Tại sao các vì sao lại sáng

Vào những ngày nắng nóng, bạn đã bao giờ nhìn về phía những cái cây ở đường chân trời và thấy nó đang uốn éo, hoặc nhìn thấy những vũng nước giữa đường nhưng khi đến gần thì vũng nước đó đã hoàn toàn biến mất? Nghe có vẻ chẳng liên quan nhưng nó rất giống với những gì xảy ra khi bạn nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm. Khi chúng ta nhìn lên trời, chúng ta không chỉ nhìn vào không gian. Sự thật là chúng ta đang nhìn vào không gian nhưng thông qua một khoảng không khí phái trên bề mặt Trái Đất, gọi là khí quyển. Khí quyển là một lớp các chất khí bao quanh hành tinh của chúng ta, dày khoảng 120 km hoặc hơn. Lớp khí này di chuyển xung quanh phía trên chúng ta và lượn vòng quanh Trái Đất ở những tốc độ khác nhau. Tốc độ này nhanh hay chậm phụ thuộc vào 1 yếu tố: nhiệt độ. Khi không khí nóng, nó trở nên dồi dào năng lượng và thích di chuyển nhiều hơn. Nhưng khi không khí lạnh, nó "lười" di chuyển hơn. Không khí nóng bên cạnh đó cũng nhẹ hơn không khí lạnh, do đó, nó bay cao hơn, trộn lẫn với không khí lạnh xung quanh. Sự pha trộn này tạo thành các vòng xoáy trong bầu khí quyển được gọi là "nhiễu loạn". Không khí cũng va đập với những ngọn núi, đồi khi nó di chuyển trên bề mặt Trái Đất, tạo thành các gợn sóng có thể chạm đến tầng cao của khí quyển. Những gợn sóng này ảnh hưởng đến không khí bên trên, cũng gây ra nhiễu loạn. Ánh sáng từ ngôi sao trên đường đến Trái Đất đã đi qua bầu khí quyển, nó va chạm với từng lớp của khí quyển và bị bẻ cong trước khi bạn có thể nhìn thấy. Khi các lớp không khí nóng và lạnh di chuyển, ánh sáng bị bẻ cong cũng thay đổi theo, khiến cho hình ảnh của những ngôi sao khi quan sát được bị lung lay hoặc lấp lánh. Những người Úc bản địa và cư dân sống trên đảo Torres Strait từ hàng ngàn năm trước đã lợi dụng sự lấp lánh của những ngôi sao này để dự đoán sự di chuyển của gió, từ đó đưa ra các dự báo về thời tiết.

Những ngôi sao lấp lánh có thể làm cho những buổi hẹn hò của bạn trở nên lung linh và lãng mạng hơn nhưng đối với các nhà thiên văn học, hiện tượng này khiến họ cảm thấy khá phiền phức. Nguyên nhân bởi vì nó sẽ làm mờ những thứ mà họ thật sự muốn thấy, chẳng hạn như các thiên hà xa xôi. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề? Nếu nãy giờ bạn hiểu những nội dung bên trên, thì hoàn toàn có thể suy luận nơi quan sát vũ trụ tốt nhất chính là vị trí không còn khí quyển - không gian. Tuy nhiên, đưa những kính viễn vọng khổng lồ ra ngoài không gian không phải là việc gì đó dễ dàng. Giảp pháp mà chúng ta có thể chính là xây dựng những hệ thống kính thiên văn lớn trên mặt đất sử dụng công nghệ laser và gương bẻ cong ánh sáng. Việc này giúp các nhà thiên văn học có thể quan sát toàn bộ vũ trụ mà không bị khí quyển làm phiền nữa.

Chúng ta đang nói về sự lấp lánh của những ngôi sao. Vậy các hành tinh thì sao? Chúng có lấp lánh không? Khi bạn quan sát những ngôi sao bằng các hệ thống kính thiên văn lớn nhất, bạn cũng chỉ thấy nó là một đốm sáng nhỏ xíu không hơn không kém. Ánh sáng từ ngôi sao đi qua bầu khí quyển dưới dạng một chùm tia nhỏ có thể dễ dàng bị bẻ cong. Còn khi nhìn hành tinh bằng kính viễn vọng, bạn thậm chí còn có thể thấy đĩa của chúng [như sao Thổ và Thiên Vương Tinh], nghĩa là đủ lớn để có thể nhận biết đó là một hành tinh chứ không chỉ là đốm sáng. Nói cách khác, ánh sáng từ hành tinh đến khí quyển dày hơn và khó bị thay đổi hơn. Kết quả là những ngôi sao thì nhấp nháy liên tục còn hành tinh thì không.


   Ban đêm chúng ta nhìn thấy vô sô” các ngôi sao phát sáng lấp lánh trên bầu trời. Vì sao các ngôi sao lại phát sáng được như vậy? Đầu tiên chúng ta hãy nói về mặt trời. Mặt trời rực cháy không phải do than, cũng không phải do khí đốt, trên đó luôn có phản ứng nguyên tử. Hễ có phản ứng là sẽ phát sáng, phát nhiệt, phản ứng đó xảy ra liên tục, mặt trời không bao giờ tắt, hàng ngày chiếu sáng xuống chúng ta. Những vì sao trên bầu trời hầu hết đều giống mặt trời cũng phát sáng nhờ phản ứng nguyên tử của bản thân nó. Chỉ vì các vì sao ở quá xa chúng ta cho nên chỉ thấy những chấm sáng nhỏ.

Sao to hay mặt trăng to ?

    Chúng ta hãy làm thí nghiệm. Lấy một quả bóng bay và một quả táo cùng đặt một chỗ. Bạn hãy nhìn xem quả nào to hơn. Dĩ nhiên là quả bóng bay to hơn rồi. Bây giờ chúng ta để quả táo ngay trước mặt, còn quả bóng bay thì để ở một nơi thật xa, bạn hãy nhìn lại xem, quả bóng bay lại thành bé thế. Thì ra mọi thứ ở xa khi nhìn đều thấy nhỏ. Chẳng hạn như nhà cửa, ô tô nhìn từ xa chẳng thấy nhỏ hay sao.

    Trên bầu trời những ngôi sao nhìn ta nhấp nháy, mắt thực tế nó đều to hơn mặt trăng rất nhiều, nhưng vì nó ở vô cùng xa chúng ta nên khi nhìn lại thấy chúng nhỏ xíu, mặt trăng nhìn lại thấy to hơn.


Vì sao nước hồ mùa hè đục, mùa thu trong?


   Mùa hè đến cũng chính là mùa mưa, mưa nhiều, nước chảy tràn lan xói mòn mặt đất, đem theo nhiều đất bùn và chất bẩn trôi xuống hồ. khi đó một số loài vi khuẩn và tảo được dịp phát triển nhanh trong nước làm cho hồ ngày càng đục.


   Đến mùa thu, mùa mưa cũng đã đi qua, nước mưa ít hơn vào mùa hè rất nhiều, không có nước thương xuyên xói mòn mặt đất, cát bùn và chất bẩn cũng không còn tuôn vào hồ nước, nước hồ dần dần yên tĩnh trỏ lại. Thời gian lâu dần, cát bùn cũng lắng xuống đáy nước. Trời thu mát mẻ, nhiệt độ nước hồ cũng không cao, vi khuẩn và tảo khó tiếp tục sinh trưởng, nên nước hồ rất trong.


Đọc thêm tại : //biencatrithuc.blogspot.com/2015/05/vi-sao-coc-thuy-tinh-day-lai-de-vo.html




Page 2

Chắc hẳn nhiều người đã biết, Mặt Trời - Nguồn sống cho các sinh vật trên Trái Đất - Là một ngôi sao. Ngôi sao này liên tục phát sáng, tỏa nhiệt ra không gian xung quanh và do đó khiến cho con người cũng như các loài động, thực vật trên hành tinh xanh có thể tồn tại, phát triển. Vậy bạn có biết tại sao những ngôi sao lại phát sáng được hay không?

Các nguyên lý cơ bản để ngôi sao phát sáng

Để biết lý do Mặt Trời và các ngôi sao có thể tự phát sáng được, trước hết các bạn hãy tìm hiểu về một số nguyên lý và định luật cơ bản thuộc vật lý, thiên văn như sau:

► Các vật thể đều được tạo thành từ những hạt nguyên tử. Và các hạt nguyên tử này lại được tạo thành từ những thành phần nhỏ hơn là electron và hạt nhân nguyên tử.

Bạn đang xem: Tại sao các vì sao lại phát sáng

►Mọi vật thể đều có một lực hút, hút những vật khác vào tâm của chính nó - Lực này được gọi là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn của Trái Đất chính là thứ khiến cho con người và các vật thể khi nhảy, bay lên không trung thì luôn rơi xuống. Lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của chính vật thể.

►Điều kiện tối thiểu để một thiên thể trở thành sao là có khối lượng lớn gấp 70 lần Sao Mộc [hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời], tức là gấp khoảng 22.000 lần so với Trái Đất. Trong khi đó, Mặt Trời của chúng ta có khối lượng lớn hơn 332.000 lần so với Trái Đất.

Xem thêm: Ưu Đãi Tới 8 Triệu Đồng Du Học Hè Singapore Giá Rẻ, Chi Phí Du Học Hè Singapore

Tại sao Mặt Trời và các ngôi sao lại có thể tự phát sáng?

Với Mặt Trời vànhững vật thể có khối lượng khổng lồ khác, lực hấp dẫn ở tâm của nó là cực kỳ lớn. Nó lớn tới mức kéo cả các hạt nguyên tử mà chủ yếu là những hạt nguyên tử khí hydro [chiếm tới trên 90% tổng số lượng nguyên tử trong vũ trụ] về phía tâm với tốc độ khủng khiếp. Khi những hạt này va chạm với nhau ở tốc độ cao, cấu trúc của chúng sẽ bị phá vỡ, phân tách thành electron và hạt nhân nguyên tử hydro di chuyển một cách hỗn độn.

Sau khi cấu trúc bị phá vỡ, các hạt nhân hydro lại tiếp tục va chạm với nhau ở tốc độ lớn rồi kết hợp lại để tạo thành hạt nhân heli. Đây được gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân [hay phản ứng nhiệt hạch]. Sản phẩm của phản ứng này là các tia bức xạ, tia nhiệt và các tia gamma photon có năng lượng khổng lồ. Trong đó, các tia gamma photon sẽ chuyển đổi thành những dạng năng lượng điện từ khác bao gồm ánh sáng khả kiến [tức là ánh sáng có thể nhìn thấy được] rồi phát ra ngoài vũ trụ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các ngôi sao, bao gồm cả Mặt Trời, có thể tự phát sáng.

TPO - Đại đa số các ngôi sao đều phát nhiệt và tỏa sáng liên tục nhưng vì sao chúng lại không thể nhìn thấy vào ban ngày?

Tất cả các vì sao đều rực sáng cả ngày lẫn đêm. Nhưng chỉ vào sẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban ngày tầng khí quyển của Trái đất đã tán xạ một phần ánh sáng mặt trời...

Trong vũ trụ và trên Mặt trăng, vì không có không khí nên các vì sao đều được nhìn thấy rõ khi gần Mặt trời, bởi bầu trời ở đó khi nào cũng tối đen ngay cả giữa ban ngày.

Với một kính viễn vọng hiện đại, các nhà khoa học có thể nhận rõ ánh sáng của các vì sao ngay giữa ban ngày. Ở một số thời kỳ nào đó, ngay cả bằng mắt thường ta cũng có thể nhìn thấy sao Kim khi Mặt trời còn chưa lặn nhưng với điều kiện là bầu trời phải trong vắt và các quan sát viên phải biết chính xác hướng quan sát.

Nếu như Trái đất không có bầu khí quyển, không trung sẽ tối đen, và cho dù ánh mặt trời rất sáng thì chúng ta vẫn nhìn thấy sao vào ban ngày [hiện tượng này cũng xảy ra khi chúng ta đứng trên bề mặt mặt trăng. Do không có bầu khí quyển tán xạ ánh sáng, nên tại đây, lúc nào chúng ta cũng có cơ hội chiêm ngưỡng các vì sao].

Điều thú vị về ngôi sao phương Bắc 25.800 năm tuổi

Sao Bắc Cực [SBC] không phải là ngôi sao sáng nhất mà chỉ độ sáng của nó chỉ ở mức trung bình. Trong bảng xếp hạng các sao sáng nhất, SBC thậm chí không lọt được vào top 40 mà chỉ đứng thứ 48.

SBC là ngôi sao quan trọng nhất vì nằm ở vị trí mà trục quay của trái đất trực tiếp trỏ tới. Đặc biệt là SBC sẽ không mọc hay lặn trong suốt đêm mà gần như luôn ở tại một điểm phía trên chân trời phương Bắc thay đổi mỗi năm trong khi các ngôi sao khác quay xung quanh nó.

Vì vậy, bạn luôn có thể dễ dàng tìm thấy SBC ở ngay hướng Bắc tại bán cầu Bắc vào bất cứ giờ nào trong đêm và bất cứ thời gian nào trong năm. Và nếu bạn đang ở Bắc Cực thì ngôi sao phương Bắc sẽ ở ngay trên đầu bạn.

Ngôi sao chết bẻ cong ánh sáng

Kính thiên văn không gian Kepler và các chuyên gia của Đài thiên văn Palomar của Mỹ phát hiện ngôi sao lùn trắng siêu đặc đã chết trong một hệ sao đôi. KOI-256, tên của nó, có kích cỡ bằng trái đất, song khối lượng lại tương đương mặt trời [khối lượng mặt trời gấp khoảng 333.000 lần địa cầu]. Nó và một ngôi sao lùn đỏ tạo thành hệ sao đôi, Livescience đưa tin.

"Mật độ vật chất của KOI-256 lớn đến nỗi mặc dù nó nhỏ hơn ngôi sao lùn đỏ rất nhiều lần, ngôi sao lùn đỏ lại xoay quanh nó", Phil Muirhead, một nhà thiên văn của Viện Công nghệ California tại Mỹ phát biểu.

Dữ liệu từ kính thiên văn không gian Kepler cho thấy, lực hút khủng khiếp từ KOI-256 khiến ánh sáng từ "bạn đồng hành" của nó bị bẻ cong. Giới khoa học gọi hiện tượng này là "khuếch đại hấp dẫn", một phần trong thuyết tương đối rộng của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein.

9 điều thú vị về các ngôi sao

1. Độ sáng Mỗi ngôi sao mà mắt người có thể nhìn thấy trên bầu trời đều lớn hơn và sáng hơn so với Mặt Trời nhiều lần. Trong khoảng 50 ngôi sao sáng nhất con người nhìn thấy bằng mắt thường trên Trái Đất, ngôi sao có độ sáng yếu nhất là Alpha Centauri. Tuy nhiên, nó vẫn sáng hơn Mặt Trời 1,5 lần và không thể dễ dàng nhìn thấy ở bắc bán cầu.

2. Số lượng quan sát được vào ban đêm Vào những đêm không có trăng hoặc bất kỳ nguồn sáng nào khác xung quanh, một người có thị lực tốt nhìn thấy được khoảng 2.000 - 2.500 ngôi sao tại cùng một thời điểm. Vì vậy, nếu ai đó nói nhìn thấy hàng triệu ngôi sao trên bầu trời, đó chỉ là cách nói cường điệu.

3. Màu sắc Trên thực tế, ngôi sao thay đổi màu sắc khi nhiệt độ của nó thay đổi. Màu đỏ đại diện cho nhiệt độ thấp nhất mà tại đó ngôi sao có thể phát sáng trong quang phổ nhìn thấy được. Những ngôi sao nóng hơn phát ra ánh sáng màu trắng, ngôi sao màu xanh lam có nhiệt độ nóng nhất.

4. Ngôi sao là những vật đen Vật đen là đối tượng hấp thụ 100% tất cả bức xạ điện từ [ánh sáng, sóng vô tuyến…] khi chiếu vào nó. Trong trường hợp ngôi sao, nó hấp thụ toàn bộ năng lượng bức xạ đi tới, đồng thời phát ra bức xạ vào trong không gian nhiều hơn lượng hấp thụ nhiều lần. Vì vậy, chúng là vật đen phát ra ánh sáng mạnh mẽ. Vật đen hoàn hảo hơn là lỗ đen, nhưng nó dường như thật sự đen và không tỏa ra ánh sáng.

5. Không có ngôi sao màu xanh lá cây Giới thiên văn không quan sát được màu xanh lá cây ở bất kỳ ngôi sao nào, ngoại trừ hiệu ứng quang học do kính thiên văn, hoặc tầm nhìn của người quan sát và mức độ tương phản. Ngôi sao phát ra quang phổ bao gồm cả màu xanh lá cây, nhưng kết nối mắt - não của con người hòa trộn màu sắc với nhau theo cách hiếm khi tạo ra màu xanh lá cây. Nó bị trộn lẫn với nhiều màu khác và ngôi sao hiện ra có màu trắng. Các màu thường gặp xếp theo thứ tự nhiệt độ thấp đến cao là đỏ, cam, vàng, trắng, xanh lam.

6. Màu sắc của Mặt Trời Mặt Trời có nhiệt độ bề mặt hơn 5.800 độ C, tương ứng với bước sóng lục-lam [khoảng 500 nano mét]. Tuy nhiên, khi mắt người quan sát các màu sắc, Mặt Trời lúc này xuất hiện ở dạng màu trắng hoặc thậm chí là màu trắng hơi vàng.

7. Mặt Trời là một ngôi sao lùn Những ngôi sao tạo ra năng lượng bằng cách duy trì và tổng hợp hydro bao gồm sao lùn, sao lớn và sao siêu lớn. Sao lớn và sao siêu lớn đại diện cho giai đoạn cuối của ngôi sao, còn phần lớn các ngôi sao có kích thước nhỏ hơn thuộc giai đoạn trưởng thành về mặt tiến hóa gọi là ngôi sao lùn. Mặt Trời là một ngôi sao lùn, đôi khi nó còn được gọi là "vàng lùn".

8. Ngôi sao không sáng nhấp nháy Các ngôi sao trông có vẻ sáng nhấp nháy, đặc biệt khi chúng xuất hiện gần đường chân trời. Khi ánh sáng từ một ngôi sao chiếu qua bầu khí quyển nhiễu loạn của Trái Đất, nó phải chiếu xuyên qua nhiều lớp không khí khác nhau nên bị thay đổi về màu sắc và cường độ sáng, khiến chúng dường như sáng nhấp nháy. Hiện tượng này không xảy ra nếu chúng ta quan sát ngôi sao ở phía trên bầu khí quyển Trái Đất.

9. Khoảng cách
Vào đêm đẹp trời, chúng ta có thể nhìn thấy ngôi sao Deneb trong chòm Cygnus, cách khoảng 32 triệu tỷ km. Đây là ngôi sao dễ thấy nhất trên bầu trời vào đêm mùa thu, mùa đông ở mọi nơi thuộc bắc bán cầu.

Những sự thật kinh hoàng trong vũ trụ. clip nguồn youtube

Video liên quan

Chủ Đề