Tại sao cần hộ khẩu

Cuộc khảo sát do Ngân hàng thế giới và Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương và Đắk Nông công bố đã cho thấy, có ít nhất 5,6 triệu người không có hộ khẩu thường trú ở nơi cư trú, trong đó tỉ lệ ở TP.HCM lên tới 36% dân cư, còn tại Hà Nội là 18%...

70% người dân được khảo sát cho rằng, cuốn sổ này làm hạn chế quyền lợi, khiến họ không bình đẳng với người có hộ khẩu thường trú và tạo cơ sở cho tiêu cực, tham nhũng.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc nhiều loại giấy tờ hành chính yêu cầu có số hộ khẩu là không cần thiết. Trong trường hợp có quy định pháp lý thì chỉ cần xác nhận đích danh cá nhân nào, không cần xác định cả hộ gia đình. Khi truy ra người đó sinh sống ở đâu, nếu người một nơi, sổ hộ khẩu một nơi thì cũng không có giá trị cao. Nhiều quốc gia khác thường chỉ cần thẻ căn cước là đủ. Sổ hộ khẩu là khái niệm xa lạ với quản lý hành chính tiên tiến.

Cái lỗi dễ nhận thấy là lâu nay chính do suy nghĩ cục bộ đã biến hộ khẩu thành một thứ “giấy phép”. Dùng hộ khẩu để quản lý nhân khẩu, nhưng cần xác định đây chỉ là nghiệp vụ của ngành công an. Nhiều ngành, nhiều nơi đang lợi dụng hộ khẩu như một điều kiện và đã đẩy hộ khẩu vượt ra mục đích quản lý con người mà ngành công an đặt ra.

Đơn cử như, muốn dùng điện nước theo giá tiêu chuẩn thì phải có hộ khẩu. Công an đâu đặt ra thủ tục đó? Muốn đặt đồng hồ điện, đồng hồ nước phải là chủ nhà. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải có giấy chứng nhận nhà ở - đất ở, chứ đâu cần phải hộ khẩu. Chẳng qua là từng ngành cứ muốn xác định vị trí của ngành mình rồi ra điều kiện. Chuyện tuyển nhân lực cũng vậy, nếu lấy tiêu chí chọn nhân tài phù hợp với nhiệm vụ mà địa phương đang cần thì không cần hộ khẩu gì hết, chỉ cần xác định bằng cấp chuyên môn và năng lực thực tế. Nhưng thực tế nhiều địa phương vẫn muốn vin vào hộ khẩu. Như vậy lỗi cũng đâu phải do hộ khẩu?.

Hộ khẩu không là cái gì cả, nhưng vì từng ngành lại không biết căn cứ vào loại giấy tờ nào để xét duyệt và cứ chọn hộ khẩu cho chắc ăn. Bản thân hộ khẩu không có lỗi gì mà chính suy nghĩ cục bộ của từng ngành, từng địa phương đã biến hộ khẩu thành một thứ "giấy phép".

Có những bất cập nhất định trong quản lý các vấn đề kinh tế - xã hội. Ví dụ như chuyện giải quyết vấn đề học hành. Đúng ra phải dựa vào tình trạng cư trú thực tế, khả năng, nhu cầu của người dân cũng như khả năng của các cơ sở giáo dục thì người ta lại dựa vào hộ khẩu để phân bổ, điều tiết khu vực. Thực tế này tạo ra áp lực, tạo ra nhận thức không đúng về hộ khẩu, xem hộ khẩu là thứ giấy phép đầu tiên, trong khi thực chất không phải như vậy.

Có thể nói dùng hộ khẩu làm điều kiện vô hình trung làm hạn chế quyền công dân, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của địa phương, của quốc gia.

Thật ra bản chất của hộ khẩu chỉ là một loại giấy tờ chứng nhận thực trạng người dân đang cư trú để cơ quan chức năng quản lý. Các thủ tục về quản lý cư trú là chỉ để ghi nhận thực trạng cư trú của công dân ở những mức độ và hình thức khác nhau. Ta thống kê, quản lý là để nắm thực trạng chứ không phải để phân biệt công dân hạng 1, công dân hạng 2, không phải là cấp phép cho ở hay không cho ở. Còn người ta có ở được hay không lại phụ thuộc công ăn việc làm, chỗ ở, điều kiện của nơi họ cư trú.

Quy định như vậy là hướng tới quyền lợi của công dân nhiều hơn chứ không phải chỉ vì nhu cầu quản lý của cơ quan nhà nước. Xét từ mục đích quản lý của cơ quan chức năng, việc không cho người dân thực tế sinh sống ổn định trên địa bàn đăng ký hộ khẩu đã đi ngược lại mục đích quản lý. Đây là một việc làm, cách hành xử chứa đựng đầy mâu thuẫn.

Có ý kiến cho rằng vì mục đích bảo đảm an ninh trật tự xã hội nên hạn chế nhập hộ khẩu vào thành phố. Ý kiến này xem ra không ổn. Dù sao người nơi khác đến thành phố cư trú mà không cho đăng ký hộ khẩu thường trú thì họ vẫn có quyền ở, lao động, học tập... bình thường. Vì quyền này đã được Hiến định. Cho nên ngược lại rất cần cho đăng ký hộ khẩu để quản lý nhằm bảo đảm an ninh trật tự.

Thật tình người muốn được đăng ký hộ khẩu là người mong muốn yên ổn, làm ăn lương thiện, được sống minh bạch như mọi người trong cộng đồng. Trái lại những phần tử có nguy cơ gây bất ổn an ninh trật tự, hay đã từng gây tiền án tiền sự thì không dại gì chường mặt ra đăng ký hộ khẩu.

Cũng có lập luận rằng, cho nhập cư nhiều quá vào thành phố sẽ ảnh hưởng đến phúc lợi vốn có của người dân thành phố. Phải nhìn nhận rằng, thật ra người từ nơi khác đến thành phố là những người năng động, dám đương đầu với thách thức, có chí tiến thủ, một bộ phận chấp nhận làm những việc xã hội có nhu cầu mà dân gốc thành phố không muốn làm... Nói chung họ đóng góp nhiều hơn cái họ được hưởng. Xét trên bình diện kinh tế, đóng góp của họ góp phần cho tăng trưởng của thành phố. Công bằng mà nói, luồng người nhập cư vào thành phố mang theo lối sống nông thôn của nông dân không phù hợp lối sống của một đô thị của thị dân. Nhưng những điều này không đủ sức kéo đô thị xuống mà đô thị sẽ kéo họ lên theo một quy luật cá thể phải thích nghi với môi trường nếu muốn tồn tại.

Đã đến lúc phải thay đổi tư duy về hộ khẩu. Nếu cơ quan nhà nước muốn quản lý được người dân của mình, biết họ đang sinh sống ở đâu, làm gì... thì phải thay đổi quan niệm và phương thức đăng ký hộ khẩu. Có nên chăng ta sử dụng “thẻ cư trú cá nhân” dạng thẻ từ, có đầy đủ các chi tiết cần thiết về nhân thân của người dân, dùng để đăng ký chỗ đang cư trú thường xuyên, tạm trú, tạm vắng, thay cả cho chứng minh thư; dùng phương thức đăng ký tự động hay tại các trạm đăng ký, nối mạng toàn quốc... Trình độ ngày nay hoàn toàn có thể làm được khi sử dụng triệt để công nghệ thông tin...

Muốn quản lý một xã hội để nó phát triển hài hòa, phát triển theo hướng công bằng, dân chủ và văn minh, trước tiên và tiên quyết phải tạo sự đồng thuận giữa cơ quan quản lý và đối tượng chịu sự quản lý. Vấn đề hộ khẩu xử lý như thế nào để tạo sự đồng thuận trong xã hội hiện nay là một thách thức không nhỏ cho chính quyền các đô thị. Điều quan trọng là không thể tránh né trì hoãn mà phải đối mặt với thách thức.

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một chuyên gia cải cách hành chính; nguyên Phó Vụ trưởng - Bộ Nội vụ.

Tin liên quan

Theo quy định của Luật Cư trú 2020, nhiều nơi đã tiến hành thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú của người dân khi họ đi làm một số thủ tục. Tuy nhiên, khi đi tiêm, đi làm Căn cước, đi công chứng... vẫn yêu cầu xuất trình Sổ?

  • Trường hợp nào người dân bị thu hồi Sổ hộ khẩu?
  • Tại sai nhiều cơ quan, đơn vị vẫn đòi Sổ hộ khẩu?
  • Làm gì khi Sổ hộ khẩu đã bị thu mà nhiều thủ tục vẫn đòi?

Trường hợp nào người dân bị thu hồi Sổ hộ khẩu?

Theo quy định tại Điều 38 Luật Cư trú 2020:

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Thông tư 55/2021/TT-BCA đã hướng dẫn cụ thể các trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu khi công dân đi thực hiện thủ tục dẫn đến có sự thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu như sau:

- Thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú

- Thực hiện điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú

- Thực hiện tách hộ

- Thực hiện xóa đăng ký thường trú

- Thực hiện đăng ký tạm trú

- Thực hiện gia hạn tạm trú

- Thực hiện xóa đăng ký tạm trú.

Trên thực tế, nhiều người dân đã bắt đầu bị thu hồi Sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, khi con nhập học, làm Căn cước, công chứng... vẫn bị đòi Sổ hộ khẩu?


Nhiều người dân đã bị thu hồi Sổ hộ khẩu sau ngày 01/7/2021 [Ảnh minh họa]
 

Tại sai nhiều cơ quan, đơn vị vẫn cần Sổ hộ khẩu?

Một số ngành, nghề khi người dân đi thực hiện thủ tục vẫn yêu cầu Sổ hộ khẩu như công chứng, ký Hợp đồng điện, nước... 

Điều này được lý giải là do nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chưa liên thông kết nối với dữ liệu cư trú quốc gia. Vì thế, họ không thể tự xác định thông tin cư trú, nhân thân của người đi làm thủ tục mà phải dựa vào các giấy tờ người dân đem đến.

Ngày 11/11/2021, lãnh đạo Trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết đến nay đã hoàn thành thu thập, bổ sung thông tin dân cư trên cả nước, cập nhật vào hệ thống hơn 100 triệu thông tin dân cư. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã sẵn sàng kết nối với các bộ, ngành, địa phương.

Đồng thời, Bộ Công an cũng đã trả khoảng 45 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử tới tay người dân. Thẻ căn cước công dân gắn chip này có chứa mã QR tích hợp 7 thông tin cơ bản nên cũng giúp người dân giảm thiểu nhiều thủ tục khi giao dịch hành chính.

Tuy nhiên, Cơ sở dữ liệu của nhiều bộ, ban, ngành chưa hoàn thiện, chưa kết nối được nên chưa khai thác được thông tin để giải quyết thủ tục cho người dân. Vì thế, Bộ Công an đang đề xuất trình Chính phủ về việc chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đẩy mạnh việc các bộ, ban, ngành phải khẩn trương hoàn thiện các cơ sở dữ liệu của mình, hoàn thiện hạ tầng để kết nối và khai thác.
 

Làm gì khi Sổ hộ khẩu đã bị thu mà nhiều thủ tục vẫn cần?

Theo vị đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, khi cơ quan công an địa phương thu hồi Sổ hộ khẩu theo quy định sẽ cấp cho người dân giấy xác nhận thông tin về cư trú, trong đó có tất cả thông tin về cư trú và số định danh cá nhân. Người dân có thể sử dụng giấy xác nhận này để thay thế Sổ hộ khẩu trong việc thực hiện các giao dịch thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, nếu người dân chưa được cấp giấy này, có thể đến Công an cấp xã để xin cấp.

Bước 1: Chuẩn bị Tờ khai thay đổi thông tin cư trú [Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA].

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã [không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú].

Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả [mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA] cho người đăng ký;

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ [mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA] cho người đăng ký;

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ [mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA] cho người đăng ký.

Bước 4: Nhận kết quả 

Công dân căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả [trong 03 ngày làm việc] để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú.

Dẫu có thể xin xác nhận cư trú nhưng cách này cũng đang gây ra rất nhiều phiền toái cho người dân.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tại sao Công an thu Sổ hộ khẩu nhưng nhiều thủ tục vẫn cần? Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Bị thu hồi Sổ hộ khẩu, người dân giao dịch như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề