Tại sao bị cảm lại chảy nước mũi

Thay đổi thời tiết dễ dẫn đến những triệu chứng bệnh hô hấp như sổ mũi, chảy nước mũi. Đây không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ thành mãn tính và biến chứng thành các bệnh khác nguy hiểm hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng sổ mũi, chảy nước mũi để biết rõ hơn những tác hại của bệnh lý này.

Nguyên nhân của bệnh sổ mũi

Sổ mũi, chảy nước mũi là hiện tượng sức khỏe hầu như ai cũng từng có lần mắc phải, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa. Cụ thể hơn, đây là tình trạng xuất hiện dịch chảy ra từ mũi. Dịch có thể loãng hoặc đặc, có màu trắng, vàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu.

Bệnh sổ mũi thường đi kèm với biểu hiện đau nhức mũi, ngạt mũi và khó thở do lượng dịch chảy ra nhiều gây bít tắc lỗ mũi. Trong trường hợp dịch quá đặc, vùng mũi bị tắc hoàn toàn, bạn sẽ không thở được và phải thở bằng đường miệng. Hiện tượng chảy nước mũi có thể xuất hiện ở lỗ mũi bên trái hoặc lỗ mũi bên phải hoặc đồng thời cả hai bên mũi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sổ mũi, trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Bệnh lý viêm xoang cấp tính [nhiễm trùng xoang]
  • Viêm xoang mãn tính
  • Dị ứng, viêm mũi dị ứng
  • Viêm mũi
  • Viêm đường hô hấp trên [viêm xoang, viêm họng, viêm amidan]
  • Cảm lạnh thông thường
  • Sử dụng thuốc xịt thông mũi
  • Vách ngăn mũi có vấn đề [lệch, vẹo vách ngăn]
  • Tiếp xúc với không khí quá khô
  • Thay đổi nội tiết
  • Cúm
  • Polyp mũi
  • Hen suyễn

Tùy theo từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau, phù hợp với từng người bệnh như: Sử dụng thuốc, sử dụng máy hút mũi, bình rửa mũi, các loại máy điều trị viêm mũi dị ứng hay máy khí dung…

>> Tìm hiểu: Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị sổ mũi? Xử lý và phòng tránh thế nào?

Sổ mũi, chảy nước mũi có tác hại như thế nào?

Bệnh sổ mũi thường gây bít tắc đường hô hấp khiến việc hít thở trở nên khó khăn, người bệnh thường mất ngủ hoặc khó ngủ gây mệt mỏi, thiếu tập trung làm ảnh hưởng đến công việc và học tập. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là một chứng bệnh đơn giản và khá dễ chữa trị nên bạn không cần phải quá lo lắng. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh và hết hẳn sau 1-3 ngày điều trị đúng chỉ định.

Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không chữa trị, bệnh có thể sẽ nặng và biến chứng thành một số bệnh như:

  • Viêm mũi cấp: Là bệnh thường gặp sớm nhất, ban đầu có thể chỉ là tình trạng chảy nước mũi do phản ứng lại với sự thay đổi của thời tiết, của dị nguyên. Tuy nhiên, nếu mũi không được làm sạch [uống thuốc, rửa mũi, dùng máy hút mũi hút dịch…] và tình trạng bị chảy nước mũi kéo dài sẽ dẫn đến viêm mũi.
  • Viêm xoang: Bệnh sổ mũi không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, dịch tiết còn đọng lại trong các hốc, các xoang, chứa nhiều vi khuẩn dẫn đến viêm xoang. Lâu dần là viêm xoang mãn tính, vô cùng khó chữa, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Bệnh về cuốn mũi: Bệnh sổ mũi kéo dài, viêm nhiễm làm cuốn mũi phù nề, lâu dần thoái hóa. Hoặc có thể do dùng thuốc co mạch xịt mũi không đúng liều lượng, làm teo cuốn mũi.
  • Các bệnh về tai, họng: Do hệ thống tai - mũi - họng thông với nhau qua các xoang, các hốc, nên một trong ba bộ phận bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến hai bộ phận còn lại. Tình trạng dịch tiết, mủ viêm của bệnh sổ mũi có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ở tai và họng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ…

>> Tham khảo thêm: Làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm?

