Tại sao cần rèn luyện đạo đức

1. Tại sao hiện nay chúng ta phải học tập và rèn luyện đạo đức CM theo tư tưởngHCM?Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổimới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tậprèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức củaNgười là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch HồChí Minh luôn là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn tháchthức để tiến lên. Do đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biệnpháp quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và Tổ chức cơ sở Đảng khắc phụcsửa chữa tình trạng suy thoái có “tính chất nghiêm trọng” về đạo đức và lối sống, suythoái về tư tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo Đảng.Con người toàn diện là con người phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng,tri thức và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu và thể chất lành mạnh. Đó là con ngườiđủ đức và tài để lập thân, lập nghiệp, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Tùy vào hoàncảnh và diều kiện học tập công tác cá nhân để xác định và xây dựng kế hoạch phấnđấu, rèn luyện. Học tập và rèn luyện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ của toànĐảng, toàn dân.Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay nổi cộm nhiều vấn đề đáng lo ngại: Một bộphận chạy theo lối sống cá nhân thực dụng, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội, tiếp thuthiếu chọn lọc lối sống từ bên ngoài... Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tếvà phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục đạođức cho sinh viên cần đổi mới và toàn diện.Điều quan trọng nhất là cần xác định một số nguyên tắc chủ yếu, làm cơ sở đề xuấtcác biện pháp giáo dục đạo đức cụ thể. Nói khái quát, đó là những nguyên tắc của đạođức cách mạng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có bốn nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng: Rènluyện đạo đức là công việc phải tiến hành lâu dài, bền bỉ suốt đời; giáo dục đạo đứcbằng nêu gương sáng; xây dựng đạo đức cách mạng, đồng thời đấu tranh chống lạinhững hiện tượng phi đạo đức; khắc phục những biểu hiện của tư tưởng, đạo đức cũkhông còn phù hợp và xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên.Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dânđể mọi người hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân lànhất trí". Người viết về nguyên tắc kế thừa và đổi mới khi xây dựng một nền đạo đứcmới: "Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làmmới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cáigì mới mà hay, thì ta phải làm". Người nói về tác dụng của việc nêu gương sáng đạođức: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".“Người cách mạng chúng ta nếu không tu dưỡng thì cũng có phen có cái đuôi ấy, dùnhỏ sẽ có ngày gây hậu quả khôn lường”…Bác nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng, rèn luyện. Nếu khôngchịu khó học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày""cái đuôi dốt nát"" sẽ lòi ra; vì không ai trên đời này chỉ cần học một lần là xongxuôi hết cả. Mặt khác, nếu không chịu khó tu dưỡng đạo đức, thì ""cái đuôi cá nhânchủ nghĩa"" cũng sẽ được mọc dần lên, vì trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cáixấu.Học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấm nhuần nhữngnguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Người nêu lên và đã suốt đời không mệt mỏi tựrèn mình; giáo dục, động viên, cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng thực hiện. Đó là:Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống; Phải tudưỡng đạo đức suốt đời.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời saxuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũngnhư ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"". Thực vậy, cái ác, cái xấulà kẻ thù của đạo đức, nhưng nó thường ẩn giấu bên trong con người, thậm chí đội lốtngay trong cái vỏ đạo đức. Hơn nữa, nó là ""giặc nội xâm"", là kẻ thù bên trong nênvừa nguy hiểm, vừa khó phát hiện. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻthù vô hình này là phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức. Bởi vậy, mỗi người chúng taphải tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong suốt cuộc đời; coi tu dưỡng đạo đứclà một việc làm như rửa mặt hằng ngày.Trong cuộc sống hôm nay, đã có nhiều bài học về sự mất mát do thiếu tu dưỡng đạođức. Có những cán bộ, đảng viên, trong gian khổ, tranh đấu thì hăng hái, trung thành,không sợ hy sinh, cực khổ, quyết chiến đấu đến cùng, nghĩa là có công với cáchmạng. Nhưng khi có ít quyền hạn trong tay thì kiêu ngạo, xa xỉ, tham ô, lãng phí,quan liêu, tự biến mình thành những ""ông quan cách mạng"". Những người này thậmchí đã kiên trì phấn đấu gần hết cuộc đời, có nhiều công lao, nhưng cuối đời đã khônggiữ được tấm lòng trong sáng, nên sự nghiệp đã đổ vỡ, thậm chí đã phải vào vòng laolí.Đó chính là những người đã không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; sớmbằng lòng, tự mãn với bản thân và dần dần biến chất. Họ bị chính kẻ thù bên trongquật ngã./."2. Tư tưởng HCM về sức mạnh của toàn dân và khối đại đoàn kết dân tộc.Hồ Chí Minh coi vấn đề đoàn kết có tầm đặc biệt quan trọng. Người cho rằng đoàn kết rộng rãi lựclượng toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là sức mạnh vô địch và vô tận. Đoàn kết là sống, chiarẽ là chết, được Người nêu thành chân lý, được thử thách và khẳng định trong cách mạng VN trướcnhiều khó khan phức tạp tưởng như không vượt qua được.Người nói rất nhiều đến đoàn kết, không thể đếm hết có bao nhiêu lần Người nói đến đoàn kết.Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người bao gồm:a. Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thành công.- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc được xem là vấn đề sống còn của cáchmạng Việt Nam, là tư tưởng chiến lược xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó làchiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranhthủ được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội.- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đãnêu lên một số luận điểm có tính chân lý như:+ Đoàn kết làm ra sức mạnh; "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công".+ Đoàn kết là điểm mẹ. "Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt...".b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu cách mạng.- Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cách mạnglà đại đoàn kết dân tộc. Trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam vào tháng 3 năm 1951,Người đã thay mặt Đảng tuyên bố trước đồng bào rằng: "Mục đích của Đảng Lao động ViệtNam có thể gồm trong tám chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ Quốc".Mục tiêu tổng quát của toàn bộ cách mạng Việt Nam theo Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Để thực hiện mục tiêu đó, Người đã đề ra nhiềumục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết trong từng thời kỳ, giai đoạn. Nhưng muốn thựchiện tất cả các mục tiêu đó thì phải phát huy được lực lượng của toàn dân, nghĩa là phải xâydựng được khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, củacách mạng phải là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vào điều kiện cụ thể của Việt Nam;đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp và giải phóng con người.- Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu củaĐảng, mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi đại đoàn kết dân tộc chỉ cóđược khi nó là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng. Chỉ khi quần chúng nhân dânnhận thức được, muốn hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình, do mình và vì mình, trướchết mình phải đoàn kết lại, phải đồng tâm nhất trí thì khối đại đoàn kết dân tộc mới trở thànhhiện thực.c. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm dân dùng để chỉ "mọi con dân nước Việt", mỗi mộtngười "con rồng cháu tiên", không phân biệt "già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện". Đạiđoàn kết dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấutranh chung.- Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, Người đã đưa ra những yêu cầu mang tính nguyêntắc sau:+ Phải kế thừa truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc, phải có tầm lòngkhoan dung, độ lượng với con người. Hồ ChíMinh cho rằng ngay cả đối với những người lầmđường, lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết vớihọ.+ Phải xác định mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết toàn dân. Đó là nềnđộc lập, thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc của nhân dân.+ Phải xác định nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân là liên minh công nông và lao độngtrí óc. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mởrộng.d. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là mặt trận dântộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.- Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vô địch khi đượcgiác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức lại thành một khối vững chắc và hoạtđộng theo một đường lối chính trị đúng đắn. Nếu không có tổ chức, quần chúng nhân dân dùcó hàng triệu, hàng triệu người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh.- Để xây dựng trên thực tế tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trươngđưa quần chúng nhân dân vào các tổ chức yêu nước phù hợp với từng đối tượng quần chúngvà từng bước phát triển của cách mạng, đồng thời Người chủ trương thành lập Mặt trận dântộc thống nhất để tập hợp tất cả các tổ chức và cá nhân yêu nước phấn đấu cho sự nghiệpcách mạng chung.e. Đảng Cộng sản vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, nhưng cách mạng là sựnghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo. Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh tựgiải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiệnbằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết toàn dân tộc.Muốn cách mạng thành công phải phát động được đông đảo quần chúng tham gia. Đảng lãnhđạo cách mạng chứ không thay dân làm cách mạng. Đảng đứng trong nhân dân, trong giaicấp công nhân, trong Mặt trận để lãnh đạo, không thể đứng ngoài và tuyệt đối không đứngtrên để lãnh đạo. Sức mạnh vĩ đại của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân.f. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tếNgay từ khi con đường cứu nước vừa sáng tỏ, Hồ Chí Minh đã xác định con đườngcách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và chỉ có thể giành được thắnglợi hoàn toàn khi có sự đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Về sau,trongquá trình cách mạng, tư tưởng cuả Người về vấn đề đoàn kết với cách mạng thế giới càngđược làm sáng tỏ hơn và đầy đủ hơn: Đó là vấn đề cách mạng trong nước phải gắn với phongtrào và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cụ thể hơn là với nhân dân Pháp, Mỹ,nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, với phong trào đấu tranhvì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minhđã định hướng cho việc hình thành 3 tầng Mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặttrận đoàn kết Việt-Miên-Lào và Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam trong cuộcđấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đây là sự phát triển rực rỡ và làthắng lợi to lớn của tư tưởng Hồ Chí minh về đại đoàn kết.Như vậy đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở và phải đi đến việc thực hiện đoàn kết quốctế, nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cáchmạngViệt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là yếu tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng dân tộcdân chủ ở Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn và đưa cách mạng Việt Nam lêngiai đoạncách mạng xã hội chủ nghĩa.I. SỰ CẦN THIẾT HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY1. Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hộiĐạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất, là một hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực và thang bậc giá trịđược xã hội thừa nhận.Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi người, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội.Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính bổn phận, diễn ra một cách tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tinh thầnbên trong. Đạo đức của mỗi cá nhân chịu sự tác động của dư luận xã hội, sự kiểm tra của những người khác trong xã hội, cũng như sự“tự kiểm tra” bởi chính mình.Đạo đức có chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh và chức năng phản ánh.Với chức năng giáo dục, chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồng chấp nhận tác động vào ý thức và hành vi đạo đức của mỗicá nhân, để mỗi cá nhân tự giáo dục rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực chung của xã hội. Mặt khác, khi nhậnxét, đánh giá hành vi đạo đức của người khác, người nhận xét cũng tự điều chỉnh mình và qua đó làm cho chuẩn mực đạo đức chungtrong xã hội ngày càng hoàn chỉnh.Với chức năng điểu chỉnh, chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân và mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.Trong xã hội, quan niệm và hành vi đạo đức của người này có tác động đến quan niệm và hành vi đạo đức của người khác và ngượclại. Những chuẩn mực đạo đức được cộng đồng và toàn xã hội thừa nhận là công cụ quan trọng để điều khiển hoạt động chung của cảcộng đồng đồng thời với pháp luật và những quy định khác.Với chức năng phản ánh, đạo đức phản ánh thực trạng xã hội, do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Những mâu thuẫn đang tồn tạitrong xã hội được thể hiện trong đạo đức xã hội. Một xã hội bị tha hoá về đạo đức thể hiện những mâu thuẫn đang tồn tại trong xã hộichưa được giải quyết.2. Về sự suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội hiện nayQua 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Việc thực hiện dân chủ trong Đảng vàtrong xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân có nhiều tiến bộ... Đa số cán bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong,gương mẫu, năng động, sáng tạo trong công tác, rèn luyện phẩm chất, năng lực, đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới.Tuy nhiên, trong Đảng và trong xã hội ta hiện nay đã xuất hiện tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống. Nghị quyết Đại hội X đã nhậnđịnh: “Thoái hoá, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi..., làm giảm lòng tin của nhân dân đốivới Đảng. Đó là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ'' 1.Sự suy thoái về đạo đức, lối sống biểu hiện ở các dạng chủ yếu sau đây:Một là, chủ nghĩa cá nhân, lối sống vị kỷ, vụ lợi, buông thả, hưởng thụ, thiếu lý tưởng thiếu ý chí phấn đấu xuất hiện trong tất cả cáctầng lớp xã hội.Hai là, tệ tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí diễn ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đang “trở thành quốc nạn”, gây bức xúctrong nhân dân.Ba là, hành động cơ hội, ''chạy chọt'' vì lợi ích cá nhân khá phổ biến.Bốn là, lời nói không đi đôi với việc làm, nói và làm trái với nghị quyết của Đảng; nói nhiều, làm ít; phát ngôn tuỳ tiện, vô nguyên tắc.Năm là, tệ quan liêu, xa dân, lãnh đạm, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc và yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của nhân dân.Sáu là, tình trạng suy thoái về đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ giữa cá nhân với xã hội, như: gia trưởng, vũ phu, bất hiếu…Bảy là, đạo đức nghề nghiệp sa sút, ngay cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh. Hiện tượng mê tín, dị đoan có chiều hướnglan rộng, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và trật tự, an toàn xã hội.Nguyên nhân của tình trạng trên có cả khách quan và chủ quan.Về khách quan, trước hết do tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là khả năng kích thích lối sống thực dụng của cơchế này. Sự tác động của đạo đức lối sống tư sản, hưởng thụ phương Tây vào nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tếquốc tế và bùng nổ mạng thông tin toàn cầu. Các thế lực thù địch, phản động đã chủ động khuyến khích lối sống ích kỷ, hưởng thụ,thực dụng trong cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo và gia đình họ, coi đó là một trong những biện pháp thực hiện “diễn biến hoà bình”.Về nguyên nhân chủ quan, do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò nền tảng của đạo đức trong ổn định, phát triển xã hộivà tác động của cơ chế kinh tế thị trường đến đạo đức xã hội. Trên thực tế, chúng ta chưa coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống; thiếusự tổ chức, phối hợp các ngành, các cấp. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đảng viên và gia đình chưa nêu gương về đạo đức, lối sống.Tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống nêu trên đã có tác động lớn đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nó đanglàm thay đổi, lệch lạc những chuẩn mực, thang bậc giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cách mạng, có tác hại đến sựtrường tồn của dân tộc và sự phát triển của đất nước. Sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho nhân dânlo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín và vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực trạng đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cùng với các nguy cơ khác dẫn đến mất ổn địnhchính trị xã hội, liên quan đến “sự sống còn của Đảng, của chế độ”.Để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảngvà trong xã hội, Hội nghị Trung ương 3 khoá X của Đảng đã ban hành Nghị quyết “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấutranh chống tham nhũng, lãng phí”. Ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Số 06-CT/TW về tổ chứcCuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng và toàn xã hội. Thực hiện tốt Cuộc vận độngnày sẽ góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội.II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá củanhân loại; là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân taTrong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi trọng đạo đức, hình thành nên các chuẩn mực giá trị đạo đức tốtđẹp trong quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với yêu cầu tồn tại, phát triển của dân tộc. Đó là truyền thống yêu quêhương đất nước; gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng; đoàn kết, thuỷ chung nhân ái, quý trọng nghĩa tình; yêu lao dộng; dũng cảm,kiên cường, hiếu học, sáng tạo...Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, được Người kế thừa và phát triển, kết hợpvới những tinh hoa văn hoá, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạtđộng cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú của mình. Tư tưởng đạo đức đó kết hợp với đạo đức tiên tiến nhất củathời đại là đạo đức cộng sản trong Hồ Chí Minh, từ đó Người đã xây dựng nên những giá trị đạo đức mới, đó là đạo đức cách mạng.Trong quá trình đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ đất nước, đạo đức mới - đạo đứccách mạng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng và động lực tinh thần, là nguồn sức mạnh to lớn để Đảng và nhân dân ta vượt qua mọithử thách, hy sinh, giành độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc, xây dựng đất nước theo mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh.Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, giảiphóng mọi tiềm năng cho sự phát triển. Phát huy mạnh mẽ những chuẩn mực đạo đức mới, sự năng động, sáng tạo, ý chí độc lập, tựchủ, tự lực, tự cường, quyết tâm không chịu mãi đói nghèo, đưa đất nước tiến lên cùng nhân loại và thời đại, là động lực tinh thần tolớn để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp để phát huy những mặt tích cực, khắc phụcnhững tiêu cực về đạo đức, lối sống. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cánbộ, đảng viên, mỗi người Việt Nam chúng ta. Để xứng đáng là cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ ChíMinh sáng lập, tổ chức và rèn luyện, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người phải trở thành nhiệm vụ hằng ngày củamỗi đảng viên và những người đang phấn đấu vào Đảng.2. Những nội dung chủ yếu của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minha] Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi ngườiChủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc. Người viết:“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộcđấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cáchmạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang''2.Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối, Người viết:“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cáchmạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” 3.Hồ Chí Minh quan niệm, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách, Người viết: “Có đạo đứccách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữvững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựavề mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá” 4.Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảngphải “là đạo đức, là văn minh”. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phảithật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứngđáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” 5.b] Quan điểm Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt NamVề những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam, quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của conngười trong xã hội, bao gồm:Một là, với đất nước, dân tộc phải “Trung với nước, hiếu với dân”.Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và phương Đông, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và pháttriển trong điều kiện mới. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Trungvới nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm cho đất nước “sánh vaivới cường quốc năm châu”. Nước là của dân, dân là chủ đất nước, cho nên “trung với nước” là trung với dân, trung thành với lợi íchcủa nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.Hiếu với dân là Đảng, Chính phủ, cán bộ nhà nước phải là “đầy tớ trung thành của dân”; phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”.Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vữngdân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của người làmchủ đất nước.Hai là, với mọi người phải ''Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”.Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩanhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trongquan hệ xã hội, là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.Yêu thương con người là phải quan tâm đến những người lao động bình thường, chiếm số đông trong xã hội. Yêu thương con ngườiphải làm mọi việc để vì con người, vì mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”; dám hy sinh, dám dấn thân để đấutranh giải phóng con người.Yêu thương con người phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì độ lượng, rộng rãi, nâng con ngườilên, kể cả với người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, sống cao đẹp hơn. Yêu thương con người phải thực hiện tự phê bình,phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm.Ba là, với mình phải thực sự “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là mối quan hệ “với tự mình”.Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của con người, mang một lẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa, đấtcó bốn phương và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm.- Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, khônglười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗichúng ta”.- Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ;“không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức...”.- Liêm là “luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “khôngtham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham tâng bốc mình...”.- Chính là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dốitrá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Đượcgiao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.- Chí công vô tư là đem lòng chí công vô tư đối với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởngthụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngượclại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách mạng phải có ''Tinh thần quốc tế trong sáng''.Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế trong sáng là sự mở rộng quan hệ đạo đức giữa người với người và với toànnhân loại vì Người không chỉ là “người Việt Nam nhất” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định, mà còn là “nhà văn hoá lớn củathế giới”, “chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế”.Đoàn kết quốc tế trong sáng theo Hồ Chí Minh trước hết là đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung: đấu tranh giảiphóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột. Đó là tình đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung,“bốn phương vô sản đều là anh em”; là đoàn kết với các dân tộc vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng.c] Quan niệm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đứcHồ Chí Minh nêu lên những nguyên tắc xây dựng và thực hành nền đạo đức mới trong xã hội, thể hiện ở ba điểm sau:Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm.Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt. Sự nêu gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với nhân viên, đảngviên phải nêu gương trước quần chúng. Người nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta đượchọ yêu mến.Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắtchước”6.Hai là, xây đi đôi với chống.Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đức sai trái, xấuxa, không phù hợp với những chuẩn mực của đạo đức mới. Xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.Xây dựng đạo đức mới trước hết phải tác động vào nhận thức, đẩy mạnh việc giáo dục, từ trong gia đình đến nhà trường, tập thể vàtoàn xã hội. Những phẩm chất đạo đức chung phải được cụ thể hoá, sát hợp với từng tầng lớp, đối tượng. Trong các bài viết của mình,Hồ Chí Minh đã nêu rất cụ thể các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội.Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh trong mỗi người, để mỗi người nhận thức được và tựgiác thực hiện. Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn.Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu.Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm để biểu dương người tốt việc tốt. Người đã phát động cuộc thi đua “3 xây, 3 chống”, viết sách“người tốt việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống.Ba là phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phảitrên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàngcàng luyện càng trong”7. Người dạy: một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhấtđịnh hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi; nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cánhân”8.Trong rèn luyện đạo đức, Hồ Chí Minh coi tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay,chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễnhoặc, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thựchiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ của mình, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng.3. Noi theo tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí MinhTấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại,nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người Việt Nam chân chính, bình thường, gần gũi, ai cũng có thể học theo, làmtheo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội. Điều ấy thể hiện trong các điểm sau:Một là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng conngười.Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu là vì nước, vì dân. Trong cả cuộc đời hoạt độngcách mạng lâu dài và gian khổ, Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượtmục tiêu đó.Hai là đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mụcđích.Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ. Vượt qua bao khó khăn, Người kiên trì mụcđích của cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm, khí phách, bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi thử thách. Người tự răn mình:“Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”.Ba là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dânHồ Chí Minh luôn luôn tin ở con người, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân; dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nguyện làm“người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, “người lính vâng lệnh quốc dân, đồng bào ra mặt trận”.Bốn là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la với tất cả mọi kiếp người, chia sẻ với mỗi người những nỗi đau. Người nói “Mỗi người, mỗi giađình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi” 9.Năm là đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị vàđức khiêm tốn phi thường.Hồ Chí Minh sống thật sự cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Suốt đời Người sốngtrong sạch, vì dân, vì nước, vì con người, không gợn chút riêng tư. Người đã đề ra tư cách người cách mạng cho cán bộ, đảng viênphấn đấu và tự mình gương mẫu thực hiện.Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song “khóai có thể vượt hơn”. Nhưng cũng chính từ sự kết hợp của những đức tính đó, Người là tấm gương cụ thể, gần gũi mà mọi người đềucó thể noi theo.4. Nội dung học tập và làm theo tấn gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nayHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên cần làm tốt các mặt sau đây:Một là, thực hiện “trung với nước, hiếu với dân”, mỗi cán bộ, đảng viên phải trung thành vô hạn với mục tiêu lý tưởng củaĐảng, của dân tộc, tham gia tích cực vào việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh.Suốt đời hy sinh phấn đấu vì nước, vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một mong muốn, mong muốn tột bậc là đất nước ta đượchoàn toàn độc lập, dân ta được hưởng tự do, “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:- Trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hoá, bảo vệĐảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước, dân tộc.- Luôn luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân, tôn trọng dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu,kiến nghị của dân, biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của dân, tổ chức, động viên cho nhân dân phấn đấu thoát khỏi đóinghèo, “làm giàu cho mình, cho đất nước”.- Có ý chí vươn lên, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, sớm đưa nước ta ra khỏi tìnhtrạng nước kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.- Có ý thức giữ gìn đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân; kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi mưuđồ chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân của các thế lực thù địch, cơ hội.- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; ham học hỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao.- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi theo lời dạy của Bác: “Việcgì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” 10.Hai là, thực hiện đúng lời dạy: ''Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳmới.- Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; sử dụng lao động, vậttư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả.- Quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức.- Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, không để cho lợi ích cá nhân chi phối. Chống thói chạy theo danh vọng, địavị, giành giật lợi ích các mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công; cục bộ địa phương, thu vén cho gia đình, cánhân.- Thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; khôngchạy theo chủ nghĩa thành tích, bao che, giấu giếm khuyết điểm…- Kiên quyết chống bệnh lười biếng, chạy theo lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, làm dối, làm ẩu.Có thái độ rõ ràng, lên án và quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xãhội.Ba là nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ-Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương.Gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân, khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước khó khăn, thắc mắc, những đaukhổ của nhân dân.- Coi trọng tự phê bình và phê bình, “phải nghiêm khắc với chính mình”. Phê bình có mục đích trong sáng, có lý, có tình. Khắc phụcbệnh chuộng hình thức, thích nghe lời khen [thậm chí xu nịnh], tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật... để giúp đỡ nhau cùngtiến bộ, đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi mà “đấu đá”; nhân danh phê bình để đảkích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ.Bốn là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tếtrong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nướctrong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.- Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi, cùng nhau phấn đấu vì hoà bình, phát triển, hợp tác,chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Với những vấn đề của quá khứ, lịch sử cần xoábỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nguồn lực bên trong với nguồn lựcbên ngoài để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại.- Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tự hào, tự tôn dân tộc; đấu tranh chống biểu hiện của dân tộc hẹp hòi, tự ti; đồngthời phê phán tư chủ nghĩa tư tưởng ngoại lai, vong bản, vọng ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản.CÂU HỎI THẢO LUẬN1. Vì sao cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay?2. Trình bày nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.3. Phân tích nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.__________Web trường chính trị tỉnh bến treHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh "Kỳ 5 - Phong cách quầnchúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh"Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh phấn đấu không mệt mỏi cho độclập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Sớm nhận thức sâu sắc đượcvai trò của quần chúng, sau khi tìm thấy con đường cứu nước trong thời đạimới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở về nước, đi vào quần chúng, vận động, tậphợp, tổ chức quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng giành lạiđộc lập, tự do. Đến khi trở thành lãnh tụ của Đảng và Nhà nước, cũng vẫn làmột Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì thực hiện mối liên hệ với quần chúng, gắnbó máu thịt với quần chúng.Chính vì vậy phong cách quần chúng là một trong những nét đặc sắc của tưtưởng Hồ Chí Minh. Phong cách này xuất phát từ quan niệm: Nước ta là nướcdân chủ, dân là chủ và làm chủ, cán bộ, đảng viên là “công bộc” của dân. Ngườiđã viết: “Người xưa nói: quan làm công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chínhphủ là công bộc của dân vậy. Các công việc Chính phủ làm phải nhằm vào mộtmục đích duy nhất là mưu tự do, hạnh phúc cho mọi người. Cho nên, Chính phủnhân dân bao giờ cũng đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết thảy”.Thấm nhuần lời của cổ nhân “chở thuyền cũng là dân”, “lật thuyền cũng làdân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng sự nghiệp cách mạng là của dân,do dân và “không có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đốivới đội tiền phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vôsản không thể thành công”.Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gươngmẫu mực về gần dân, học dân, kính trọng phục vụ nhân dân, Người nói: “Chúngta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn luôn căn dặn cán bộ, đảng viên rằng: quần chúng nhân dân là người làm ralịch sử, làm nên thành công của cách mạng, là người chủ đất nước; do đó, mỗiđảng viên, cán bộ ở bất cứ cương vị nào, làm công việc gì đều phải “vừa làngười lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, Người chorằng: “Cán bộ muốn cho xứng đáng, phải làm được việc. Muốn làm được việc,thì phải được dân tin, dân phục, dân yêu”. Do vậy, trong mọi hoạt động củangười cán bộ, đảng viên phải luôn dựa vào sức mạnh của dân, xuất phát từ lợiích của nhân dân, đi đúng đường lối quần chúng.Bác Hồ thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn,huyện Đại Từ [Thái Nguyên] vào năm 1954. Ảnh tư liệu.Trước hết phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh thể hiện qua Hồ Chí Minhyêu cầu cán bộ, đảng viên gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhândân. Người là tấm gương sáng về phong cách gần dân. Sự gần gũi đó được thểhiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốc dân. Khi vừa đọc một đoạn Tuyênngôn Độc lập, Người đã dừng lại hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?". Chỉlà một câu hỏi thôi, một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc độngtrái tim hàng chục triệu đồng bào toàn quốc! "Cả muôn triệu một lời đáp: Có!Như Trường Sơn say gió Biển Đông". Đó là một điển hình mẫu mực về mốiquan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ với quần chúng, ngay ở nhữnggiây phút lịch sử trang trọng nhất.Năm 1957, Bác Hồ về thăm Quảng Bình. Cuộc mít tinh quần chúng đón Bácđược tổ chức tại sân vận động thị xã Đồng Hới. Nói chuyện với đồng bào,Người nhắc nhở nhiều điều, trong đó có việc phải chú ý chăm sóc các gia đìnhthương binh, liệt sĩ, gia đình đồng bào miền Nam tập kết,… rồi người đọc chậmrãi câu ca dao:“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”Bác đọc đến đâu, đồng bào đọc theo đến đó. Một âm thanh hòa quyện vang lênthân thiết giữa lãnh tụ và quần chúng. Các thành viên Tổ cổ động của ủy bankiểm soát và giám sát quốc tế đóng tại Đồng Hới, có mặt tại cuộc mít tinh, đãhết sức ngạc nhiên. Họ nói với cán bộ ta: "Trong đời chúng tôi chưa bao giờđược thấy một thủ lĩnh quốc gia nào gần gũi, thân thiết với nhân dân như BácHồ của Việt Nam. Ở nước chúng tôi, Tổng thống cũng đọc diễn văn rất hay. Rấttiếc cái hay đó chỉ có một số ít người trong dân chúng hiểu. Còn ở đây, Chủ tịchHồ Chí Minh đọc diễn văn thì hàng vạn người đều hiểu được và đọc theo, nhưcha đọc cho con nghe, thầy đọc cho trò nghe..., thật là gần gũi và thân thiết!”.Bác Hồ trên Lễ đài tại sân vận động Đồng Hới - Quảng Bình [1957]. Ảnh tưliệu.Từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở thành Chủ tịch nước, Chủtịch Đảng, từ việc lớn đến việc nhỏ của Người đều thể hiện sự quán triệt tưtưởng “Nước lấy dân làm gốc”, “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Tahiểu vì sao Người thường nhắc đến câu ca truyền miệng của nhân dân QuảngBình:“Dễ mười lần không dân cũng chịuKhó trăm lần dân liệu cũng xong”Giữ được chân lý quý báu này thì sự nghiệp dù khó mấy cũng thành công. Xarời chân lý này thì cơ đồ cha ông để lại có đồ sộ mấy rồi cũng sẽ ngả nghiêng,sụp đổ.Hai là, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lốiquần chúng, đồng thời bản thân Người nêu cao tấm gương về lòng yêu mến vàtin tưởng rất mực vào khả năng và sức mạnh của nhân dân. Bác nói: “Nước lấydân làm gốc”, “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”Ba là, cán bộ, đảng viên phải biết phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của tập thể, lợi íchcủa nhân dân. Bác nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi íchcủa quần chúng…Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp vớiquần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại…”.Bốn là, Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu cán bộ, đảng viên “phải từ nơi quầnchúng ra, trở lại nơi quần chúng”. Người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quầnchúng, lên mặt “làm quan cách mạng”, “quan nhân dân”, không thấy mình làđầy tớ, người học trò của nhân dân. Bác đã nêu ra một quan điểm rất rõ: khôngphải cứ viết lên trán hai chữ “Cộng sản” thì đương nhiên sẽ được mọi người quýtrọng. Quần chúng nhân dân chỉ quý trọng những người có đức, có tài, hết lòngphụng sự nhân dân.Yêu nước, thương dân, suốt đời vì dân, vì nước là suy nghĩ nhất quán, thườngtrực trong con người của Người. Chính tư tưởng đạo đức của nhân cách bêntrong con người Hồ Chí Minh đã thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài bằng phong cáchquần chúng ở Người.Bài học:Như vậy học tập phong cách quần chúng Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quantrọng. Đây là cơ sở để cho bản thân mỗi cán bộ, đảng viên có được nhận thứcđúng đắn về yêu cầu phải giữ gìn, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đứccách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tinh thần đó phảiluôn thể hiện đối với cấp dưới, với quần chúng nhân dân; luôn có ý thức trau dồiphẩm chất chính trị, tư tưởng. Đồng thời, có ý thức nghiêm túc khắc phụcnhững khuyết điểm trong phong cách làm việc, phong cách sống, lối sống, thóiquen làm việc, thói quen sinh hoạt... làm ảnh hưởng đến tổ chức, cơ quan, đơnvị cũng như đối với người khác.[Nguồn: Tài liệu tuyên truyền Ban Tuyên giáo Trung ương]- See more at: //www.lhu.edu.vn/21/22739/Hoc-tap-va-lam-theo-tamguong-dao-duc-Ho-Chi-Minh-Ky-5-Phong-cach-quan-chung-trong-tu-tuongHo-Chi-Minh-.html#sthash.gnnoc5gN.dpuf

Video liên quan

Chủ Đề