân sự khác biệt văn hóa giữa các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.12 KB, 2 trang )

Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được
chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn
đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy
thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý- văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội
dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác
nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau
* Mặt tích cực: Hầu hết tôn giáo đều hướng con người tới cái thiện, cái tốt đẹp, khuyên
răn con người làm điều hay lẽ phải và nhân từ với đồng loại.
* Tiêu cực:
- Tôn giáo làm cho con người trở nên bằng lòng với thực tế, họ trở nên thụ động, làm mất
tính sáng tạo của con người.
- Tôn giáo dễ làm con người mê tín, tâm lý sợ hãi, chờ đợi và nhờ cậy vào Thần, Phật,
Thánh mỗi khi gặp khó khăn.


- Tôn giáo dễ bị lợi dụng bởi các thế lực khác, điều đó thường dẫn đến những hậu quả
xấu ảnh hưởng đến xã hội.
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để
mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo.
Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân
gian nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Tín ngưỡng
không có một hệ thống điều hành và một tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó
cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành
tôn giáo.
* Ảnh hưởng:
Tín ngưỡng, tôn giáo là hiện tượng xã hội cổ xưa nhất của nhân loại, quá trình tồn tại và
phát triển của tôn giáo đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống chính trị, văn hoá,

xã hội, tâm lý, đạo đức, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Mỗi một dân
tộc, một quốc gia có một lịch sử phát triển khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, tư duy
nhận thức của người dân ở các vùng đó về văn hóa và tín ngưỡng khác nhau dẫn đến
niềm tin vào các nhân vật, hiện tượng siêu nhiên cũng trở nên khác biệt. Từ đó họ có các
hành động đối với việc tôn sùng, thờ cúng với các lực lượng đó theo các cách riêng tạo
nên đặc trưng, phân biệt với các quốc gia, dân tốc khác. Nếu có sự giống nhau thì cũng


chỉ ở mức độ rất nhỏ. Cho nên tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến sự khác biệt văn hóa giữa các nước.