Tại sao nấu nước đường bị lại đường

Tại sao nấu nước đường bị lại đường

Đường làm bánh trung thu nướng bạn có thể chọn 4 loại đường: đường cát, đường phèn, đường vàng và đường nâu Hàn Quốc (hay còn gọi là đường đen Hàn Quốc). Ngoài ra có 1 loại đường mà nhiều bạn hay hỏi mình đó là đường thốt nốt. Đường thốt nốt mặc dù có màu đẹp, vị ngọt thanh dễ chịu nhưng mùi sẽ hơi nồng, đôi khi sẽ làm át đi mùi thơm đặc trưng của bánh trung thu.

Tại sao nấu nước đường bị lại đường

Nếu làm bánh trung thu để bán bạn có thể chọn đường cát, có giá thành rẻ, dễ nấu. Còn nếu muốn bánh có màu đẹp, thơm ngon có thể chọn đường vàng hoặc đường nâu Hàn Quốc

Tại sao nấu nước đường bị lại đường

Chanh, dứa, thơm đều có công dụng tránh làm nước đường bánh trung thu bị lại đường (lại đường tức là hiện tượng nước đường dần khô, xuất hiện các tinh thể đường, lâu ngày nước đường sẽ đóng cục, cứng và thành 1 cục đường!! )

Tại sao nấu nước đường bị lại đường

Chanh, dứa, thơm sẽ cho mùi, vị hơi khác nhau. Chanh do nấu cả vỏ nên nước đường có đôi chút the nhẹ, mùi thơm của vỏ chanh. Còn nếu chọn dứa, thơm, nước đường sẽ cho bánh mềm hơn và sau khi nướng vỏ bánh sẽ thơm nhẹ mùi dứa rất dễ chịu.

Nước tro tàu trên thị trường thường chia làm 2 loại, 1 loại là tự nhiên, 1 loại là công nghiệp. 2 loại nước tro tàu này có công dụng là làm mềm nước đường, qua đó giúp bánh trung thu nướng xong có độ mềm mại, ngon hơn.

Nước tro tàu tự nhiên thường dùng như loại rau, cây ăn được, đốt lấy tro và ngâm nước để làm nước tro tàu. Bản thân nước tro tàu tự nhiên cũng được sử dụng rất nhiều trong làm bánh, nổi bật nhất là bánh ít tro. Nước tro tàu tự nhiên an toàn cho sức khỏe. Nước tro tàu tự nhiên làm rất cực, nếu mua cũng khó mua vì hiếm ai bán.

Nước tro tàu công nghiệp ngược lại bán rất phổ biến, dễ dàng tìm mua ở các chợ. Nhưng nước tro tàu công nghiệp nếu dùng lượng nhiều có thể gây ngộ độc, nhất là với trẻ em. Vì vậy không nên sử dụng loại nước tro tàu này.

Theo kinh nghiệm làm bánh trung thu của mình, thì không cho nước tro tàu, bánh vẫn mềm ngon. Nên các bạn có thể không sử dụng thành phần này nhé.

Thường có 3 cách kiểm tra độ đạt của nước đường.

  1. Múc 1 - 2 giọt nước đường nhỏ vào chén nước nguội. Nếu đường tan ngay lập tức, nước đường lúc này còn non, chưa đạt để làm bánh (bánh sẽ nhão sau khi nướng). Nếu nhỏ vào nước đường thành cục, cứng thì lúc này nước đường đã quá già (làm bánh sẽ cứng). Nước đường đạt là khi nhỏ vào phải đọng dưới đáy chén, lan ra từ từ (1 - 2 giây) và giữ dạng tròn.

    Tại sao nấu nước đường bị lại đường

  2. Quan sát màu của vỏ chanh, nếu thấy vỏ chanh khô, hơi cứng, có màu nâu vàng là đạt.

    Tại sao nấu nước đường bị lại đường

  3. Có thể cân (cách dễ nhất). Trước khi nấu cân cả nồi, cả nước và đường rồi sau khi nấu cân lại, nếu nước đường sau khi nấu bằng 3/4 lượng ban đầu là đạt (cân cả nồi). Ví dụ trước khi nấu cân được 1k2 nồi nước đường thì sau khi nấu cân lại còn 900g là đạt.

    Tại sao nấu nước đường bị lại đường

Nếu nước đường bị loãng bạn có thể tiếp tục nấu với lửa nhỏ đến khi nước đường đạt. Trường hợp nếu nước đường bị cứng, đặc thì có thể cho thêm nước vào và nấu trở lại.

