Tài sản trí tuệ của doanh nghiệp là gì

[TBTCO] - Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 - 2030 đã đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm cho đầu tư hỗ trợ, cho thấy vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong định hướng hoạt động sở hữu trí tuệ của Chính phủ.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, trong xu thế phát triển, hội nhập kinh tế như hiện nay, doanh nghiệp lớn hay nhỏ khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh dù ít hay nhiều đều liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp cũng có thể xem là quá trình phát triển của tài sản trí tuệ.

Công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp luôn được bao quanh bởi những sáng tạo thuộc sở hữu trí tuệ, mà từ đó phát sinh mọi loại quyền theo pháp luật. Tài sản trí tuệ bao gồm khoa học, công nghệ, nghệ thuật sáng tạo đã định dạng cho sự tồn tại, phát triển và tạo ra sự thịnh vượng cho các doanh nghiệp.

Tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp thường gồm 3 phần: tiền vốn, tài sản hữu hình [nhà xưởng, trang thiết bị, …], tài sản vô hình. Tài sản vô hình chủ yếu là tài sản trí tuệ, uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp. Thể hiện của tài sản trí tuệ như: thương hiệu /nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiềm ẩn bên trong sản phẩm. Tài sản trí tuệ được xem là thước đo khả năng tồn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

Tài sản trí tuệ tác động nhiều đến các hoạt động của doanh nghiệp như trong kinh doanh, sản xuất và nó gắn liền với các hoạt động thương mại; tài sản trí tuệ được sinh lợi thông qua việc góp vốn kinh doanh; mua, bán, trao đổi; tạo thế cạnh tranh.

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ. Ảnh: TL minh họa

Xác định được giá trị của tài sản trí tuệ, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 đã được các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tích cực tham gia và đạt được kết quả nhất định.

Đến nay các doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đã sử dụng các tài sản trí tuệ như nhãn hiệu, sáng chế kiểu dáng công nghiệp… làm đòn bẩy để tìm kiếm nguồn lực đầu tư vào doanh nghiệp.

Cụ thể, trong 5 năm qua, thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư cho sản phẩm của mình để trở thành tài sản trí tuệ được bảo hộ sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý ở trong nước và quốc tế.

Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi, mở đường cho việc tiếp cận các thị trường nước ngoài, góp phần khẳng định uy tín, giá trị thương hiệu của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trên bình diện quốc tế, cục đã và đang hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận và cà phê Buôn Ma Thuột.

Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Theo ông Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ chính là một trong các công cụ mạnh trong đổi mới sáng tạo. Từ đó, tạo các hành lang pháp lý trong việc bảo hộ và bảo vệ tài sản trí tuệ. Đây chính là một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vì nó giúp tạo ra được thế độc quyền, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư, ít chú trọng đến việc tạo lập các tài sản trí tuệ mới, bảo hộ và khai thác các quyền sở hữu trí tuệ; hoặc có bảo hộ và khai thác nhưng chưa hiệu quả.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ đã và đang có những nỗ lực trong công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm góp phần thuận lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sáng tạo, hình thành, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, các quy trình, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ được xây dựng theo hướng ngày một đơn giản hóa, thân thiện với người sử dụng và doanh nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, nâng cao chất lượng, xác lập quyền, tăng cường năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung, nhằm xử lý một cách nhanh nhất và chính xác nhất yêu cầu của người nộp đơn.

Cùng với đó, hệ thống tự động hóa công tác xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, nộp đơn trực tuyến đang được áp dụng tại Cục Sở hữu trí tuệ, giúp người nộp đơn được tiếp cận thông tin minh bạch, chính xác và thuận tiện. Việc gia nhập các hệ thống đăng ký đơn sở hữu công nghiệp quốc tế, ký kết và phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác kinh tế với cấu phần sở hữu trí tuệ chiếm tỷ trọng lớn, đã và đang tạo ra các thuận lợi pháp lý tốt nhất về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ tập trung vào việc triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 - 2030, trong đó ưu tiên cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ.

Một trong những giải pháp quan trọng được nêu trong Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030 là triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa [SMEs] phát triển tài sản trí tuệ, đưa SMEs thành một nhóm đối tượng cụ thể và quan trọng trong chiến lược.

Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2021 - 2030, được xây dựng với mục tiêu, quy mô lớn hơn, nhiều nội dung mới hơn, bảo đảm hỗ trợ đầy đủ các nội dung từ hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, cho đến các nhiệm vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ, quản lý, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ và tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đặt hàng, liên kết, hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Phần 2: PHƯƠNG THỨC QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP?

Tiếp theo nội dung về nhận diện tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, trong phần thứ hai của loạt bài viết về “Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp”, Apolat Legal sẽ đưa ra một số phương thức nên và phải được sử dụng để quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, cả trên phương diện theo quy định của pháp luật và trên thực tiễn hoạt động của một doanh nghiệp, để quý doanh nghiệp có thể tham khảo và vận dụng tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp [phần 1].

Như đã đề cập tại phần một, trong thời buổi kinh tế hiện nay, các tài sản trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhận diện được tài sản trí tuệ chỉ là bước đầu tiên của quá trình quả trị một tài sản trí tuệ, có được một tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp mà không quản trị được nó thì cũng giống như để tài sản trong căn nhà không có khóa cửa, ai cũng có thể lấy, sử dụng cho mục đích riêng của họ, gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp/chủ sở hữu tài sản, đồng thời cũng làm giảm giá trị của tài sản trí tuệ, giảm hấp dẫn đầu tư.

Quá trình hình thành của một tài sản trí tuệ, như đã phân tích, thường trải qua các giai đoạn: Tri thức tiềm ẩn của các cá nhân à được định hình thành sản phẩm trí tuệ hữu hình [tài liệu, máy móc, quy trình, các sản phẩm…] à đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ trở thành tài sản trí tuệ. Việc quản trị tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp tức là một quá trình xác định, phân loại các sản phẩm trí tuệ của doanh nghiệp, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý/ bảo hộ phù hợp để đảm bảo quyền sở hữu đối với sản phẩm đó trước khi đưa ra thị trường. Tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm trí tuệ, đặc biệt là giá trị của các sản phẩm trí tuệ đó trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể xem xét áp dụng các biện pháp quản trị sau:

1. Áp dụng các biện pháp quản trị nội bộ

Nguồn sản phẩm trí tuệ của một doanh nghiệp đa phần đều đến từ những cá nhân làm việc tại doanh nghiệp đó, nếu bản thân doanh nghiệp không có những quy định nội bộ rõ ràng về việc chuyển giao quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ, sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu nếu người lao động tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao trong quá trình làm việc mà không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp.

Các biện pháp quản trị nội bộ của một doanh nghiệp gồm:

  • Ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ với người lao động, đối tác;
  • Lưu tâm đến điều khoản bảo mật, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong các hợp đồng liên quan đến các sản phẩm trí tuệ;
  • Ban hành quy chế công nhận sáng kiến, bảo mật thông tin, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nội bộ của doanh nghiệp.

2. Đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định của pháp luật là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Trong các loại quyền sở hữu trí tuệ nêu trên:

  • Quyền tác giả, và quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh là các quyền phát sinh tự động trên cơ sở đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Cụ thể: Quyền tác gỉa phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

Do đó, đối với các đối tượng nêu trên, doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng được các điều kiện luật định, thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phát sinh quyền sở hữu trí tuệ theo quy định.

Bên cạnh việc áp dụng các phương thức quản trị tài sản trí tuệ nêu trên, doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến việc thiết lập một hệ thống quản trị tài sản trí tuệ có đủ các giai đọan chủ yếu như sau:

  1. Phân loại sản phẩm trí tuệ;
  2. Xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ.
  3. Khai thác
  4. Xử lý xâm phạm

Tùy thuộc vào tầm quan trọng của các sản phẩm trí tuệ, đặc biệt là ảnh hưởng của các sản phẩm trí tuệ đó trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể xem xét ưu tiên áp dụng các biện pháp xác lập quyền trước [đăng ký với cơ quan nhà nước, ký các thỏa thuận bảo mật, chuyển giao quyền], để làm cơ sở cho việc khai thác sau này.

Video liên quan

Chủ Đề