Điều trị sổ mũi, chảy nước mũi như thế nào

Sổ mũi, chảy nước mũi là những bệnh thường gặp vì vậy cũng có rất nhiều cách chữa trị khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp một số cách chữa bệnh sổ mũi mà bạn có thể tham khảo.

Chữa sổ mũi bằng Tây Y

Với nhịp sống bận rộn hiện nay thì việc sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh là cách vừa nhanh vừa tiện lợi. Tuy nhiên, bạn nên tới gặp bác sĩ để được khám một cách chi tiết và kê đơn, tránh mua và uống thuốc vô tội vạ không theo chỉ định, có thể dẫn đến “lờn thuốc” hay uống mãi mà không khỏi bệnh.

Đối với những người gặp khó khăn trong việc uống thuốc, trẻ nhỏ sợ uống thuốc, bạn có thể sử dụng kết hợp máy khí dung để đưa thuốc vào cơ thể theo đường hô hấp. Đồng thời các hạt phun sương từ máy khí dung cũng sẽ giúp làm lỏng kết cấu dịch mũi, khiến cho đường thở trở nên thông thoáng hơn.

Chữa chảy nước mũi bằng Đông Y

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh sổ mũi hay gặp nhất là do phong hàn và phong nhiệt còn gọi là bệnh cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt.

  • Bài thuốc 1: Với bệnh cảm mạo phong hàn, có thể sử dụng bài thuốc Ma hoàng thang gồm: các vị Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Quế chi 6g, Cam thảo 6g sắc ngày 01 thang. Hoặc dùng bài thuốc Kinh phong bại độc tán gồm: Sài hồ 40g, Tiền hồ 40g, Chỉ xác 40g, Xuyên khung 40g, Khương hoạt 40, Độc hoạt 40g, Phục linh 40g, Cát cánh 40g, Phòng phong 40g, Cam thảo 20g, Kinh giới 40g, tán bột, pha uống ngày 12g.
  • Bài thuốc 2: Với cảm mạo phong nhiệt, dùng bài thuốc Ngân kiều tán với tác dụng tân lương giải biếu gồm: Kim ngân 40g, Liên kiều 40g, Cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Lá tre 24g, Cam thảo 20g, Đậu xị 20g, Hoa kinh giới 16g, Ngưu bàng tử 24g. Tán bột, pha uống ngày 24g. Hoặc có thể dùng bài Tang cúc ẩm có Tang diệp 12g, Cúc hoa 12g, Hạnh nhân 12g, Liên kiều 8g, Cát cánh 12g, Lô căn 8g, Bạc hà 6g, Cam thảo 6g, sắc uống ngày 01 thang.

Bên cạnh các bài thuốc trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thảo dược khác như: Tía tô, hành tỏi tươi, tinh dầu khuynh diệp… để điều trị tình trạng chảy nước mũi. Tuy nhiên, những phương pháp này thường có tác dụng chậm nên người bệnh phải rất kiên trì mới đạt được kết quả. 

Cách phòng tránh sổ mũi, chảy nước mũi

Bệnh sổ mũi không phải là bệnh nguy hiểm vì vậy bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện những biện pháp sau:

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ hằng ngày bằng dung dịch nước sạch hoặc nước muối sinh lí NaCl 0.9%, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc mũi. Sử dụng bình rửa mũi để đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C nhất là từ các loại hoa quả, rất tốt cho hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh sổ mũi.
  • Tránh tiếp xúc với vi khuẩn, tập thói quen rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ với nước rửa tay, hạn chế hoặc sử dụng đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm, người bị bệnh hay khi phải hoạt động trong khu vực có người mắc bệnh.
  • Tập thể dục thường xuyên, rèn luyện sức khỏe với những bài tập phù hợp nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể thích nghi được với những điều kiện thay đổi của môi trường, thời tiết và các yêu tố dị nguyên.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc trong môi trường sống. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng thêm các loại máy lọc không khí, máy hút bụi, robot hút bụi để đem lại hiệu quả tốt hơn. 

