Tại sao phải truyền nước biển

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Tấn Phúc - Khoa Khám bệnh & nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Khi có dấu hiệu sốt cao, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, nhiều người nghĩ ngay tới việc truyền đạm (hay còn gọi là truyền dịch, truyền nước) để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, việc tự ý truyền dịch có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường như phù phổi, tim hay thậm chí là mất mạng do sốc phản vệ. Hãy tham khảo thông tin sau đây để biết truyền dịch là gì, cần chú ý những gì khi truyền đạm.

Truyền đạm là truyền các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Dịch truyền là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng trong dịch truyền là nước cất. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Truyền đạm chủ yếu dành cho người bị suy kiệt hoặc mắc một số vấn đề về sức khỏe.

Tại sao phải truyền nước biển

Truyền đạm chủ yếu dành cho người bị suy kiệt hoặc mắc một số vấn đề về sức khỏe

Hiện, có trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản là:

  • Nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo). Nhóm này được sử dụng truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng đường miệng, hoặc không tiêu hóa được thức ăn,...
  • Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải (dung dịch natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%,...) dùng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc.
  • Nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử,...) dùng trong các trường hợp bệnh nhân cần bù nhanh chất albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Để tránh không xảy ra tai biến thì trước khi truyền đạm bệnh nhân cần được bác sĩ khám, xét nghiệm và kê toa phù hợp.

Bác sĩ cần xét nghiệm máu và làm nhiều thủ tục khác trước khi chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân

Trong cơ thể của mỗi con người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải,... Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp. Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường hay dựa vào các kết quả của xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần thiết để truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu.

Trong một số trường hợp đặc biệt, dù chưa có kết quả xét nghiệm nhưng các bác sĩ vẫn phải cho bệnh nhân truyền đạm. Điều này xảy ra khi người bệnh bị mất nước (do nôn quá nhiều, tiêu chảy), mất máu, bị ngộ độc, suy dinh dưỡng nặng hoặc các bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật. Còn đối với những bệnh nhẹ thì tốt nhất không nên truyền dịch.

Nếu cơ thể bị mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì truyền đạm không tốt bằng phương pháp bù nước qua đường uống. Cụ thể, truyền một chai glucose 5% chỉ tương đương với việc uống gần một thìa cà phê đường, truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt.

Tại sao phải truyền nước biển

Bác sĩ cần xét nghiệm máu và làm nhiều thủ tục khác trước khi chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân

Tự ý truyền dịch có thể gây ra những tai biến khó lường. Đặc biệt, không phải nhân viên y tế nào cũng biết cách ứng phó trước nguy cơ tai biến, dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não,... ở bệnh nhân.

Một số người khỏe mạnh tự ý truyền dịch để bồi bổ sức khỏe cần đặc biệt thận trọng. Các biến chứng xảy ra khi tự ý truyền dịch có thể ở dạng nhẹ hoặc nặng. Trường hợp nhẹ, người bệnh bị sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền hoặc chán ăn vì dung mao ruột thoái hóa. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị viêm tĩnh mạch, bị phù tim, thận vì cơ thể buộc phải tiếp nhận lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn. Đặc biệt, có trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ, tử vong sau khi tự ý truyền đạm.

Do vậy, về nguyên tắc, cần lưu ý tới những vấn đề sau khi có ý định truyền đạm cho cơ thể:

  • Bệnh nhân không được tự ý đến cơ sở y tế, quầy bán dược phẩm hoặc mời dược sĩ về nhà truyền dịch khi chưa được khám, xét nghiệm các chỉ số liên quan. Thay vào đó, người bệnh chỉ truyền đạm khi có chỉ định của bác sĩ xác định rõ tình trạng cơ thể của chúng ta cần loại dịch truyền gì, liều lượng bao nhiêu.
  • Nên truyền đạm ở những cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên môn giỏi, có dụng cụ và thiết bị xử lý phù hợp khi xảy ra tai biến, phải kiểm tra hạn dùng bộ dây truyền và túi đựng.
  • Nên truyền dịch tại các cơ sở y tế lớn, có uy tín.

Tại sao phải truyền nước biển

Có trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ, tử vong sau khi tự ý truyền đạm.

  • Trước khi truyền, cần cho chảy những giọt dịch đầu tiên ra ngoài để loại bỏ hết bọt khí trước khi cho dung dịch truyền vào mạch máu người bệnh.
  • Tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền đạm về tốc độ, thời gian, liều lượng. Đồng thời, dụng cụ truyền dịch phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối và bác sĩ phải thường xuyên theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
  • Khi đang truyền dịch, nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như khó thở, rét run, phù chỗ tiêm,... bệnh nhân cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử trí, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Các cơ sở y tế phải có thuốc cấp cứu chống sốc để không may khi xảy ra tai biến có thể cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
  • Khi cơ thể chán ăn, gầy yếu, người bệnh nên xem lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động. Trong trường hợp còn ăn uống được, thay vì truyền dịch, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá, thịt, trứng, sữa,... vì cách này tốt và an toàn hơn so với truyền đạm. Bởi vậy, với những người không quá suy yếu, còn hấp thu thức ăn qua đường tiêu hóa được thì ăn uống là cách bồi bổ cơ thể tốt nhất, vừa kinh tế, vừa an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM:

Truyền nước biển là gì? Truyền như thế nào là đúng và đủ? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi muốn thực hiện việc làm này tại nhà mỗi khi cơ thể suy nhược.

