Tại sao lại có tên là sông hồng

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km.

Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà hay sông Cái [người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï]. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung [huyện Bát Xát], chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt [ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định].

Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145km thì sông chỉ còn ở cao độ 55m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu lượng chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.

Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô [với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm]. Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến Quý Cao [huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng]. Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài [còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ], nối sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định. Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên [tức sông Đà], sông Đăng Điều [tức sông Nậm Na], sông Bàn Long [tức sông Lô] và sông Phổ Mai [tức sông Nho Quế] cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.

Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước.

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài những giá trị kinh tế, sông Hồng còn làm nên một cảnh quan vô cùng đẹp cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người ta ví nó như một con Rồng đỏ uốn lượn hùng dũng và sinh động.

PhuthoPortal [Nguồn HNMO]

Câu 1: Tên gọi khác của sông Hồng?

  • Sông Cái
  • Sông Thao
  • Sông Hồng Hà
  • Cả 3 đáp án trên

Sông Hồng từng có khoảng 10 tên gọi khác nhau trong lịch sử như sông Cái [sông chính], sông Thao [sông chính], sông Hồng Hà, sông Nhị Hà, sông Nhĩ Hà. Theo giải thích trong sách "Đại Nam nhất thống chí", đoạn sông Nhị Hà chảy qua địa phận Hà Nội, uốn cong như hình vành tai, mới có tên Nhĩ Hà, gọi lệch là Nhị Hà.

Câu 2: Huyện nào của tỉnh Lào Cai là “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”?

  • Bát Xát
  • Bắc Hà
  • Bảo Yên
  • Bảo Thắng

Theo Cổng thông tin điện tử Lào Cai, cột mốc 92 ở suối Lũng Pô, thôn Lũng Pô, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Ca, là địa điểm đầu tiên con sông Hồng chảy vào nước ta.

Câu 3: Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh nào?

  • Hưng Yên
  • Ninh Bình
  • Hải Dương
  • Cả 3 tỉnh trên

Theo "Bách khoa toàn thư Việt Nam", sau khi chảy vào nước ta từ địa phận tỉnh Lào Cai, sông Hồng chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, đổ ra biển Đông với chiều dài hơn 500 km.

Câu 4: “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” là lời của ca khúc nào?

  • Bài ca sông Hồng
  • Ngẫu hứng sông Hồng
  • Tình ca Tây Bắc
  • Gửi em ở cuối sông Hồng

“Anh ở biên cương / Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt / Ở nơi ấy mùa này con nước / Lắng phù sa in bóng đôi bờ…”. Đó là những câu hát ngọt ngào, da diết trong ca khúc "Gửi em ở cuối sông Hồng" của nhạc sĩ Thuận Yến.

Câu 5: Tên một cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Hồng?

  • Long Biên
  • Nhật Tân
  • Chương Dương
  • Cả 3 cây cầu trên

Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, nhiều cầu được bắc qua sông Hồng. Trong đó, Long Biên, Nhật Tân, Chương Dương là những cầu nổi tiếng bắc quan sông Hồng ở địa phận thủ đô Hà Nội.

Câu 6: Tên dòng sông nằm trong hệ thống sông Hồng?

  • Sông Đuống
  • Sông Luộc
  • Sông Ninh Cơ
  • Cả 3 dòng sông trên

Theo Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, hệ thống sông Hồng gồm 10 sông khác nhau, trong đó có cả 3 dòng sông trên. Đó là sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Hồng, sông Đáy, sông Đào Nam Định, sông Ninh Cơ, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý.

Câu 7. Đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích xếp thứ mấy trong số các đồng bằng của Việt Nam?

  • Thứ nhất
  • Thứ hai
  • Thứ ba
  • Thứ tư

Theo sách giáo khoa địa lý, với diện tích khoảng 1,5 triệu ha, đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích lớn thứ hai ở Việt Nam, sau đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8. Nền văn hóa nào từng ra đời ở châu thổ sông Hồng?

  • Văn hóa Phùng Nguyên
  • Văn hóa Đông Sơn
  • Văn hóa Hòa Bình
  • Cả 3 nền văn hóa trên

Sách "Lịch sử cổ đại Việt Nam" chép rằng sông Hồng quan trọng bậc nhất của nước ta trong chiều dài lịch sử. Dòng sông này chính là nơi phát tích của nền văn minh sông Hồng với những nền văn hóa nổi tiếng như Phùng Nguyên, Đông Sơn, Hòa Bình, Đồng Đậu, Gò Mun.

Khung cảnh Thuỷ điện Hoà Bình xả lũ nhìn từ trên cao Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, đúng 8h ngày 7/7,Thủy điện Hòa Bình đã mở 1 cửa xả đáy và liên tục phát điện tối đa các tổ máy.

Hàng trăm nghìn giặc Nguyên - Mông thua tan tác ở Chương Dương, Hàm Tử

“Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù” là hai chiến thắng oanh liệt của Đại Việt trong chiến dịch đẩy lui 500.000 quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ hai.

15:52 20/1/2019


Video liên quan

Chủ Đề