Tại sao nấu nước đường bị lại đường

Thường nước đường sau khi nấu để nguội là có thể làm bánh ngày. Tuy nhiên nước đường để lâu sẽ cho bánh thơm và màu đẹp hơn. Thường thì người ta nấu nước đường trước 1 - 2 tháng khi làm bánh trung thu. Lúc này, nước đường sẽ có độ sánh, màu đẹp và mùi thơm rất hấp dẫn.

Tại sao nấu nước đường bị lại đường

Lượng nước chanh, nước dứa nếu cho vào nước đường ít quá sẽ làm đường kết tinh trở lại. Nấu nước đường nên làm theo đúng công thức để dễ thành công. Cũng có trường hợp nước đường bị lại 1 phần nhỏ, vài hạt li ti dưới đáy chai nước đường, trường hợp này không sao cả, chỉ cần hấp nóng, ấm lại là dùng được.

Về cách bảo quản nước đường thì bạn chỉ cần bảo quản bên ngoài nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp là được. Chai, lọ đựng nước đường nên là loại tốt, chịu nhiệt và cần trụng nước sôi, để ráo nước trước khi rót nước đường vào.

Tại sao nấu nước đường bị lại đường

Bánh trung thu đậu xanh sầu riêng

Bánh trung thu hạt sen trứng muối

Vị ngọt của thức uống ngoài được tạo nên từ các nguyên liệu có sẵn như trái cây, rượu mùi thì cũng được hỗ trợ một phần từ nước đường (syrup đường). Vì vậy cách nấu nước đường để pha chế là một trong những kỹ năng quan trọng, nước đường còn là bí quyết xử lí nguyên liệu giúp thức uống ngon, đẹp mắt và thơm hơn.

Khi nấu nước đường phải đảm bảo được chất lượng của nước đường, vị ngọt thanh hay ngọt sâu, màu sắc đẹp, không bị cháy, mùi nước đường thơm, không gắt… Nước đường sau khi nấu phải bảo quản được trong thời gian dài mà không bị lại đường.

Ở bài viết này, Tinh Hoa Quê Nhà sẽ chia sẻ đến bạn 2 cách pha nước đường để pha chế từ đường cát và đường phèn.

Nguyên liệu nấu nước đường

  • Đường cát trắng: 1kg
  • Nước: 700ml
  • Nồi, bếp từ.

Các bước nấu nước đường pha chế

Bước 1: Nấu nước đường

Cho 700ml nước vào nồi đun cho nước ấm, các bạn từ từ cho 1kg đường vào. Đun nồi nước đường khoảng 5 phút cho đường tan hết, khi cho đường vào các bạn không khuấy nước đường, chỉ đun nước sôi đường sẽ tan hết.

Tại sao nấu nước đường bị lại đường
Đun cho đường tự tan hết trong nước

Khi đường tan hết các bạn tắt bếp và để nước đường nguội.

Bước 2: Bảo quản nước đường

Để nước đường dùng được lâu các bạn cho nước đường vào chai thuỷ tinh, đậy nắp lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Nguyên liệu nấu nước đường phèn

  • Nước: 500ml
  • Đường phèn: 700g
  • Đường cát trắng: 300g
  • Nước cốt chanh: 10ml
  • Muối: 1g
  • Rượu: 10ml ( 40 độ)

Các bước nấu nước đường phèn

Bước 1: Nấu nước đường phèn

Các bạn cho đường phèn vào nồi, cho thêm 500ml nước.

Khuấy cho đường tan, khi khuấy các bạn khuấy theo một chiều, đường tan hết các bạn cho lên bếp đun sôi và không được khuấy.

Tại sao nấu nước đường bị lại đường
Hoà tan đường phèn, núa nước đường sôi

Khi nồi sôi đổ tiếp 300g đường cát trắng vào nồi, tiếp tục đun sôi cho đường cát trắng tan hết, cho vào nồi 10ml nước cốt chanh 1g muối và 10ml rượu.

Tại sao nấu nước đường bị lại đường
Thêm đường cát, nước cốt chanh, rượu vào nước đường

Tiếp tục đun sôi thêm 20 phút nữa, trong quá trình đun có bọt các bạn vớt hết bọt cho nước đường được trong nhé, tiếp tục cho thêm 10ml rượu nữa, đun được 20 phút.

Các bạn tắt bếp chờ cho nước đường nguội hẳn các bạn cho thêm 10ml rượu vào nồi nước đường phèn.

Như vậy là nước đường phèn đã được nấu xong, nước trong suốt có màu vàng nhẹ rất đẹp.

*Hình ảnh và nội dung bài viết tham khảo youtube Coffee Tree Official và Nấu Ăn Không Chuyên