Bệnh sổ mũi là một bệnh tuy không khó chữa nhưng chúng ta không nên chủ quan để bệnh lâu ngày, biến chứng thành các dạng bệnh khác. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này tốt hơn. Để tham khảo thêm nhiều thông tin về các loại bệnh hô hấp khác cũng như các loại máy hỗ trợ điều trị, truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: sổ mũi, chảy nước mũi, cách chữa bệnh sổ mũi

Ho, sổ mũi là triệu chứng dễ dàng bắt gặp ở ngay chính bản thân chúng ta và người xung quanh. Một vài tiếng ho hay nước mũi chảy trong có thể không khiến bạn bận tâm, nhưng khi triệu chứng này kéo dài, hãy cẩn thận với nó. Vậy ho sổ mũi do đâu? Điều trị triệu chứng ho, sổ mũi như thế nào? Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu về vấn đề này.

Ho là cách mà cơ thể chúng ta loại bỏ chất kích thích. Khi có một thứ gì đó kích thích vào cổ họng và đường thở, hệ thống thần kinh sẽ gửi cảnh báo đến não bộ. Bộ não sẽ phản ứng bằng cách yêu cầu các cơ ở ngực, bụng co lại và đẩy luồng thông khí ra ngoài

Ho sổ mũi do đâu? Cách điều trị triệu chứng ho, sổ mũi

Sổ mũi là tình trạng nước mũi chảy ra quá mức. Nó có thể là chất lỏng trong suốt loãng hoặc chất nhầy đặc, vàng. Khi bụi bẩn, tác nhân lạ đi vào đường mũi sẽ bị cản lại bằng hệ thống lông mũi, đồng thời niêm mạc mũi có những tuyến tiết chất nhầy để giữ lại bụi bẩn là đưa chúng ra ngoài qua dịch chảy ra. Dịch mũi có thể chảy ra ngoài hoặc chảy xuống họng kích thích ho, nôn trớ.

Như vậy, ho và sổ mũi là một phản xạ phòng vệ quan trong, giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các chất gây kích thích như: Chất nhầy, khói, chất gây dị ứng như bụi, nấm mốc và phấn hoa.

2. Nguyên nhân gây ho, sổ mũi

Triệu chứng ho, sổ mũi thường xuất hiện đồng thời trong các bệnh lý sau:

a. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được gọi là bệnh “quốc dân” bởi tình hình khói bụi gây ô nhiễm không khí hiện nay. Ở người bị viêm mũi dị ứng, các triệu chứng của bệnh bao gồm: Ngứa mũi có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng, hắt hơi thường thành từng tràng dài liên tục, chảy nước mũi, ho khan, nghẹt mũi. 

Người bị viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện ho, sổ mũi do tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, mùi thức ăn, lông chó mèo, do tâm lý. Bệnh thường liên quan đến các bệnh dị ứng khác như hen, chàm da….

b. Cảm lạnh [Viêm mũi cấp]

Cảm lạnh hay còn gọi là viêm mũi cấp, bệnh biểu hiện với triệu chứng chảy nước mũi kèm ho và có thể sốt nhẹ. Bệnh có thể xảy ra quanh năm đặc biệt là thời điểm giao mùa, nguyên nhân phổ biến của cảm lạnh là do virus. Thông thường sau 1 tuần, bệnh sẽ thuyên giảm. Ở trẻ em, tần suất bị cảm lạnh cao hơn người lớn. Cần biết rằng, nước mũi chuyển sang màu xanh vàng, đặc có thể không phải là biểu hiện của bội nhiễm.

Cảm lạnh nếu kéo dài đưa đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc khởi phát cơn hen phế quản cấp.

c. Cúm

Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra và rất dễ lây lan. Đây là một bệnh diễn tiến cấp tính nhưng thường tự giới hạn. Cúm có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ nhẹ với biểu hiện sốt đến cúm điển hình, nếu nặng thì suy kiệt, thậm chí tử vong.

Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ sốt cao đột ngột, kèm rét run hay ớn lạnh. Mệt mỏi, chán ăn, đau cơ khớp, sổ mũi, đau họng và ho khan cũng là triệu chứng của bệnh. Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ sốt cao liên tục, mệt mỏi chán ăn, đau cơ khớp kèm với tổn thương thanh – khí – phế quản. Tuy nhiên sốt ở cúm kéo dài 2 -5 ngày rồi giảm đột ngột và phần lớn bệnh tự hồi phục sau 1 tuần.

Biến chứng của cúm thường gặp là viêm phổi thứ phát do vi khuẩn. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong của bệnh cúm, thường xảy ra trên cơ địa đặc biệt như người già, phụ nữ có thai, có bệnh lý mạn tính.

d. Đồ ăn cay

Thức ăn cay cũng có thể gây chảy nước mũi do một dạng viêm mũi không dị ứng gây ra. Điều này không phải do histamin hoặc chất gây dị ứng gây ra, mà là sự kích thích quá mức của các dây thần kinh trong xoang khi bạn ăn hoặc hít phải thứ gì đó cay.

Màng nhầy nhầm lẫn gia vị với chất gây kích ứng và chuyển sang chế độ bảo vệ, kích hoạt đường mũi của bạn sản xuất thêm chất nhầy để loại bỏ chất gây kích ứng. Đây là một phản ứng tạm thời và sổ mũi sẽ ngừng ngay sau khi ăn. Đồng thời vị cay cũng kích thích các dây thần kinh ở ngã hầu họng gây nên phản xạ ho khan, cổ họng nóng rát. Giảm bớt gia vị cay trong thức ăn giúp giúp ngăn chặn phản ứng này.

e. Khói thuốc

Khói thuốc cũng là một chất kích thích cũng có thể kích hoạt màng nhầy của bạn sản xuất thêm chất nhờn. Bạn có thể bị ho, sổ mũi nếu ở gần những người hút thuốc hoặc ở trong một căn phòng đầy khói thuốc [hút thuốc lá thụ động]. Trong hầu hết các trường hợp, việc rời khỏi khu vực có khói thuốc giúp cải thiện ho, sổ mũi rõ rệt.

f. Mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng có thể dẫn đến dư thừa chất nhờn và gây chảy nước mũi. Người ta ước tính rằng viêm mũi không dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 20% ​​phụ nữ mang thai. Trên thực tế, ho và sổ mũi là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên nếu kèm theo sốt, bà mẹ cần phải cần trọng vì có thể biểu hiện của viêm nhiễm, gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Chảy nước mũi có thể phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, tuy nhiên các triệu chứng thường biến mất sau khi sinh. Kê gối nâng đầu cao khoảng 30 độ và tập thể dục vừa phải có thể giúp cải thiện các triệu chứng về mũi.

Thủ phạm ho sổ mũi phổ biến là cảm lạnh và dị ứng, nhưng nó cũng có thể xảy ra với các vấn đề cơ bản khác. Ho, sổ mũi thường tự hết khi tự chăm sóc. Tuy nhiên, hãy đi khám bác sĩ nếu nước mũi có màu vàng hoặc xanh lá cây hoặc kèm theo đau, sốt.

Tải ứng dụng iSofHcare để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3. Cách điều trị ho, sổ mũi

Tùy từng nguyên nhân và triệu chứng phối hợp, ho sổ mũi sẽ có dùng thuốc cụ thể. iSofHcare xin đưa ra các phương thức giảm ho, sổ mũi đơn thuần để dự phòng hoặc khi đang điều trị bằng thuốc

a. Nước uống

Chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và cổ họng của bạn. Chất lỏng ấm, chẳng hạn như nước, trà hoặc nước trái cây, có thể làm dịu cổ họng giúp giảm ho, rát họng. Uống đủ nước cũng làm chất nhầy trong các xoang loãng ra không bị đặc quánh lại nên dễ dàng tống ra ngoài.

