Tại sao khi xác định mục cho vay nh lại yêu cầu kh phải có vtc tham gia vào phương án

QUY ĐỊNH

THỦ TỤC VAY VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN

I. Đối tượng cho vay vốn

1. Khách hàng vay vốn

        Các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; có nhu cầu vay vốn, có dự án đầu tư, có phương án sản xuất kinh doanh có lãi, có phương án bảo đảm trả được nợ.

2. Đối tượng cho vay

          Là các dự án đầu tư thuộc Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh, được UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 15/8/2016, cụ thể:

STT

Lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

I

Kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, môi trường

1

Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông

2

Đầu tư phát triển điện

3

Đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, khí thải, đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải, phế thải từ các vật liệu kim loại, đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường

4

Đầu tư, phát triển hệ thống phương tiện vận tải công cộng

II

Công nghiệp, công nghiệp phụ trợ

1

Đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong và các dự án phụ trợ bên ngoài hàng rào của Khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đầu tư xây dựng khu dịch vụ thương mại, kho trung chuyển hàng hóa, bãi tập kết vật liệu xây dựng phục vụ các khu công nghiệp

2

Di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, cụm làng nghề

III

Nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn

1

Đầu tư xây dựng, cải tạo công trình thủy lợi

2

Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, chế biến nông sản

IV

Xã hội hóa hạ tầng xã hội

1

Đầu tư xây dựng, phát triển và quản lý vận hành nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá sinh viên.

2

Đầu tư xây dựng, mở rộng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất chế biến dược phẩm, trường học, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, chỉnh trang đô thị, công trình tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị, hạ tầng khu dân cư, khu đô thị, khu tái định cư, văn hóa, thể dục thể thao, công viên

3

Đầu tư xây dựng, cải tạo khu du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử tại địa phương; đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, khách sạn cao cấp

4

Di chuyển, sắp xếp, hiện đại hóa các khu nghĩa trang

V

Lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm khác của tỉnh: Do UBND tỉnh quyết định sau khi đã thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh.

II. Nguyên tắc và điều kiện cho vay

1. Nguyên tắc cho vay

Chủ đầu tư vay vốn của Quỹ phải đảm bảo:

a. Dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội;

b. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

c. Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

2. Điều kiện cho vay

Quỹ xem xét và quyết định cho vay khi chủ đầu tư có đủ các điều kiện sau:

a. Đối với dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh

- Các dự án phải thuộc đối tượng được vay vốn tại Quỹ;

- Có dự án đầu tư đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật khác có liên quan;

- Dự án đầu tư đề nghị vay vốn có tính khả thi, có khả năng hoàn vốn.

b. Đối với chủ đầu tư

- Có tình hình tài chính rõ ràng, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, đảm bảo các chỉ tiêu đánh giá tài chính, khả năng thanh toán;

- Có cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam;

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Quỹ.

III. Thời hạn và thể loại cho vay

- Thời hạn cho vay: cho vay trung và dài hạn.

- Lãi suất cho vay: áp dụng mức lãi suất cho vay tối thiểu từng thời kỳ theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

IV. Quy trình cho vay

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

          Khi có nhu cầu vay vốn đầu tư, chủ đầu tư liên hệ với phòng Tín dụng và Uỷ thác của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh để được hướng dẫn cung cấp và tiếp nhận những hồ sơ, tài liệu như sau:

1. Đơn đề nghị vay vốn (theo mẫu đính kèm- Phụ lục 01)

2. Danh mục hồ sơ của khách hàng

- Hồ sơ pháp lý chủ đầu tư;

- Hồ sơ dự án đầu tư;

- Hồ sơ tài chính;

- Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay.

(Chi tiết danh mục- phụ lục 02)

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng, Phòng Tín dụng và Uỷ thác tiến hành các thủ tục thẩm định theo quy định:

- Thẩm định năng lực chủ đầu tư;

- Thẩm định dự án đầu tư;

- Thẩm định tài sản đảm bảo.

