Tác chiến phòng thủ là gì

Tuy gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên địa bàn, song với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cuộc diễn tập KVPT 1 bên, 2 cấp, có một phần thực binh củatỉnh Đắc Lắc năm 2021đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.

Ngoài phần diễn tập vận hành cơ chế, trong diễn tập KVPT tỉnhĐắc Lắcnăm nay còn có nội dung thực binh giải tán tập trung đông người, biểu tình, tiếp nhận người tị nạn, thiết quân luật, giới nghiêm, bắn đạn thật... với sự tham gia của rất nhiều lực lượng. Chính vì vậy, công tác bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 luôn được các lực lượng tham gia diễn tập chú trọng thực hiện.

Để bảo đảm thành công của cuộc diễn tập, an toàn tuyệt đối về mọi mặt, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo diễn tập KVPT tỉnhĐắc Lắcđã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động khắc phục khó khăn, tích cực phối hợp, hiệp đồng làm tốt mọi công tác chuẩn bị lực lượng, xây dựng các loại văn kiện, bảo đảm cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện phục vụ cuộc diễn tập.

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95, Sư đoàn 2 thực hành khắc phục vật cản, tiếp cận mục tiêu, đánh bắt, tiêu diệt các phần tử khủng bố trong diễn tập thực binh thiết quân luật.

UBND tỉnh cũng xây dựng các phương án bảo đảm tốt trật tự an toàn giao thông, duy trì trật tự an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ; bảo đảm an toàn về người và vũ khí trang bị trong diễn tập.

Là lực lượng nòng cốt tham gia diễn tập phần thực binh, gần hai tháng qua, tuy thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên có mưa lớn kéo dài song Bộ CHQS tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnhĐắc Lắcđã chủ động xây dựng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các loại văn kiện chiến đấu; huy động hàng nghìn ngày công xây dựng, củng cố thao trường; tổ chức luyện tập thực binh chặt chẽ, hiệu quả, hoàn thành chu đáo mọi mặt công tác chuẩn bị trước khi bước vào diễn tập.

Lần đầu tham gia thực binh thiết quân luật với nhiều nội dung mới và khó, song cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95, Sư đoàn 2 [Quân khu 5] đã chủ động nghiên cứu tài liệu, xây dựng kịch bản, vừa tích cực làm tốt mọi công tác chuẩn bị, vừa tranh thủ thời gian tổ chức luyện tập với quyết tâm, khí thế rất cao.

Ngày khai mạc, không khí cuộc diễn tập đã tạo “sức nóng” khiến các đại biểu, thành phần tham dự diễn tập đều cảm thấy như đang bước vào một “cuộc chiến” thực sự. Trong các cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ, HĐND, Đảng ủy Quân sự tỉnh ra nghị quyết lãnh đạo chuyển địa phương vào trạng thái thời chiến, ra nghị quyết chuyển địa phương vào các trạng thái khẩn cấp về quốc phòng, thông qua quyết tâm tác chiến phòng thủ... đều thể hiện tinh thần dân chủ, thẳng thắn, khẩn trương, nghiêm túc.

Các vai diễn thể hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể xử lý tình huống sát với đặc điểm từng cơ quan, đơn vị.

Tại căn cứ chiến đấu mô phỏng, dưới sự điều hành, định hướng của Ban chỉ đạo diễn tập Quân khu 5 và lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền địa phương, nhiều tình huống hóc búa, phức tạp trong điều kiện vừa chống dịch, vừa chống giặc được đặt ra, như: Bảo đảm an ninh trật tự, kinh tế, xã hội, lương thực, thực phẩm, y tế, giao thông vận tải, thông tin liên lạc... và công tác sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang trong năm đầu chiến tranh được thảo luậnsôi nổitại các cuộc họp.

Trên “ghế nóng”, trước những tình huống phức tạp, các “tư lệnh ngành” của tỉnh đều thể hiện “tròn vai”, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, thực tiễn đặt ra. Trong các phần diễn tập thực binh, các thành phần, lực lượng đều thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Điểm mới của cuộc diễn tập KVPT tỉnhĐắc Lắcnăm 2021 là đã vận dụng linh hoạt căn cứ chiến đấu mô phỏng vào việc vận hành cơ chế trong luyện tập các trạng thái; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, thông suốt ở phần thực binh với nhiều quy mô, cấp độ khác nhau, phát huy hiệu quả sức mạnh chiến đấu của các lực lượng trong việc xử trí tình huống.

Đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắc Lắc, đánh giá, cuộc diễn tập KVPT của tỉnh đã phản ánh toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc nhịp nhàng của các cấp, các ngành, đặc biệt là lực lượng vũ trang trong tổ chức diễn tập. Đây cũng là nền tảng cơ bản trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển kinh tế-xã hội.

Bài và ảnh: VIỆT HÙNG

[Bqp.vn] - Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một thành phần của Lực lượng Vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Chính phủ và của uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương, có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức.


Đội Du kích Bắc Sơn [Lạng Sơn] - một trong những đơn vị tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940.

Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc. Ở biên giới, biển, đảo, dân quân tự vệ phối hợp với Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.

Trong thời chiến, dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ địa phương, đơn vị theo kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ. Dân quân tự vệ có trách nhiệm thực hiện phòng thủ dân sự trong thời bình và thời chiến theo qui định của pháp luật.

Ngày thành lập Dân quân tự vệ Việt Nam

Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất ra “Nghị quyết về đội tự vệ” được coi là ngày thành lập Dân quân tự vệ Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của dân quân tự vệ đã gắn liền với sự nghiệp giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1935 đến năm 1945, các đội tự vệ ở cả nông thôn và thành thị ra đời, làm nòng cốt cho quần chúng thực hiện vũ trang khởi nghĩa, tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng và mở rộng các căn cứ địa. Tháng 8 năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ đã cùng toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa giành độc lập. Sau ngày 02 tháng 9 năm 1945, dân quân tự vệ trở thành lực lượng vũ trang của Nhà nước Việt Nam độc lập, một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân, được tổ chức rộng khắp ở các làng xã, đường phố trong cả nước, thực sự là công cụ bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng. Ngày nay, lực lượng dân quân tự vệ được phát triển cả về chất lượng, số lượng, biên chế trang bị. Tổ chức, biên chế tinh gọn hơn nhưng chất lượng tổng hợp của dân quân tự vệ được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ mới.

Phần thưởng cao quý

Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập, công tác hiệu quả, sáng tạo và đã lập nhiều chiến công to lớn; có 366 tập thể và 275 cá nhân thuộc lực lượng dân quân tự vệ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Dân quân tự vệ Việt Nam xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

Video liên quan

Chủ Đề