Các đồ uống nóng như trà hữu ích hơn đồ uống lạnh vì nhờ vào nhiệt và hơi nước, đường thở được mở ra và thông thoáng hơn. Đặc biệt các loại trà thảo mộc có có thêm khả năng chống viêm, kháng histamin chẳng hạn như trà hoa cúc, gừng, bạc hà… Một mẹo nhỏ khi sử dụng đó là pha 1 tách trà thảo mộc nóng và  hít hơi nước trước khi uống.

b. Xông hơi mặt

Phương pháp này khá hiệu quả với những người bị cảm lạnh thông thường. Cách thực hiện như sau: Đun nóng nước sạch trong một chiếc nồi sạch trên bếp. Đun nóng vừa đủ để tạo ra hơi nước - không để sôi. Đặt khuôn mặt của bạn trên mặt hơi nước trong 20 đến 30 phút mỗi lần, hít thở sâu bằng mũi. Hãy nghỉ giải lao nếu da mặt bạn quá nóng. Xì mũi ngay sau đó để loại bỏ chất nhầy.

Nếu muốn, hãy thêm một vài giọt tinh dầu thông mũi vào nước xông hơi mặt.  Dầu khuynh diệp, bạc hà , thông, hương thảo , xô thơm, bạc hà, tràm trà và cỏ xạ hương là những lựa chọn tuyệt vời. Các hợp chất trong những loại cây này [như tinh dầu bạc hà và thymol] cũng được tìm thấy trong nhiều loại thuốc thông mũi không kê đơn.

c. Ngậm thuốc ho hoặc kẹo cứng

Các loại kẹo ngậm, thuốc ho có thể làm dịu cơn ho khan và làm dịu cổ họng bị kích thích.

d. Cân nhắc dùng mật ong

Mật ong giúp làm dịu cơn ho. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng mật ong cho  trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể chứa vi khuẩn có hại cho trẻ sơ sinh. Uống 1 thìa mật ong với nước ấm vào buổi sáng cũng rất tốt cho sức khỏe.

e. Vệ sinh mũi

Cách thức vệ sinh mũi có sự khác nhau giữa người lớn và trẻ em. Đối với người lớn, cần xịt mũi để loại bỏ chất nhầy sau đó rửa mũi lại bằng nước ấm. Đối với trẻ em, việc vệ sinh mũi nên có dụng cụ hỗ trợ ống hút rửa mũi, bóng bóp, bình xịt rửa mũi.

Lưu ý rằng dùng giấy cuộn thấm vào mũi cho trẻ không loại bỏ được hoàn toàn chất nhầy. Dung dịch vệ sinh mũi không nên là nước lạnh vì sẽ khiến các mao mạch ở mũi co lại, khiến co mạch vòi tai làm tăng khả năng viêm tai giữa. Không xịt hướng về thành mũi vì vòi nước xịt ra có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, gây chảy máu cam.

f. Tránh khói thuốc lá

Hút thuốc hoặc hít thở khói thuốc gây kích ứng phổi của bạn và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ho do các yếu tố khác gây ra. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chương trình và sản phẩm có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.

Các biện pháp trên chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của ho sổ mũi, không điều trị được hoàn toàn. Bạn nên tìm đến cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được điều trị và tư vấn cụ thể. Đặc biệt là khi bạn ho, sổ mũi kéo dài khiến bạn quá mệt mỏi, đau cơ hoặc sốt.

Mong rằng những kiến thức mà iSofHcare đem lại cho bạn là hữu ích. Mọi thắc mắc cần tư vấn có thể liên hệ với iSofHcare để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất

Cẩm nang iSofHcare cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Video liên quan

Chủ Đề