Tại sao có nhiều cách tính thời gian khác nhau

Mục lục bài viết

  • 1. Cách tính thời hạn theo quy định pháp luật
  • 2. Ý nghĩa việc quy định về thời hạn ?
  • 3. Cách phân loại thời hạn theo quy định pháp luật ?
  • 4. Cho ví dụ về thời hạn ?

1. Cách tính thời hạn theo quy định pháp luật

Cách thức tính thời hạn chính là những cách thức, phương pháp để tính thời hạn trong khoảng thời gian xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Nguyên tắc để tính thời hạn thường được ghi nhận theo nguyên tắc tuân theo quy định của luật hoặc theo thoả thuận các bên. Tinh thần này tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự hiện hành, cụ thể tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Cách tính thời hạn được áp đụng theo quy định của Bộ ỉuật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, cách tính thời hạn được áp dụng theo các căn cứ sau đây:

Cách tính thời hạn được áp dụng theo thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ. Luật ghi nhận sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong quan hệ dân sự, trong đó bao gồm cả thời hạn. Những loại thời hạn phổ biến mà các chủ thể có quyền thoả thuận như thời hạn thực hiện hợp đồng, thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thậm chí thời hạn thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đối với các trường hợp luật quy định bắt buộc cách tính thời hạn mà không cho phép thỏa thuận thì các bên cần tuân theo. Điển hình như các thời hạn thực hiện các thủ tục mà luật định như thời hạn thực hiện thủ tục hành chính, thời hạn thực hiện việc đăng ký khai sinh...

Thứ tự để xác định thời hạn bao gồm:

Trước hết, nếu như pháp luật có quy định riêng về cách tính thời hạn thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là tại các luật khác có liên quan;

Thứ hai, thời hạn được tính theo sự thoả thuận của các bên. Các bên có quyền thoả thuận cách tính thời hạn theo nhu cầu, mục đích của mình nếu trong các trường hợp pháp luật không có quy định riêng rẽ;

Thứ ba, nếu như pháp luật không có quy định và bản thân các chủ thể không có thoả thuận cách tính riêng biệt thì thời hạn được tính theo quy định luật hiện hành, cụ thể là trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

Nguyên tắc chung, thời hạn phải được tính theo dương lịch [Năm dương lịch: Thời gian Trái Đất quay một vòng xung quanh mặt trời được gọi là dương lịch. Theo các nhà khoa học thì vòng quay ây kéo dài 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây nhưng đê tiện cho việc tính toán người ta lây chăn 365 ngày. Hiện nay, dương lịch là lịch chính thức được dùng ở hâu hết ở các nước phương tây như: Anh, Mỹ, Pháp, Đức], tức là lịch được xây dựng, xác định theo chu kỳ của Mặt Trời. Tuy nhiên, Việt Nam và một số nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản... còn tồn tại một lịch được xây dựng dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng, còn được gọi là âm lịch [Năm âm lịch: Chu kì tròn khuyết của Mặt Trăng là cơ sở để hình thành nên lịch âm. Người xưa đã phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết có quy luật, trung bình cứ 29,53 ngày sẽ tròn khuyết một lần và khoảng thời gian đó được gọi là tháng. Để tiện cho việc tính toán thì người ta quy định tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Do một năm có 12 lần trăng tròn khuyết nên một năm sẽ có 354 hoãc 355 ngày. Theo các nhà khảo cô học, âm lịch đã xuât hiện ở Trung Quốc và Ai Cập từ thời cổ đại và đây cũng chính là hai nước đầu tiên áp dụng lịch âm vào đời sống]. Với văn hoá hàng ngàn năm trong việc áp dụng năm âm lịch nên nhiều chủ thể thoả thuận cách tính thời hạn theo âm lịch. Sụ thoả thuận này nếu không rơi vào trường hợp pháp luật đã quy định riêng thì vẫn có hiệu lực như cách tính theo dương lịch. Tức là được pháp luật bảo hộ, công nhận và đảm bảo thực thi. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất chung thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định nguyên tắc chung tính thời hạn theo dương lịch. Điều này được thể hiện tại Khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Cách tính thời hạn được xác định theo dương lịch.

Thời điểm bắt đầu thời hạn được xác định:

1] Khi thời hạn được tính bằng giờ thì thời hạn được bắt đầu kể từ thời điểm đã xác định;

2] Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì thời điểm bắt đầu thời hạn được tính kể từ ngày tiếp theo của ngày được xác định;

3] Khi thời hạn được tính bằng sự kiện thì thời hạn tính từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện.

Thời điểm kết thúc thời hạn được xác định:

1] Khi thời hạn được tính bằng ngày thì thời điểm kết thúc thời hạn là ngày cuối cùng của thời hạn;

2] Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì thời điểm kết thúc thời hạn là thời điểm kết thúc tuần, tháng, năm cuối cùng của thời hạn;

3] Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày của thời hạn là 24 giờ của ngày đó.

Cách tính thời hạn có một số điểm lưu ý như sau:

Thứ nhất, trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:

- Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;

- Nửa năm là sáu tháng;

- Một tháng là ba mươi ngày;

- Nửa tháng là mười lăm ngày;

- Một tuần là bảy ngày;

- Một ngày là hai mươi tư giờ;

- Một giờ là sáu mươi phút;

- Một phút là sáu mươi giây.

Thứ hai, trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đàu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:

- Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;

- Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;

- Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.

Thứ ba, trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:

- Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một;

- Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;

- Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.

Đây là quy định nhằm thống nhất cách hiểu và cách áp dụng khi các bên không xác định rõ, chính xác thời hạn mà chỉ xác định theo các đơn vị thời gian năm, tháng, tuần, cuối năm, giữa năm...

2. Ý nghĩa việc quy định về thời hạn ?

Thời gian dưới góc độ triết học là khái niệm thể hiện trình tự biến đổi của thế giới vật chất. Thời gian luôn mang tính khách quan, không có bắt đầu và kết thúc, trôi dần đều theo một chiều duy nhất và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Còn thời hạn là một khoảng thời gian có điểm đầu và điểm cuối xác định. Do vậy, thời hạn vừa mang tính khách quan của thời gian nói chung đồng thời lại mang tính chủ quan của người định ra điểm đầu và điểm cuối.

Trong giao lưu dân sự, thời hạn có vai trò quan trọng trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Thời hạn với tư cách là một sự kiện pháp lí đặc biệt làm phát sinh, thay đổi hoặc chẩm dứt quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong những trường hợp do pháp luật quy định hoặc các bên thoả thuận.

3. Cách phân loại thời hạn theo quy định pháp luật ?

Dựa trên các căn cứ khác nhau mà thời hạn được phân thành các loại khác nhau. Các cách thức phân loại thời hạn phổ biến hiện nay gồm:

1. Dựa vào trình tự xác lập, thời hạn được phân thành 3 loại: thời hạn do luật định; thời hạn do cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ấn định và thời hạn do các chủ thể tự xác định;

2. Dựa vào tính xác định mà thời hạn được phân thành 2 loại: thời hạn xác định và thời hạn không xác định; và

3. Dựa vào căn cứ tính thời hạn mà thời hạn được phân thành 2 loại: thời hạn được xác định đơn vị thời gian và thời hạn được xác định theo sự kiện.

Dựa vào trình tự xác lập mà thời hạn được phân thành 3 nhóm như sau:

- Thời hạn do luật định: Là thời hạn pháp luật quy định bắt buộc đối với các chủ thể tham gia giao dịch, chủ thể không được phép thay đổi thời hạn đó. Ví dụ: Thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thời hiệu khởi kiện về thừa kế...

- Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định, ví dụ: cơ quan nhà nước quy định về thời hạn nhận và trả hồ sơ...

- Thời hạn do các chủ thể tự xác định, ví dụ: thời hạn vay tài sản, thời hạn thực hiện công việc gia công...

Dựa vào tính xác định mà thời hạn được phân thành:

- Thời hạn xác định: Là loại thời hạn được quy định rõ ràng bằng cách xác định chính xác thời điểm bắt đầu, kết thúc.

- Thời hạn không xác định: Là thời hạn trong đó chỉ quy định một cách tương đối khoảng thời gian mà không xác định chính xác thời gian đó. Trong các trường hợp này, luật thường sử dụng các thuật ngữ: "kịp thời"; "khoảng thời gian hợp lí", “khi có yêu cầu”...

Trường hợp các bên không thoả thuận về thời điểm kết thúc thời hạn thì thời hạn kết thúc khi bên có quyền yêu cầu hoặc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng, đầu năm, giữa năm, cuối năm thì các ngày tương ứng là ngày mồng 1, ngày 15, ngày cuối cùng của tháng đó, ngày mồng 1 tháng 01, ngày 30 tháng 6, ngày 31 tháng 12. Tuy nhiên, nếu những ngày này là ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ thì thời hạn cũng được xác định theo quy tắc chung - ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó mới là ngày kết thúc thời hạn.

Phân tích sâu hơn về cách phân loại thời hạn theo luật dân sự hiện nay:

Dựa vào trình tự xác lập: Theo trình tự xác lập, thời hạn bao gồm thời hạn do luật định, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và thời hạn do các chủ thể tự thoả thuận.

Thứ nhất, thời hạn do luật định. Đây là thời hạn do pháp luật quy định bắt buộc đối với các chủ thể tham gia giao dịch. Đối với trường hợp luật định, chủ thể không được phép thay đổi thời hạn đó. Ví dụ, theo Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 về tuyên bố mất tích:

“Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tổ tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuôi cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tỉnh từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”.

Thứ hai, thời hạn do cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ấn định. Đây là thời hạn được đặt ra bởi các cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ, công việc được giao. Ví dụ như, cơ quan Nhà nước quy định về thời hạn phải tháo dỡ các công trình vi phạm hay Tòa án giải quyết tranh chấp và ấn định thời hạn mà bên vi phạm phải thực hiện các trách nhiệm dân sự với bên bị vi phạm...

Thứ ba, thời hạn do các chủ thể tự xác định. Đây là thời hạn do một bên trong hành vi pháp lý đơn phương đưa ra hoặc do các bên chủ thể trong hợp đồng cùng thống nhất ấn định. Đây là loại thời hạn phổ biến nhất trong các quan hệ dân sự. Trong hầu hết các quan hệ dân sự, thời hạn là nội dung luôn được chú trọng và ghi nhận. Việc đặt ra thời hạn nâng cao trách nhiệm của các bên chủ thể trong giao dịch dân sự và đồng thời, trong một số trường hợp việc thực hiện nghĩa vụ trong một khoảng thời hạn nhất định mới giúp cho bên kia đạt được mục đích của việc tham gia giao dịch. Các loại thời hạn do các chủ thể xác định phong phú, đa dạng tùy theo từng loại giao dịch mà các bên xác lập như: thời hạn chuyển giao tài sản, thời hạn thanh toán tiền, thời hạn trả nợ, thời hạn bảo hành, thời hạn thuê, mượn tài sản, thời hạn hoàn thành công việc...

Dựa vào tính xác định của thời hạn. Dựa vào tính xác định mà thời hạn được phân thành 2 loại là thời hạn xác định và thời hạn không xác định.

Thứ nhất, thời hạn xác định. Đây là loại thời hạn được quy định rõ ràng, cụ thể bằng cách xác định chính xác thời điểm bắt đầu, kết thúc. Đối với thời hạn xác định, các bên tính toán được cụ thể độ dài thời gian của thời hạn. Ví dụ như trong hợp đồng vay tiền, bên cho vay và bên vay xác định rổ thời hạn vay là 1 năm, tính từ ngày 01/1/2017 đến 01/1/2018. Thời hạn xác định có ưu điểm là tính toán được cụ thể, rõ ràng, ít gây ra tranh cãi đối với các chủ thể tham gia cũng như được hiểu một cách chính xác trong quá trinh các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Thời hạn xác định thường được áp dụng riêng lẻ theo từng quan hệ cụ thể theo thỏa thuận giữa các bên chủ thể.

Thứ hai, thời hạn không xác định. Đây là thời hạn trong đó chỉ quy định một cách chung chung, tương đối khoảng thời gian mà không xác định chính xác thời gian đó. Thời hạn không xác định thường được ghi nhận bằng các thuật ngữ như:

kịp thời”, “khoảng thời gian hợp lý”, “khi có yêu cầu” ...

Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, rất nhiều điều luật quy định về thời hạn cũng áp dụng phương thức này. Như khoản 3 Điều 278 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước mót thời gian hơp Ịý”;

Khoản 4 Điều 320 Bộ luật Dân sự năm 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp:

“Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hơp Ịý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tưcmg đương, trừ trường hợp có ihoả thuận khác ”

hay tại Điều 405 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng theo mẫu:

“Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong môi thời gian hơp Ịý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra... ”...

Lý do thời hạn không xác định được sử dụng trong rất nhiều quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 bởi lẽ các quan hệ dân sự trên thực tế rất đa dạng, phong phú. Với mỗi quan hệ khác nhau thì khoảng thời gian cần thiết và phù hợp để các bên chủ thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình là khác nhau. Do đó, để bảo đảm tính bao quát và tương thích với các trường hợp thì luật quy định có độ mở và độ rộng để phù hợp với từng trường hợp cụ thể trên thực tế. Khi các bên thực hiện các nghĩa vụ với nhau, các bên cần thỏa thuận để xác định “thời gian hợp lý” trong khoảng bao lâu. Trường hợp các bên không thỏa thuận được mà xảy ra tranh chấp và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì cơ quan này có quyền xác định thời gian hợp lý được xác định là bao lâu. Đây chính là quy trình chuyển hóa từ thời hạn không xác định thành thời hạn xác định. Trong Bộ luật Dân sự hiện hành không có quy định lý giải như thế nào là thời gian hợp lý. Tuy nhiên, trong Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, ngày 11 tháng 01 năm 2019 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm có hướng dẫn về “thời gian hợp lý”. Cụ thể theo điểm a khoản 3 Điều 6 của Nghị quyết này:

“Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn thì thời gian chậm trả nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày hết “thời gian hợp lý ” đến thời điểm xét xử sơ thẩm. “Thời gian hợp lý” quy định tại Điều 474 của Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 477 của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 469 của Bộ luật Dân sự năm 2015 do Tòa án căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định nhưng không quả 03 tháng kể từ ngày thông báo".

Dựa vào căn cứ tính thời hạn: Dựa vào căn cứ tính thời hạn, thời hạn được phân thành 2 loại là thời hạn được xác định đơn vị thời gian và thời hạn được xác định theo sự kiện. Tại khoản 2 Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra

Thứ nhất, thời hạn được xác định theo đơn vị thời gian. Đây là thời hạn được xác định theo các đơn vị thời gian như: phút, giờ, ngày, tuần, quý, tháng, năm, thập kỉ,...các đơn vị thời gian từ đơn vị bé đến đơn vị lớn đều có thể được dùng để xác định thời hạn. Ví dụ các bên thỏa thuận thời hạn trả tiền mua bán tài sản là trong vòng 5 ngày kể từ ngày 10/2/2019.

Thứ hai, thời hạn được xác định theo sự kiện. Các sự kiện trong thực tế đời sống diễn ra phong phú đa dạng. Thay vì các bên thỏa thuận thời hạn xác định theo một đơn vị thời gian cụ thể thì các bên có thể ấn định thời hạn theo một sự kiện. Sự kiện để xác định thời hạn phải là sự kiện có thể sẽ xảy ra; còn sự kiện không bao giờ xảy ra hoặc sự kiện đã thuộc về quá khứ không thể là căn cứ xác định thời hạn. Ví dụ, A thuê nhà của B, A và B thỏa thuận A được thuê nhà cho tới khi B tháo dỡ nhà để xây nhà mới. Như vậy, trường hợp này thời hạn thuê nhà của A được xác định theo sự kiện B đập phá nhà cũ để xây nhà mới.

Một thời hạn có thể hoàn toàn được xác định theo đơn vị thời gian hoặc theo sự kiện. Đây là trường hợp, các điểm bắt đầu và điểm kết thúc của thời hạn đều được xác định bằng đơn vị thời gian hoặc bằng sự kiện. Ví dụ: A mua xe máy của B, hai bên xác định thời hạn bảo hành từ ngày 1/2/2020 đến 1/5//2020. Đây là trường hợp thời hạn được xác định hoàn toàn theo đơn vị thời gian là ngày. Trường hợp khác, M cho T thuê xe ô tô chở hàng, hai bên thỏa thuận thời hạn thuê được xác định từ thời điểm T bắt đầu thu hoạch vải cho tới khi T kết thúc công việc thu hoạch vải theo vụ vải của năm 2020. Trường hợp này điểm đầu, điểm cuối của thời hạn được xác định hoàn toàn theo sự kiện. Trên thực tế nhiều trường hợp thời hạn được xác định theo cả đơn vị thời gian và sự kiện cụ thể: một là, thời hạn mà điểm đầu xác định bằng đơn vị thời gian nhưng điểm kết thúc xác định bằng sự kiện. Ví dụ, A bị đột qụy nên A thuê B chăm sóc sức khỏe từ ngày 1/2/2020 đến khi A có thể tự đi lại được; hai là, thời hạn mà điểm đầu xác định bằng sự kiện nhưng điểm kết thúc xác định bằng đơn vị thời gian.

Ví dụ, A thuê đội thợ gặt để thu hoạch mùa màng cho A, thời hạn được xác định từ lúc ruộng lúa nhà A chín cho tới ngày 30/6/2020 phải xong để A chuẩn bị ruộng cho vụ mới.

4. Cho ví dụ về thời hạn ?

Ví dụ: Pháp luật quy định về thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả là 50 năm. Vậy, quy định này có ý nghĩa như sau:

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là thời hạn do pháp luật quy định, trong đó Nhà nước bảo hộ quyền của tác giả và các chủ thể khác đối với tác phẩm.

Các quyền nhân thân của tác giả như: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh, bảo vệ toàn vẹn tác phẩm... được bảo hộ vô thời hạn; Các quyền nhân thân như: công bố, phổ biến, cho người khác công bố, phổ biến... được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; Các quyền tài sản của tác giả và chủ thể khác được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Đối với tác phẩm của đồng tác giả, các quyền nhân thân và quyền tài sản như trên được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm đồng tác giả cuối cùng chết. Đối với tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình, video, tác phẩm di cảo thì các quyền nhân thân và quyền tài sản nêu trên được bảo hộ trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự thời hạn, thời hiệu ... cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề