Để xây dựng gia đình văn hóa, cần bao nhiêu tiêu chuẩn (cơ bản)

Hay nhất

Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, làm tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Để xây dựng gia đình văn hóa, thì mỗi người trong gia đình cần thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm, sống giản dị, không sa vào tệ nạn xã hội.

----
----

a] Hãy tìm hiểu kĩ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hoá của gia đình em, của bản thân em.

Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em và bản thân em đã:

- Các thành viên trong gia đình:

   + Yêu thương, quan tâm, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau;

   + Chia sẻ công việc và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình;

   + Biết kính trên nhường dưới;

   + Sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, tham gia các hoạt động của khu dân cư;

   + Bố mẹ cố gắng làm kinh tế, con cái giúp bố mẹ việc nhà và chăm ngoan học giỏi.

- Bản thân em:

   + Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.

   + Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

   + Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.

   + Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.

b] Em hãy nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau :

- Gia đình đông con ;

- Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi ;

- Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.

Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ ?

Trả lời:

- Gia đình đông con: nghèo túng, vất vả, bất hạnh không thể hạnh phúc được.

- Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi: Đời sống vật chất có thể đầy đủ nhưng đời sống tinh thần không lành mạnh, con cái đua đòi ăn chơi, dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành nỗi bất hạnh cho gia đình, danh dự gia đình bị tổn hại.

- Gia đình có 2 con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm: Đây là loại gia đình văn hóa. Có thể đời sống vật chất đầy đủ hay còn khó khăn, nhưng con cái của gia đình có trách nhiệm và bổn phận với gia đình, chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo.

c] Trong gia đình, mỗi người đểu có thói quen và sở thích khác nhau. Theo em, làm thế nào để có được sự hoà thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình ?

Trả lời:

- Trước hết mọi người trong gia đình phải tôn trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, không can thiệp thô bạo.

- Nhường nhịn nhau.

- Trao đổi, góp ý kiến cho nhau khi có những thói quen chưa tốt

d] Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý :

[1] Việc nhà là việc của mẹ và con gái ;

[2] Trong gia đình nhất thiết phải có con trai ;

[3] Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trong gia đình

[4] Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc ;

[5] Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình ;

[6] Trong giạ đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình ;

[7] Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá.

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến [5].

Bởi vì con cái là một thàrh viên trong gia đình cho nên có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình mình và phải có trách nhiệm và bổn phận đôi với gia đình.

- Em không đồng ý với các ý kiến [1], [2], [3], [4], [6], [7].

[1] và [2] là thể hiện quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ;

[3] và [6]: Trong gia đình cần có sự phân công công việc cụ thể để mọi người có trách nhiệm đối với gia đình của mình, nhưng không có nghĩa là mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ mà cần có sự chia sẻ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tất cả vì sự êm ấm hạnh phúc của gia đình bé nhỏ.

[4] Ý kiến gia đình có nhiều con là hạnh phức là chưa đúng. Bởi nếu đông con, chăm sóc, nuôi dạy sẽ vất vả, khó khăn hơn những gia đình ít con.

- Đông con sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cha mẹ, nhất là người mẹ

- Đông con sẽ làm ảnh hưởng đến công tác [công việc] của cha mẹ.

- Nếu đông con và nghèo túng là gia đình bất hạnh chứ không thể là gia đình có hạnh phúc.

[5] và [7]: Trẻ em là một thành viên của gia đình cho nên trẻ em có trách nhiệm và bổn phận tham gia bàn bạc công việc gia đình và góp sức mình để xây dựng gia đình văn hóa.

đ] Em có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của con cái trong gia đình qua kinh nghiệm của bản thân và qua câu nói của Xu-khôm-lin-xki

Trả lời:

Gia đình nào cũng có thể phòng ngừa hoả hoạn và phòng ngừa những đứa con hư hỏng nếu có biện pháp phòng ngừa tốt. Song biện pháp giáo dục của cha mẹ dù có tốt đến đâu nhưng điều quyết định để trở thành những đứa con ngoan hay hư hỏng là từ bản thân, ý chí, nghị lực, ý thức, trách nhiệm và bổn phận của những đứa con.

e] Theo em, những gia đình sau đây có ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội như Ihế nào ?

- Gia đình có cha mẹ bất hoà ;

- Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu [làm ăn bất chính, nghiện hút..] ;

- Gia đình có con cái hư hỏng [ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe...].

Trả lời:

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, vì thế những kiểu gia đình trên sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng, đến sự bình yên của môi trường sống [của bà con làng xóm, nếu suốt ngày bên cạnh nhà mình có một gia đình bố mẹ bất hoà suốt ngày cãi vã nhau], sự bất hoà của cha mẹ dẫn đến gia đình tan nát, con cái không có người nuôi dạy, những đứa con sẽ là gánh nặng của xã hội.

Khi bố mẹ thiếu gương mẫu, làm ăn bất chính, nghiện hút thì đó không thể là một gia đình hạnh phúc, một môi trường tốt để con cái trưởng thành, nó cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và gia đình đó khó có thể có những đứa con ngoan, mà là những đứa con hư hỏng, ăn chơi, quậy phá, nghiện hút, đua xe gây không biết bao nhiêu điều xấu cho cộng đồng và xã hội.

g] Hãy kể tên những việc của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dims gia đình văn hoá ?

Trả lời:

Những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia:

- Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, nấu cơm, têm trầu cho bà...

- Giúp bố mẹ đưa đón, chăm sóc em

- Chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt

- Chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm

Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, em sẽ chăm ngoan, học giỏi. Biết kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ. Không đua đòi ăn diện, không làm điều gì tốn hại đến danh dự gia đình mình.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2018/NÐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.

Theo đó, các tiêu chuẩn danh hiệu về Gia đình văn hóa gồm: 1- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú; 2- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; 3- Tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng hiệu quả.

Tiêu chuẩn danh hiệu Khu dân cư văn hóa gồm: 1- Ðời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; 2- Ðời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú; 3- Môi trường cảnh quan sạch đẹp; 4- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; 5- Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng… Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 5-11-2018.

Gia đình văn hóa được xem như một quy chuẩn để mọi cá nhân cùng hướng tới và xây dựng. Vậy cụ thể thì gia đình văn hóa là gì? Làm thế nào để đạt danh hiệu gia đình văn hóa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, cụm từ này.

1. Gia đình văn hóa là gì?

Được đề ra bởi Chính phủ đã nhiều năm, Gia đình văn hóa được xem như một chỉ tiêu đề ra tại chính các tổ dân cư, phường, xã để thúc đẩy việc hình thành lối sống văn minh, đạo đức ngay tại cấp địa phương nhỏ lẻ và cao hơn nữa là hình thành các thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa,….Với những gia đình đạt các chỉ tiêu được đưa ra để xem xét thì sẽ được chứng nhận là gia đình văn hóa và có bằng khen trao về từng nhà.

2. Xây dựng gia đình văn hóa là gì?

Xây dựng gia đình văn hóa từ lâu đã là một phong trào thi đua không chỉ giữa các gia đình mà còn trong các huyện, thị xã, thành phố với nhau. Để xây dựng gia đình văn hóa thì mỗi cá nhân trong một gia đình phải sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, bài trừ những hiện tượng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Đặc biệt mỗi người cần thực hiện các nếp sống văn minh, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, làm những việc trong khả năng của mình để giúp ích cho gia đình, cộng đồng xung quanh.
Xây dựng gia đình văn hóa không phải là việc chạy theo những lối sống mới, tân thời và bỏ quên những giá trị cũ. Xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống từ bao năm nay, đi đôi với việc  tiếp thu có nhận thức những phong trào, những xu hướng mới có chất lượng và có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội.

3. Tiêu chuẩn Gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa là một danh hiệu nhiều gia đình luôn thi đua và mong muốn hướng đến. Để trở thành một Gia đình văn hóa và được chứng nhận là một Gia đình văn hóa thì cần đạt những tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn của gia đình văn hoá gồm có:

3.1 Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc:

  • Gia đình có kinh tế ổn định, hoà thuận có kỷ cương nề nếp, không có người mắc các tệ nạn xã hội
  • Thực hiện Nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành
  • Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên
  • Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh.

3.2 Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:

  • Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
  • Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và nếp sống văn hoá nơi công cộng
  • Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương.

3.3 Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

  • Mỗi cặp vợ chồng sinh con không vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình.
    Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giầu chính đáng
    Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm

3.4 Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư

  • Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn
  • Tham gia hoà giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư
  • Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh; vận động các gia đình khác cùng tham gia.

Ngoài ra thì để đạt danh hiệu Gia đình văn hóa cấp cao hơn do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương công nhận thì còn phải đạt đủ thêm những tiêu chuẩn khác do Ủy ban nhân dân ở đó đưa ra nữa.

4. Ý nghĩa của Gia đình văn hóa

Có thể nói gia đình hạt nhân là những tế bào nhỏ bé để hình thành nên một xã hội, một cộng đồng lớn. Gia đình có vai trò quan trọng và quyết định trực tiếp đến việc xây dựng và ảnh hưởng không nhỏ đến từng cá nhân. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người sống có ý thức, có đạo đức và có cống hiến cho xã hội.
Gia đình văn hóa được đề ra để mỗi thành viên trong gia đình có sự cố gắng, nỗ lực trong mọi hoạt động, thay đổi trong tư duy và nhận thức để sống tốt hơn và có ích hơn. Từ đó xã hội mới ổn định và phát triển được.
Xã hội nào cũng được tạo nên từ tập hợp nhiều gia đình mà trong đó là các cá nhân. Xây dựng gia đình văn hóa với nếp sống lành mạnh sẽ tạo ra những con người chuẩn mực, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Ngoài ra xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc làm giúp phát triển truyền thống tốt đẹp của gia đình, gìn giữ bản sắc của các làng xóm.

Gia đình văn hóa đã trở nên quen thuộc với mỗi cá nhân hiện nay. Tuy nhiên hi vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều hơn nữa những hiểu biết gia đình văn hóa là gì, hiểu rõ hơn các tiêu chí để phấn đấu thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề