Tại sao cắn lưỡi sẽ chết

Lẽ hiển nhiên cắn lưỡi tự sát là cách chết nhanh nhất, nếu bị đao kiếm đâm vào người, nhân vật còn có thể nói chuyện thêm năm mười phút, nhưng một khi cắn lưỡi là chết ngay lập tức.

Cắn lưỡi thật sự có thể chết được không? Nếu thế người cắn lưỡi có chết nhanh như trong phim không? Rốt cuộc họ bị đau chết hay bị mất máu tới chết?

Kiến thức y học cơ bản dạy chúng ta rằng, nếu muốn giết một người, cách nhanh nhất là cắt vào động mạch chủ của họ, máu sẽ phun ra như suối và không thể cầm bằng các biện pháp thông thường. Chỉ cần mất khoảng trên 1200ml máu, tương đương với hơn hai lon Coca là đã có thể gây chết người.

Vấn đề là cắn lưỡi có thể làm được điều này không?

Cắt lưỡi sẽ làm mất máu tới chết?

Trên đầu lưỡi đúng là có động mạch thật đấy, nhưng chắc chắn một điều là bạn sẽ không bao giờ có thể dùng răng cắn được đến nó. Bởi vì thông thường phần lưỡi chúng ta có thể vươn ra trước chỉ bằng 1/3 tổng chiều dài đầu lưỡi.

Mà động mạch nằm trong lưỡi, không chỉ có độ dài và độ rộng khá nhỏ mà còn nằm ẩn sâu dưới phần gốc lưỡi.

Gốc lưỡi lại nằm tận dưới gần cổ họng. Muốn cắn trúng động mạch nằm trong lưỡi, chắc rằng bạn không phải “người thường” rồi đó.

Những phần còn lại của lưỡi mà bạn cắn được, tuy có mạch máu bao phủ dày đặc nhưng những mạch máu này đều rất nhỏ. Và trước khi bạn kịp nhận ra trên lưỡi mình có vết thương thì chúng đã kết vảy và gần lành luôn rồi.

Trong trường hợp bạn có quyết tâm như các nhân vật trong phim: Cắn đứt cả đầu lưỡi. Vậy tốc độ mất máu của bạn có lẽ sẽ nhanh hơn chút, nhưng vẫn đủ thời gian cho cơ thể làm những bước chuẩn bị cơ bản: tự phát chuyển máu đến bộ phận khác để tránh làm mất máu.

Vậy nên chúng ta sẽ không dễ dàng bị mất máu bởi việc cắn lưỡi, muốn tự sát bằng cách này cũng không dễ đâu.

Cắt lưỡi gây đau đớn dẫn đến cái chết?

Bình thường lúc ăn cơm, chắc hẳn cũng có đôi ba lần bạn cắn phải lưỡi? Khi ăn uống, nếu bạn không tập trung ăn mà mải nói chuyện sẽ làm đầu lưỡi và răng phân tâm, dẫn tới sự cố đáng tiếc thế này…

Chỉ cắn phải có chút thôi bạn đã đau muốn nhảy dựng lên, vậy mà còn muốn cắn đứt cả cái lưỡi?

Trên bề mặt lưỡi có một lượng lớn dây thần kinh, một khi răng cắn vào lưỡi, phần não tiếp nhận cơn đau sẽ lập tức ra lệnh cho răng dừng lại. Dẫn đến hầu hết việc cắn trúng lưỡi đều là hành động vô ý thức, não bộ không thể biết trước được.

Nhưng nếu bạn cố ý muốn cắn tức là đã thông báo cho não biết trước hành động này, thậm chí nếu là cắn đứt lưỡi thì não bộ sẽ phát huy 100% sức mạnh để ngăn cản bạn.

Nếu bạn có thể dùng ý chí của mình để chiến thắng được mệnh lệnh của đại não, vậy bạn sẽ gặp tiếp vấn đề nữa: Đầu lưỡi con người không như đầu lưỡi vịt hay gà, nó rất dày. Bình thường bạn ăn một miếng thịt dày tương đương đầu lưỡi đã phải cắn cả ngày, muốn một lần cắn đứt lưỡi? Không dễ đâu!

Nếu có trường hợp cắn đứt lưỡi trong một lần, chắc chắn phải dựa vào lực tác động từ bên ngoài như va chạm mạnh hay ngã từ trên cao xuống, còn nếu chỉ dựa vào răng thì bạn phải từ từ nghiền nó. Mà nếu bạn làm vậy thật, cảm giác đau đớn sẽ khiến bạn sống một giây dài như một năm.

Cảm giác đau đớn có thể giết chết một người không?

Đầu tiên, cảm giác đau quả thật có thể giết chết một người, cảm giác đau có thể gây ra một cơn sốc khiến hệ hô hấp và hệ tuần hoàn bị nhiễu loạn, từ đó dẫn đến cái chết.

Cơn sốc này bình thường là vì thần kinh giao cảm đột nhiên đứng máy, hoặc thần kinh giao cảm đột nhiên hưng phấn quá độ, mà những chuyện này chỉ xảy ra khi phần cột sống ngực hoặc xương sống bị tổn thương nạng.

Còn hành vi yêu cầu sức mạnh ý chí và tinh thần mới làm được như cắn lưỡi tự sát, thần kinh giao cảm không chỉ không đứng máy mà còn rất hưng phấn. Cảm giác hưng phấn này có thể làm não bị thiếu máu dẫn đến việc bạn ngất xỉu hoặc choáng trong một lúc.

