Tại sao nắp bình trà có lỗ nhỏ

  • Một bạn quả quyết rằng đỉnh núi Phan - xi - băng đang chuyển động. Theo em vì sao bạn nói như vậy

    20/08/2022 |   0 Trả lời

Đề bài

Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử đụng lí thuyết về áp suất khí quyển.

Lời giải chi tiết

Nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy mà nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Loigiaihay.com

Tại sao nắp ấm pha trà có một lỗ nhỏ? Nó sinh ra để làm gì? Tác dụng của việc khoét lỗ nhỏ trên ấm trà: Lỗ nhỏ trên thành ấm dùng để điều chỉnh áp suất trong và ngoài bình.

Tại sao nắp bình trà có lỗ nhỏ
Tại sao nắp ấm pha trà có một lỗ nhỏ

Các lỗ nhỏ trên ấm trà chủ yếu để điều chỉnh áp suất không khí trong và ngoài ấm trà, sao cho áp suất của không khí trong ấm trà bằng áp suất của không khí bên ngoài, tránh để hơi nước(nước sôi hoặc nước tiếp tục được đun sôi) tạo ra áp suất cao hơn bên ngoài và có xu hướng thoát ra ngoài gây bật hoặc kênh nắp ấm thậm chí bật tung nắp gây nguy hiểm.

Ngoài ra nguyên nhân khác khi không có lỗ nhỏ như vậy hoặc nếu lỗ nhỏ này được bị kín thì không khí không thể lưu thông vào ấm trà, khi rót nước, nước chảy ra khỏi vòi, áp suất không khí trong ấm nhỏ, và áp suất của khí quyển bên ngoài lớn, nước trong ấm sẽ không ra ngoài được nữa.

  • Đây là một tính chất của áp suất, áp suất có xu hướng đẩy vậy từ nơi có áp suất cao về nơi thấp, do đó nước trong bình bị áp suất ép vào ấm và lực ép này lớn hơn lực hút của trái đất nên nước không chảy ra được
  • Một ứng dụng khác cho tính chất này là phòng áp lực âm cho việc điều trị covid, áp suất trong phòng nhỏ hơn bên ngoài, vi rus sẽ bị áp lực giam trong phòng, không thoát ra được.

Câu hỏi: Vì sao nắp ấm pha trà thường có lỗ nhỏ?

Trả lời:

Để rót nước dễ dàng .Nhờ có lỗ thủng trên nắp ấm với khí quyển , áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy mà nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về áp suất chất lỏng nhé!

1. Định nghĩa

Áp suất chất lỏngtại một điểm bất kì trong lòngchất lỏnglà giá trịáp lựclên một đơn vịdiện tíchđặt tại điểm đó.Nó một lực đẩy của các chất lỏng được truyền trong một đường ống nhất định.

Chất lỏng ở đây có thể là nước, dầu,… Lực đẩy trong các đường ống càng nhanh thì áp suất chất lỏng càng mạnh. Và ngược lại, lực đẩy càng yếu thì áp suất chất lỏng càng thấp.

Ta có ví dụ cụ thể như sau: Trong một đường ống bơm nước, ta chỉnh áp lực bơm của máy bơm tăng lên. Khi đó, bạn sẽ thấy lượng nước trong ống chảy nhanh hơn và bể chứa nước sẽ nhanh đầy. Áp suất trong đường ống dẫn nước lúc này cũng đang tăng mạnh.

Áp suất của chất lỏng bình thông nhau đo được từ 2 bình gắn vào nhau bằng 1 hoặc nhiều đường ống. Đồng thời, trong bình có chứa cùng 1 loại chất lỏng. Thì khi đó, các mặt thoáng của nó ở những nhánh khác nhau đều có cùng một độ cao.

a. Áp suất tuyệt đối

Áp suất tuyệt đối là áp suất được gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng. Hai yếu tố này sẽ tác động lên một điểm trong lòng của chất lỏng.Đây là tổng áp suất gây ra bởi cả 2 yếu tố là cột chất lỏng và khí quyển tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng.

Ký hiệu: Pa

Công thức tính:Pa = P0 + γ.h

Trong đó:

+ P0 là áp suất của khí quyển.

+ γ là trọng lượng riêng của chất lỏng đang tính.

+ h là độ sâu thẳng đứng được tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm đang xét.

b. Áp suất tương đối

Đây là áp suất chỉ do trọng lượng của cột chất lỏng gây ra. Hiệu giữa áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển cũng được hiểu là áp suất tương đối. Trong trường hợp áp suất tuyệt đối nhỏ hơn áp suất của khí quyển thì ta có được áp suất chân không. Áp suất tương đối còn có thể gọi bằng tên khác là áp suất dư.Áp suất tương đối được hiểu là áp suất chỉ được gây ra do trọng lượng của cột chất lỏng. Áp suất tương đối cũng chính là hiệu của áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển.

Ký hiệu: Ptđ, Pdư

Công thức tính:Pdư = γ.h

Trong đó:

+ h là độ sâu thẳng đứng được tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm đang xét.

+ γ là trọng lượng riêng của chất lỏng.

2. Ứng dụng áp suất chất lỏng

+ Máy nén thủy lực:Máy nén thuỷ lực được dựa theo nguyên lý định luật Pascal. Có nghĩa là để tạo ra một lực ép lớn thì máy nén thủy lực được chế tạo theo định luật truyền áp suất trong chất lỏng. Theo đó, trong hệ thống máy ép thủy lực, áp suất được áp dụng trên các chất lỏng.

Cụ thể, trong toàn hệ thống khép kín của máy, áp lực luôn luôn không đổi. Sẽ có một piston hoạt động ở hệ thống tạo ra một lực tương ứng có diện tích lớn trên toàn bộ diện tích của piston đó.

+ Tàu ngầm: Tàu ngầm hoạt động dựa trên nguyên lý lực đẩy Ác-si-mét và định luật Pascal về áp suất của chất lỏng. Về cơ bản khi một vật “chui” vào trong lòng chất lỏng không phải nó cứ chìm mãi mà nó chỉ chìm đến khi lực đẩy Ác-si-mét cân bằng với trọng lực tác dụng lên vật đó, vật sẽ nổi nếu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lực và ngược lại => muốn lặn (chìm) xuống sâu hơi thì tàu ngầm phải có khả năng thay đổi trọng lượng của nó và điều chỉnh được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.

Khi nổi lên, hoặc lặn xuống ngoài việc điều chỉnh hướng của động cơ đẩy trên tàu ngầm, người ta còn phải thay đổi trọng lượng của tầu ngầm, để làm được điều này tàu ngầm thường được chế tạo bởi 2 lớp vỏ. Giữa hai lớp vỏ là một khoang trống như hình minh họa.