Thời gian tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Trình duyệt và ra các quyết định tín dụng

Phòng Tín dụng và Uỷ thác báo cáo kết quả thẩm định trình các cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt tín dụng:

          - Trường hợp khoản vay không được phê duyệt: Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Phòng Tín dụng& Uỷ thác lập thông báo gửi khách hàng về việc từ chối cấp tín dụng và nêu rõ lý do từ chối;

         - Trường hợp được phê duyệt cho vay: Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, phòng Tín dụng& Uỷ thác gửi thông báo chấp thuận cho vay  cho khách hàng.

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp đảm bảo tiền vay

          Sau khi được Quyết định cho vay, phòng Tín dụng& Uỷ thác soạn thảo Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp đảm bảo tiền vay để ký kết giữa Quỹ và khách hàng.

Thực hiện thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.

Bước 5: Giải ngân vốn vay

1. Hồ sơ giải ngân:

Phòng Tín dụng& Uỷ thác hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ giải ngân (chi tiết danh mục hồ sơ giải ngân- Phụ lục 03).

2. Nguyên tắc giải ngân

- Giải ngân vốn vay phải đúng mục đích sử dụng vốn theo đúng phương án, dự toán đã được duyệt cho vay.

- Giải ngân vốn vay trên cơ sở đề nghị của khách hàng và mục đích sử dụng tiền vay thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng đã ký.

3. Hình thức giải ngân

- Giải ngân dứt điểm phần vốn tự có của chủ đầu tư, các nguồn vốn khác; sau đó mới giải ngân đến phần vốn vay tại Quỹ;

- Giải ngân theo tỷ lệ phần trăm (%) cơ cấu vốn tham gia đầu tư dự án (vốn tự có của chủ đầu tư, các nguồn vốn khác, vốn vay tại Quỹ);

- Giải ngân theo danh mục các hạng mục công trình hoàn thành đã đăng ký và được Quỹ chấp thuận.

Chi tiết xin liên hệ: Phòng Tín dụng&Uỷ thác - Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh.

Địa chỉ: Đ. Huyền Quang, P. Võ Cường,TP. Bắc Ninh, T. Bắc Ninh

Điện thoại liên hệ: 0222.3874.427 – 0222.3895119

Tại sao khi xác định mục cho vay nh lại yêu cầu kh phải có vtc tham gia vào phương án

07 điều người dân cần biết khi vay vốn ngân hàng (Ảnh minh họa)

1. Điều kiện vay vốn ngân hàng

Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.

Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

2. 06 nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để mua vàng miếng.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3. Khách hàng được vay ngân hàng bao nhiêu tiền?

Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.

4. Khi vay ngân hàng có cần thế chấp tài sản?

- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận.

Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.

- Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.

Như vậy, việc có thế chấp tài sản khi vay ngân hàng hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay.

5. Hồ sơ đề nghị vay vốn ngân hàng

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn tại mục (1) và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn.

6. Lãi suất cho vay vốn ngân hàng

- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa.

Các trường hợp Ngân hàng Nhà nước có quy định về lãi suất cho vay tối đa

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

- Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

- Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay.

Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

7. Cách tính lãi khi không trả nợ đúng hạn

Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

8. Các loại phí khách hàng phải trả khi vay vốn ngân hàng

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thu các khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay, gồm:

- Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

- Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- Phí thu xếp cho vay hợp vốn.

- Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.

- Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

9. Nguyên tắc cung cấp thông tin khi vay vốn ngân hàng

- Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay:

+ Lãi suất cho vay;

+ Nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh;

+ Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;

+ Lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả;

+ Phương pháp tính lãi tiền vay;

+ Loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay;

+ Các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

- Khách hàng cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng:

+ Các tài liệu tại mục (3);

+ Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay;

+ Các tài liệu để chứng minh việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Quyết định 312/QĐ-NHNN.

>>> Xem thêm: Tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập nhằm mục đích gì? Quy trình bầu tổ trưởng của tổ này được thực hiện như thế nào?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .