Tác phẩm chân chính là gì

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

Câu 3: [ 5, 0 điểm]

1. Giới thiệu chung:

-         Kim Lân là nhà văn có vốn sống phong phú về cuộc sống người nông dân Việt Nam.Tác phẩm xoay quanh cảnh ngộ, sinh hoạt nhân dân.Ông để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm từ trước đến cách mạng tháng 8 kiệt xuất.Tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai – lão nông hiền lành, yêu làng, chất phác, gắn bó với kháng chiến.

- Qua đó, người đọc thấy được giá trị câu nói: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”.

2.Phân tích, chứng minh:

-  Giải thích ý kiến câu nói:

    + Tác phẩm nghệ thuật bao giờ là sự tôn vinh con người: Xuất phát từ đặc trưng của văn học là đối tượng văn học miêu tả vô cùng rộng lớn nhưng đối tượng chính là con người.Đó là con người không chỉ phản ánh như góc độ nhìn nhận đời sống , một chỗ đứng để khám phá hiện 

thực , mà quan trọng không kém, là còn được phản ánh như những hiện tượng tiêu biểucho các quan hệ xã hội. Về mặt này, văn học nhận thức con người như những tính cách, đó là những con người sống, cá thể, cảm tính, nhưng thể hiện rõ nét những phẩm chất đạo đức nhất định, những kiểu quan hệ xã hội.Con người trong văn hoc bao giờ cũng mang một nội dung đạo đức nhất định.

+ Qua những hình thức nghệ thuật độc đáo: hình tượng nghệ thuật[ nhân vật] được xây dựng bằng hình thức nghệ thuật độc đáo. Đó là tính tạo hình nghĩa là tạo cho nhân vật một hình hài cụ thể, cảm tính bên ngoài qua chất liệu, là phú cho thế giới những hình tượng khái quát qua một thể xác, hình hài.Xây dựng hình tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ phải sử dụng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo để làm nổi bật nhân vật như nhân hóa, so sánh, .

-         Phân tích nhân vật ông Hai làm sáng tỏ nhận định trên:  Ông Hai là con người có lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc:

+ Ông Hai là người dân ngụ cư xa làng có lòng yêu làng sâu sắc.Hàng ngày, ông Hai sang nhà bác Thứ khoe về làng mình. Đây như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của lão nông tri điến.Tuy đã già nhưng ông vẫn nhiệt huyết lòng yêu làng, yêu nước, tấm long chân thực của ông thật thiêng liêng và cao quý.

+ Hình ảnh làng là điểm tựa cho ông. Ông nhớ về ngày kháng chiến đào hào đắp ụ..Thật đáng trân trọng biết bao lão nông già mà sôi nổi kháng chiến, sục sôi tinh thần.

+ Chính xuất phát từ lòng yêu nước, yêu cụ Hồ, ông Hai thường xuyên nghe thông tin, tình hình, kháng chiến “ ông lão như múa cả lên…” nghe tin về đội tình nguyện với con bé, đội nữ du kích..

+ Nghe tin người dân tản cư nói về tin làng theo giặc . ông thể hiện sự sửng sốt, thất vọng không tin chính mình [ Không dám bước chân..chỉ biết nghe ngóng] giàu lòng tự trọng, [ trằn trọc không ngủ, thương con, ám ảnh..].

+ Ông hỏi đứa con ngây thơ của mình “ thế nhà con ở đâu?”, “ con có thích về làng không?”,…Đó là tiếng khóc, lời hỏi đầy nghẹn ngào, nhuốm vị đắng cay, tủi hổ. Ông vẫn muốn nhắc với con  về cội nguồn , quê cha đất tổ của mình.

+ Nước mắt ông lão giàn ra chảy ronhg ròng “ con ủng hộ ai? Ủng hộ cụ Hồ nhỉ..” Noi gương Bác Hồ vĩ đại, thể hiện tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng.

+ Ông xác định yêu làng “ làng yêu thật nhưng làng theo Tây thì thù..”, tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, bao trùm yêu nước.

+ Nghe tin làng cải chính , ông lão không khỏi vui sướng “ rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy, chia quà cho con..Niềm vui, niềm hạnh phúc sung sướng đến tột độ khi nghe tin làng mình bị giặc đốt nghĩa là không theo giặc…

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả chân thực, sinh động , ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên mâu thuẫn căng thẳng , dồn dập, bức bối trên cơ sở am hiểu gắn bó với cuộc sống người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.

+ Ông Hai là một hình tượng nhân vật điển hình cho tình yêu nước của người dân Việt Nam với một tình yêu làng mãnh liệt, danh dự được bảo toàn, hồi sinh làng Dầu khác, cái làng Dầu ông đã từng yêu từng gắn bó với cách mạng đầy tự hào.

3. Đánh giá chung:

-         Ý kiến trên rất đúng phản ánh đặc trưng của văn học. Nó phản ánh quy luật đặc trưng của văn học là miêu tả con người trong sự tôn vinh phẩm chất bằng hình thức nghệ thuật độc đáo.

Hình tượng nhân vật ông Hai là nhân vật tiêu biểu cho người nông dân yêu nước sâu sắc, tỉnh táo, sáng suốt. Qua đó thể hiện tài năng nghệ thuật của Kim Lân trong xây dựng nhân vật và ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của ông

Chào em,

Đây là đề Văn nghị luận Văn học

1. Giải thích:

+ Tác phẩm văn học chân chính?

+ Tư tưởng ? 

+ Nghệ thuật?

=> Cả câu 

ND: Một tác phẩm VH chân chính thì nó sẽ trở về đúng nhiệm vụ của nó, mang những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống. Vì đo là những tác phẩm như những trang đời nên nó có sức truyền tải mạnh mẽ đến trái tim độc giả.

2. Bình luận, chứng minh:

+ Ý 1:: Tác phẩm VH chân chính bao giờ cúng là nơi khẳng định những tư tưởng sâu sắc, mới mẻ về cuộc sống:

Thể hiện qua 2 TP "Đàn ghi-ta..." và "Đò Lèn"...

+ Ý 2: Tác phẩm VH chân chính mang sức mạnh truyền cảm của NT vào cuộc sống: qua 2 TP đề bài đã yêu cầu

+ Ý 3: mở rộng những nhận định của những nhà văn, nhà thơ có ND, ý tưởng tương tự: "Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối" [NAm Cao]. 

Và e tham khảo một số nhận định ở đây, sẽ làm cho bài viết sâu hơn //phanthanhvan.vnweblogs.com/post/8200/409141

* Chú ý: Trọng tâm:  Một tác phẩm VH chân chính là những tác phẩm chân thực tái hiện lên bức tranh cuộc đời một cách sống động qua trang viết, chứ một tác phẩm VH chân chính không thể tô hồng, bôi son nhằm che đi cuộc sống chân thực được. Văn học Nghệ thuật luôn gắn bó với cuộc đời, vì cuộc đời chính là chất liệu để tạo nên một tác phẩm VH chân chính, gần gụi.

3. Liên hệ cuộc sống với VH nghệ thuật 

__ Thân ! Chúc em học tập tốt __

Chủ Đề