Chắc hẳn bạn đã từng thấy vài người xung quanh mình thường sử dụng biện pháp truyền nước biển mỗi khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Vậy chắc hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc truyền nước biển là gì? Liệu truyền nước biển có giúp cơ thể hồi phục? Điểm qua những thông tin dưới đây để hiểu rõ về cách thức này nhé!

Thực tế cho thấy không ít gia đình tự ý nhờ y tá/ bác sĩ hoặc người thân trong ngành y truyền nước biển để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng tự ý truyền nước khi không có những xét nghiệm cụ thể để biết cơ thể thừa hay thiếu chất gì trong máu, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường.

Tại sao phải truyền nước biển
Không nên lạm dụng phương pháp này nếu chưa được tư vấn của bác sĩ

Truyền nước biển có tác dụng gì?

Truyền nước hay còn gọi là truyền dịch – loại dung dịch hòa tan có chứa các chất khác nhau hoặc nước biển vô khuẩn. Truyền nước được thực hiện bằng cách tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Có nhiều loại dịch truyền được sử dụng và được chia thành ba nhóm cơ bản bao gồm:

  • Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: Dung dịch này thường dùng trong các trường hợp cơ thể suy kiệt, ăn uống kém như đường (glucoza, dextrose); các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin như alversin 40, amigolg 8,5%, amino – plasmal 5%, nutrisol 5%, vitaplex, lipofundin, clinoleic… chỉ nên truyền sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn.
  • Nhóm cung cấp nước và chất điện giải (còn gọi là nước biển) dùng trong trường hợp mất nước, mất máu như tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc thực phẩm… Thường là các dung dịch như lactate ringer, natri clorua 0.9%, bicarbonate natri 1,4%…
  • Nhóm đặc biệt: dùng để truyền bù nhanh các chất albumin hay các dịch chất tuần hoàn trong cơ thể. Thường là dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử…

Khi cơ thể mệt mỏi thì truyền nước, đúng hay sai?

Thực tế, rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn, thiếu ngủ, khó ở trong người… là nghĩ ngay đến việc truyền dịch nhằm hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít… này thường có rất nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, cần phải hiểu thêm việc làm này có tác dụng gì, có an toàn và đơn giản như bạn vẫn nghĩ?

Về cơ bản, mỗi cá thể khác nhau sẽ có các chỉ số trung bình về máu, đạm, đường, muối, các chất điện giải… khác nhau. Trong trường hợp một trong các chỉ số này thấp hơn mức trung bình thì mới nên thực hiện việc bổ sung thêm các chất bù đắp nhưng vẫn cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ dựa trên các kết quả xét nghiệm.

Việc tự ý truyền nước biển tại nhà không có đủ phương tiện xét nghiệm để biết cơ thể thừa hay thiếu chất gì trong máu, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được.

Những nguy hiểm có thể gặp trong khi truyền nước

Tại sao phải truyền nước biển
Kỹ thuật truyền nước biển là gì? Bởi nếu thực hiện không đúng cách có thể dẫn đến tử vong
  • Tại vị trí truyền dịch: Vị trí mũi tiêm cắm vào ra có thể bị phù, xuất hiện hiện tượng đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương, bệnh nhân bị hoại tử một phần cơ do sự cố chệch ven.
  • Phản ứng toàn thân: Đó có thể là cảm giác lạnh, rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực… các trường hợp này phải báo ngay nhân viên y tế, để kịp thời xử trí, tránh những diễn tiến nguy hiểm xảy ra.
  • Một số trường hợp xảy ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến, dị ứng, sốc phản vệ gây tử vong, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải… rất nguy hiểm.

Những lưu ý khi truyền nước

  • Một số trường hợp chống chỉ định với phương pháp bổ sung này, đo là người bị suy thận cấp, suy thận mãn, tăng kali huyết, urê huyết, suy tim, toan huyết, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp…
  • Người bị suy tim, khi được truyền dịch vào quá nhanh, tim không co bóp được dẫn đến ứ nước trong phổi, làm phù phổi, suy tim, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
  • Người có tiền sử bị suy thận, đặc biệt ở thể thiểu niệu hay vô niệu, nếu nước được truyền vào quá nhanh, thận sẽ không thải nổi cũng gây ứ nước trong cơ thể, gây phù…
  • Người tập luyện choáng do chạy bộ, đổ mồ hôi, mất nước nhiều, truyền dịch có thể khiến cơ thể mất cả muối lẫn nước. Ngoài ra, lượng nước này khi vào cơ thể dễ gây ngộ độc nước, phù não. Nặng hơn có thể khiến bệnh nhân lên cơn co giật, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Kể cả người khỏe mạnh truyền các dịch như hoa quả có thể sinh chứng lười ăn, phù tim, thận… vì đột ngột bổ sung cho cơ thể một lượng dinh dưỡng và nước quá lớn.
  • Đảm bảo chất lượng dịch truyền, còn nhãn mác, còn hạn sử dụng, chai thuốc trong suốt… Kiểm tra dây truyền, sát trùng nơi tiêm, không pha thêm thuốc khác vào dịch truyền

Mặc dù những trường hợp rủi ro xảy ra không nhiều, không xảy ra ở tất cả các đối tượng nhưng bạn cũng không thể nói trước được những nguy cơ nếu không may xảy đến. Nếu không thực sự cần thiết hay chưa hiểu rõ truyền nước biển là gì, bạn tuyệt đối không nên truyền nước khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách chăm sóc sức khỏe và luyện tập của cả gia đình.

Mục đích

Tại sao phải truyền nước biển

Tại sao phải truyền nước biển

Tại sao phải truyền nước biển

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.