Tác hại của thiết bị điện tử đối với học sinh

Các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử hoặc xem TV quá 1-2 giờ mỗi ngày.

Thực tế, rất nhiều thông tin từ các nhà nghiên cứu, bác sĩ cảnh báo những tác hại khôn lường của việc cho trẻ em tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử [điện thoại, ti vi, máy tính...]. Tuy nhiên, tình trạng này không thuyên giảm, thậm chí có xu hướng gia tăng.

Một nghiên cứu tại Đại học Calgary [Mỹ] phân tích mối nguy hiểm về vấn đề sử dụng các thiết bị điện tử ở trẻ em. Theo các cuộc phân tích, các chuyên gia nhận định trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng xem TV nhiều nhất với 25% thời gian mỗi ngày. Trong khi đó, trẻ em từ 2-5 tuổi lại chuộng các thiết bị điện tử như máy tính bảng và điện thoại di động nhiều hơn. Kết quả cho thấy thời gian sử dụng thiết bị điện tử hơn 2 đến 3 giờ mỗi ngày có thể liên quan đến chứng béo phì.

Nguy hiểm hơn, các em nhỏ có độ tuổi trung bình khoảng 6-8 tuổi có nhiều khả năng mắc các vấn đề về hành vi như cáu kỉnh, dễ tăng động và kém chú ý, trong khi những trẻ lớn hơn có thể mắc các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và kém tập trung. Tỷ lệ xuất hiện những triệu chứng này tăng lên theo thời gian và đặc biệt cao ở những trẻ em dành từ 9 giờ trở lên để sử dụng các thiết bị điện tử.

Trẻ tiếp cận với thiết bị điện tử quá sớm có thể ảnh hưởng đến tinh thần. Ảnh: Freepik.

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn tâm thần hay gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Dù không quá nguy hiểm nhưng tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi và chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó, Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi dưới 2 tuổi tránh sử dụng điện thoại thông minh hoặc xem TV. Trong khi đó, trẻ em 2-5 tuổi chỉ nên giới hạn không quá một giờ mỗi ngày với các chương trình truyền hình. Đặc biệt, lứa tuổi mẫu giáo này cần có sự hướng dẫn từ cha mẹ để sử dụng các thiết bị điện tử một cách phù hợp, ttránh để trẻ tự ý sử dụng các thiết bị này trong suốt một thời gian dài.

Trẻ em luôn có xu hướng quan sát hành động của mọi người xung quanh và bắt chước theo. Vì vậy, các phụ huynh nên giới hạn thời gian sử dụng điện thoại khi ở bên con và thay bằng các thói quen bổ ích như đọc sách, kể chuyện, chơi đùa cùng bé.

Đối với các bé đã quen với việc dùng điện thoại di động và xem TV, việc buộc bé dừng hẳn các thói quen là rất khó. Để quản lý thời gian sử dụng các thiết bị điện tử ở trẻ, cha mẹ có thể quy định khoảng thời gian không sử dụng chúng trong ngày. Việc đặt ra các quy tắc này sẽ giúp cho việc quản lý thời gian sử dụng các thiết bị điện tử thành một thói quen tốt cho trẻ.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ hãy ưu tiên sắp xếp cho trẻ thật nhiều cơ hội để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những trò chơi thực tế sẽ giúp bé thoả sức sáng tạo, có thêm nhiều bạn mới.

Huyền My [Theo ABC News, Scientific American]

.

Cập nhật lúc: 21:26, 08/04/2020 [GMT+7]

Trong thời điểm thực hiện cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, không ít người do không có thời gian theo sát hoặc không muốn bị “làm phiền” khi đang làm việc online [trực tuyến] tại nhà đã để cho con em thường xuyên “làm bạn” với thiết bị thông minh [điện thoại thông minh, máy tính bảng].

Không ít phụ huynh do bận rộn với công việc để con thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh. Ảnh minh họa: A.Nhiên

* “Làm bạn” với thiết bị thông minh

Chị N.T.N.N. [ngụ P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa] cho biết, từ Tết Nguyên đán 2020 đến nay đã hơn 2 tháng, 4 người con của chị [trong độ tuổi THCS và tiểu học] được nghỉ học ở nhà, trong khi vợ chồng chị vẫn phải đi làm. Để các con đỡ “chí chóe”, chị thường xuyên cho các bé sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng.

“Tôi biết, việc cho trẻ sử dụng các thiết bị thông minh thường xuyên là không tốt, nhưng không thể làm khác được. Hiện nay, tôi làm việc online tại nhà, cần có không gian và thời gian để tập trung cho công việc. Nếu các con tôi không có iPhone, iPad để “làm bạn” thì các bé sẽ “mè nheo” suốt ngày, tôi không thể hoàn thành công việc được giao” - chị N. nói.

Không chỉ có trẻ nhỏ mới “mê” điện thoại thông minh, máy tính bảng mà ngay cả học sinh THPT cũng lạm dụng các thiết bị này nếu cha mẹ thiếu sự kiểm soát.

Ông T.V.H. [ngụ P.Tân Mai, TP.Biên Hòa] cho biết, ông vừa phải tịch thu chiếc iPhone của trai con ông [năm nay 17 tuổi] khi phát hiện con thường chơi game online đến tận 2 giờ sáng.  “Nghe con nói là phải học qua internet, phải trao đổi bài vở với bạn bè nên tôi mới cho xài điện thoại thông minh. Tuy nhiên, sau một thời gian theo dõi thấy cháu học thì ít mà chơi thì nhiều, thường xuyên chăm chú vào điện thoại, người lúc nào cũng mệt mỏi do thiếu ngủ nên tôi quyết định không cho con sử dụng điện thoại nữa” - ông H. chia sẻ

* Tác hại khôn lường 

Nói về những ảnh hưởng của tình trạng lạm dụng thiết bị thông minh đối với trẻ em, BS Trần Thanh Liêm, Trưởng khoa Tâm thần cán bộ và quốc tế Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 cho hay, việc cho trẻ sử dụng sớm và sử dụng thường xuyên các thiết bị thông minh đem đến nhiều nguy hại, đặc biệt là đối với chức năng thần kinh của trẻ. Việc này là một trong những yếu tố làm gia tăng các chứng bệnh về tâm thần ở trẻ như: trầm cảm, rối loạn hành vi, cảm xúc, ngôn ngữ kém phát triển, thiếu tập trung...

Theo BS Liêm, lạm dụng thiết bị thông minh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như: làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gia tăng bệnh về mắt, tim mạch, mất ngủ, giảm sự tập trung nhưng lại  tăng tính bạo lực [đối với những trẻ nghiện game trực tuyến]. 

“Nên đưa trẻ đi khám khi thấy những triệu chứng sau: dụi mắt thường xuyên, ngủ ít, hay giật mình, hành vi bất thường, hay cáu gắt, thần kinh căng thẳng... Đối với những trường hợp bị nặng, cần phải thực hiện những kỹ thuật lâm sàng về não đồ để có hướng điều trị hiệu quả” - BS Liêm khuyến cáo.

Để hạn chế tình trạng lạm dụng thiết bị thông minh ở học sinh, đặc biệt trong thời gian nghỉ học kéo dài, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Võ Ngọc Thạch khuyến cáo, phụ huynh cần có sự kiểm soát thời gian sinh hoạt và học tập online của con tại nhà. Đối với học sinh bậc THCS và THPT cần có ý thức tự giác trong việc sử dụng các ứng dụng trên thiết bị thông minh để học, ôn tập online; riêng các học sinh bậc tiểu học, phụ huynh cần dành thời gian ôn bài và vui chơi cùng trẻ, hạn chế để trẻ sử dụng các thiết bị thông minh thường xuyên.

Phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Giang Thị Thu Nga cho rằng, trẻ em khi sử dụng internet cần phải có sự quản lý, giám sát của phụ huynh. Điều quan trọng đối với sự an toàn của trẻ là phụ huynh phải biết con em xem nội dung gì trên internet; phải định hướng cho trẻ các nội dung tích cực cần tiếp cận để học tập, giải trí; hướng dẫn cho con các kỹ năng khi giao tiếp qua mạng xã hội để tránh bị kẻ xấu lừa đảo. Đặc biệt, cha mẹ nên cài đặt trên máy tính một số tính năng để hạn chế trẻ truy cập vào những trang web có nội dung không phù hợp với lứa tuổi, nhằm bảo vệ con mình trước những mặt trái của internet.

An Nhiên

Đối với chúng ta, những người sống trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật số, thật khó có thể tưởng tượng được thế giới sẽ thay đổi đến thế nào nếu không còn sự hiện diện của Internet, công nghệ lưu trữ đám mây và điện thoại thông minh.

Công nghệ đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi xã hội và cuộc sống hàng ngày. Thật không thể tưởng tượng nổi nếu không có công nghệ chúng ta sẽ làm việc, giao tiếp, đi du lịch và giải trí bằng cách nào.

Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, bên cạnh việc giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, thì công nghệ có thể gây nghiện và làm giảm khả năng giao tiếp của con người. Lạm dụng các thiết bị công nghệ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như mất ngủ, tổn hại thị lực, gia tăng sự lo âu và thậm chí là trầm cảm.

Mặc dù chúng ta phải cảm ơn những lợi ích mà công nghệ đem lại, không thể phủ nhận rằng nó còn có những mặt trái gây tổn hại nghiêm trọng cho xã hội nói chung và cho sức khỏe con người nói riêng.

Dưới đây là 7 tác hại của công nghệ đối với con người:

1. Sử dụng các thiết bị công nghệ và máy tính gây thoái hóa cột sống

Cột sống có chức năng chống đỡ toàn bộ cơ thể, trong đó có đầu. Ở tư thế bình thường [tức đầu giữ thẳng] thì đầu có trọng lượng khoảng 5,4kg. Nhưng nó sẽ trở nên nặng và gây áp lực nhiều hơn cho cột sống khi chúng ta cúi đầu về phía trước ở vị trí ngồi, nằm hoặc đứng khiến cột sống cổ phải gánh một tải trọng lớn hơn nhiều lần, làm cho sụn và xương dưới sụn ở các khớp cột sống nhanh chóng bị hao mòn gây thoái hóa.

2. Sử dụng quá nhiều các thiết bị công nghệ gây tổn hại thị lực

Theo trung tâm y tế học thuật Mayo Clinic, việc lạm dụng các thiết bị kỹ thuật số có thể gây nhức mắt, mỏi mắt và có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, khó tập trung, chảy nước mắt, khô, ngứa, nóng rát hoặc đau mắt. Việc lạm dụng quá mức cũng có thể gây mờ mắt, song thị và tăng độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng.

"Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ gọi đây là hội chứng thị giác màn hình hay còn gọi là mỏi mắt kỹ thuật số. Những người sử dụng điện thoại, máy tính trên hai giờ liên tục mỗi ngày có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này", trung tâm Mayo Clinic cho biết.

3. Mất ngủ

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ có thể gây mất ngủ. Nguyên nhân là do bước sóng ngắn và ánh sáng xanh nhân tạo phát ra từ màn hình điện thoại và máy tính làm chậm đồng hồ sinh học, ngăn chặn sự giải phóng melatonin - loại hormone tự nhiên có tác dụng điều hòa chu kỳ thức-ngủ của cơ thể.

Tổ chức này cho biết: "Sử dụng nhiều thiết bị điện tử vào ban đêm khiến cơ thể khó ngủ và thậm chí là mất ngủ. Bên cạnh đó, nó còn trì hoãn sự khởi đầu của giấc ngủ REM, giảm tổng số giấc ngủ REM và làm giảm sự tỉnh táo vào sáng hôm sau. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến chứng mất ngủ hoặc khó ngủ mãn tính".

4. Có thể gây nghiện

Nhà tâm lý học Doreen Dodgen-Magee cho biết, trung bình, một người trưởng thành ở Mỹ dành hơn 11 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị công nghệ. Điều này gây tác động xấu đến sức khỏe tâm thần của người dùng.

5. Khiến con người lười vận động

Khi sử dụng điện thoại, máy tính, chúng ta thường nằm hoặc ngồi trên bàn làm việc, trên ghế hoặc trên giường trong một thời gian dài. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một lối sống ít vận động như vậy làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, ung thư ruột kết và béo phì.

Tổ chức này cũng cho biết: "60% đến 85% người dân trên thế giới - cả ở những nước phát triển và những nước đang phát triển – đều có lối sống ít vận động. Điều này đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được giải quyết trong thời đại chúng ta".

6. Gây hại tới sức khỏe tinh thần

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, công nghệ còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông, Công nghệ và Sức khỏe của Đại học Pittsburgh, những người trẻ tuổi sử dụng từ 7 đến 11 nền tảng mạng xã hội có nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao gấp ba lần so với những người sử dụng dưới hai nền tảng.

7. Khiến con người trở nên thụ động hơn

Việc thông tin có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng đang khiến con người ngày càng trở nên thụ động và kém sáng tạo hơn.

Beth Haggerty của tờ Entrepreneur cho biết, công nghệ làm "hạn chế những ý tưởng sáng tạo do thói quen tìm kiếm mọi câu trả lời trên Google". Điều này khiến não bộ trở nên chây lì và lười suy nghĩ hơn.

Không thể phủ nhận những ích lợi tuyệt vời mà công nghệ đem đến cho cuộc sống của con người. Tuy vậy, mặt trái của công nghệ vẫn luôn hiển hiện rõ ràng qua từng khía cạnh của cuộc sống. Người thông minh là người biết tận dụng những tính năng siêu việt của công nghệ mà không biến mình trở thành nô lệ của "con ma" kỹ thuật số.

Video liên quan

Chủ Đề