Vậy chỉ còn khả năng cuối cùng: Nghẹt thở

Có 3 cách để dẫn đến trường hợp này:

– Đầu lưỡi bị cắt đứt: 100% nằm ngoài khoang miệng của bạn nên 90% nó sẽ rơi thẳng ra ngoài, 10% sẽ bị bạn nuốt ngược trở vào. Nhưng việc nuốt đầu lưỡi bị cắn đứt này cũng chỉ như việc bạn nuốt chửng đồ ăn, có thể làm bạn hơi nghẹn một xíu chứ không thể gây chết người.

– Phần gốc lưỡi bị rút vào trong: Tức là phần gốc lưỡi còn lại sau khi bị cắn sẽ rơi ngược vào trong cuống họng, chặn khí quản làm bạn chết ngạt.

Quay lại cấu tạo phần lưỡi để xét tính khả thi của trường hợp trên. Theo như hình thì dù gốc lưỡi bị đau tới muốn co rút lại, nó cũng sẽ rơi xuống vòm họng, không thể nào chạy tuột vào yết hầu bạn được đâu, nên cứ yên tâm nhé.

– Máu chảy quá nhiều dẫn đến việc nghẹt thở: Điều kiện đầu tiên là máu phải đủ nhiều đến mức bạn không nuốt kịp, thì mới chảy được sang đường hô hấp làm bạn nghẹt thở.

Nhưng ở trên chúng ta cũng có đề cập rồi, dù bạn cắn đứt được đầu lưỡi, lượng máu chảy ra cũng sẽ không nhiều, còn chảy khá chậm, muốn làm bạn sặc có vẻ hơi khó đấy.

Tổng kết: Dù nghẹt thở cũng sẽ gây chết người, nhưng gây mất mạng lập tức thì là chuyện không thể, vả lại xác suất xảy ra còn cực kì thấp.

Ở đây cũng phải đề cập tới một việc: trong hiện thực chúng ta vẫn có tình trạng cắn lưỡi gây chết người thật, nguyên nhân chính dẫn đến cái chết là phần lưỡi bị sưng to, xuất huyết quá nhiều [do không được phát hiện sớm] dẫn đến nghẹt thở.

Tóm lại: nếu bạn vô tình hoặc cố ý cắn đứt đầu lưỡi của mình, cũng khoan hãy hoảng loạn đã, vì bạn sẽ không chết đâu. Thậm chí bạn chỉ cần mang theo đầu lưỡi bị đứt kia vào bệnh viện [điều kiện là đầu lưỡi phải được bảo quản kịp thời], nếu bạn đủ may mắn các bác sĩ có thể giúp bạn vá lưỡi lại đấy.

Có nhiều thắc mắc về việc cắn lưỡi có chết thật không? Tại sao cắn lưỡi chết mà cắt lưỡi thì lại không chết, chúng khác nhau ở chỗ nào? Hãy để Wikia.net giải đáp cho bạn!

1. Cắn lưỡi có chết không?

Lưỡi đóng vai trò là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng con người nói riêng và các động vật có xương sống nói chung. Bề mặt lưỡi có các nhú đóng vai trò là cơ quan thụ cảm chất hóa học, mùi vị có trong dung dịch cho con người khả năng cảm nhận vị giác khác nhau.

Tại sao cắn lưỡi lại chết?

Bên trong lưỡi chứa mạng lưới mạch máu dày đặc vì vậy mà được xem như hồ máu trong cơ thể. Hành động cắn lưỡi sẽ làm cho mạch máu bên trong lưỡi bị cấu xé vỡ toác ra và chảy máu không ngừng dẫn tới cái chết do mất máu. Thêm vào đó, khi cắn lưỡi sẽ cắn vào 1 huyệt đạo quan trọng khiến máu không thể cầm được.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhàng

2. Tại sao cắn lưỡi thì chết mà cắt lưỡi lại không chết?

Khi cắn lưỡi mạch mạch máu sẽ bị xé toác ra và chảy máu theo nhiều hướng dẫn tới rất khó cầm máu được. Thêm vào đó việc cắn trúng huyệt đạo quan trọng làm cho máu càng khó cầm hơn, cái chết là do mất máu.

Cắt lưỡi có chết không?

Ngoài ra cắn lưỡi mang lại cảm giác đau hơn nhiều so với cắt lưỡi, cảm giác đau này khiến cho tim bị kích thích mạnh, huyết áp tăng cao càng làm cho quá trình mất máu nhanh hơn. Người cắn lưỡi thậm chí còn bị chết do nguyên nhân đau tim.

Cắt lưỡi là dùng dao sắc để cắt 1 đường thẳng dứt khoát nên các mạch máu chỉ bị đứt theo 1 hướng xác định nên dễ cầm máu hơn. Cùng với đó vết cắt dứt khoát sẽ giảm cảm giác đau đớn và không bị sốc như cắn lưỡi nên giảm nguy cơ bị đau tim.

Tóm lại: Nói rằng cắn lưỡi thì chết mà cắt lưỡi lại không chết là không hoàn toàn đúng, bởi cả 2 hình thức này nếu không được cầm máu đúng cách, để máu mất quá nhiều đều sẽ bị tử vong. Ngược lại nếu cầm máu tốt và kịp thời sẽ giữ được tính mạng. Tuy nhiên phải nói rằng: So với cắt lưỡi, cắn lưỡi gây nguy cơ tử vong cao hơn.

Điều khoản sử dụngChính sách bảo mật

Back to Top

Video liên quan

Chủ Đề