Tại sao Pháp lại chọn Điện Biên Phủ

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Bạn đang xem: Vì sao pháp chọn điện biên phủ làm căn cứ


Câu 1.

Điện Biên Phủ là vùng rừng núi rộng lớn ở Tây Bắc, gần với biên giới Lào, có vị trí then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ=> Pháp cố gắng xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Câu 2.

Xem thêm: Vì Sao Tai Trái Nghe Tốt Hơn Tai Trái? Giảm Thính Lực Một Bên Tai, Làm Sao Để Khắc Phục

=> Từ đây Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava, trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?


star

starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy

Chưa có nhómTrả lời0

Đề bài:

A. Vì Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, trung tâm của kế hoạch Na-va, muốn làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va phải tiêu diệt Điện Biên Phủ.

B.Vì Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng mà cả ta và địch đều muốn nắm giữ.

C. Vì Na- va đã xây dựng Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, niềm hi vọng của cả Pháp và Mĩ.

D. Vì Điện Biên Phủ có địa hình núi non hiểm trở, địch không thể ngờ ta có thể đem quân lên đây để tấn công chúng.

A

Video Tại sao pháp chọn điện biên phủ làm căn cứ

Ngày này 65 năm trước [7/5/1954], Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” trở thành biểu tượng cho các dân tộc thuộc địa bị thực dân áp bức đứng lên giành độc lập.

Nhưng chiến thắng lịch sử đó không diễn ra ở Hà Nội hay đồng bằng mà được làm nên ở thung lũng xa xôi, rộng lớn ở vùng rừng núi Tây Bắc.

Bạn đang xem: tại sao pháp chọn điện biên phủ làm căn cứ

Trả lời phỏng vấn VTC News về sự kiện lịch sử quan trọng này, Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội lý giải vì sao ta và Pháp lại quyết chiến ở Điện Biên Phủ chứ không phải Hà Nội.

Hầm chỉ huy của Christian de Castries tại căn cứ Điện Biên Phủ. Hầm chỉ huy này nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Tướng Thụy cho biết, sau nhiều thất bại và không thể xây dựng căn cứ ở đồng bằng, quân đội Pháp quyết định lựa chọn Điện Biên Phủ làm nơi xây dựng tập đoàn cứ điểm với ý đồ dụ, thu hút tiêu diệt quân chủ lực của ta.

Về bối cảnh lúc bấy giờ, sau 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp ngày càng thiệt hại nặng nề, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến trường dần lâm vào thế phòng ngự bị động.

Ngày 7/5/1953, tướng Navarre được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Sau nhiều thiệt hại của quân đội Pháp, Navarre đề ra kế hoạch quân sự với hy vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

“Tướng Navarre sang với ý đồ rất lớn là sẽ tập trung lực lượng lại chứ không dàn quân chiếm lĩnh nhiều nơi nữa. Navarre muốn tập trung lại thành khối lớn, tạo thành sức mạnh lớn và dùng sức mạnh đó để đánh với chủ lực của ta”, tướng Thụy nói.

Sau khi khảo sát, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã tập trung lực lượng để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất tại đây.

Xem thêm: Sửa lỗi không giải nén được file rar, zip cực kỳ hiệu quả !

“Họ đã chọn vùng đồng bằng nhưng không được, không thành công nên quyết định lựa chọn Điện Biên Phủ.

Quân Pháp đánh giá Điện Biên Phủ là nơi có thể hút được chủ lực của ta lên và thuận lợi cho họ dùng hỏa lực để tiêu diệt.

Đây là đánh giá rất chủ quan của Bộ tham mưu quân đội Pháp, họ có ý đồ dụ chủ lực của ta lên đấy và dùng sức mạnh để đánh bại chủ lực của ta, sau đó tỏa ra chiếm lại Tây Bắc”, tướng Thụy nhận định.

Trung tướng Đặng Quân Thụy cho biết, vì là ý tưởng lớn, được Navarre tập trung mọi cố gắng nên quá trình xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ diễn ra rất nhanh.

“Đầu tiên, một vài tiểu đoàn của Pháp nhảy dù xuống, sau đó dần dần phát triển lực lượng, tăng quân dần lên. Quá trình đó diễn ra rất nhanh, chỉ từ mấy tiểu đoàn dù, sau đó thả pháo, thả xe tăng, bộ binh xuống và rồi hình thành tập đoàn cứ điểm”, tướng Đặng Quân Thụy nói.

Video: Những thước phim chân thực về trận chiến Điện Biên Phủ trên không

Tổng số địch ở Điện Biên Phủ lúc cao nhất có tới 16.200 quân, gồm 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, cùng với pháo binh, công binh, xe tăng và nhiều máy bay.

Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đều coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.

Tướng Đặng Quân Thụy cho biết, để đối phó với ý đồ của Pháp lúc bấy giờ, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân đội đã tìm cách ta tấn công quân Pháp nhiều vùng khác nhau đến kéo giãn đội hình địch.

“Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo Bác Hồ về việc quân Pháp tập trung quân lại để tiêu diệt chủ lực của ta, Bác đã nói “ta không sợ, ý đồ của họ muốn tập trung thì ta buộc họ phải phân tán ra và ta đánh”.

Đọc thêm: tại sao không tải được youtube | Hỏi gì?

Sau đó, ta dùng pháo binh để giãn quân địch, mở nhiều chiến dịch ở miền Trung, miền Nam, cả ở Thượng Lào và Hạ Lào, buộc quân địch phải rải ra, làm thất bại ý đồ của họ”, tướng Thụy nói.

Nhưng do vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ đối với Bắc Đông Dương. Navarre tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một “cái bẫy hiểm ác”, một “cái máy nghiền khổng lồ”.

Sau khi ta giành nhiều thắng lợi quận sự ở hầu khắp các mặt trận trên chiến trường Đông Dương, tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

Ngày 13/31954, quân ta nổ súng mở màn cuộc tấn công đập tan tập đoàn cứ điển Điện Biên Phủ. Chiến dịch điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt, quân ta lần lượt tiến công tiêu diệt và chiếm các cụm cứ điểm lớn của địch.

Chiều 7/5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17h30 ngày 7/5, tướng De Castries, Chỉ huy trưởng cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.

Tướng De Castries bị bắt tại Điện Biên Phủ.

Kết thúc chiến dịch, quân đội ta loại khỏi vòng chiến đấu toàn bộ 16.200 tên địch, trong đó có 1 tướng, hạ 62 máy bay, 81 đại bác.

Thắng lợi trận Điện Biên Phủ đã đập tan “kế hoạch Navarre”, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

“Các tướng lĩnh quân đội Pháp sau này phân tích cũng không hiểu tại sao Navarre lại chọn chiến trường rừng núi xa xôi như Điện Biên, nhiều người đánh giá Navarre là người không hiểu tình hình”, Tướng Đặng Quân Thụy cho hay.

Tham khảo: Chuyện lạ | Hỏi gì?

Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội


[QK7 Online] - 65 năm đã trôi qua, trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ còn để lại cho các thế hệ hiện nay và mai sau một mốc son rực sáng trong lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ! Sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ tiềm ẩn ở đâu?... Và còn nhiều vấn đề khác nữa. “Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta.

Bạn đang xem: Vì sao pháp chọn điện biên phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất đông dương

Bước vào Thu - Đông năm 1953 để cứu vãn tình thế thất bại ở Đông Dương, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Nava tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương. Để đạt được mục tiêu đó, Pháp và Mỹ đã lập kế hoạch đến năm 1954 quân chủ lực Pháp sẽ lên tới 7 sư đoàn cơ động chiến lược, với 27 binh đoàn được trang bị hiện đại tạo thành quả đấm thép trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương.Với tầm nhìn chiến lược, Trung ương Đảng ta đã tổ chức và chỉ đạo một loạt hoạt động để chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược này, buộc địch phải giam chân một bộ phận lực lượng quan trọng ở Điện Biên Phủ. Trước hết, ta bao vây mà không đánh, sau đó tổ chức nghi binh chiến dịch ở các hướng khác, khiến địch phán đoán sai lạc ý định của ta: do đó, tuy chúng lo ngại Điện Biên Phủ bị tấn công, nhưng vẫn không kiên quyết rút bỏ. Thêm vào đó, vì chủ quan, kiêu căng, cho là ta không dám đánh, địch đã trót tuyên truyền quá sớm một cách tự đắc về sự vững chắc của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, coi đó là một địa điểm rất “lý tưởng”, để nhử chủ lực ta đến cho chúng tiêu diệt, nên địch đã gây nhiều ảo tưởng không những đối với quân xâm lược Pháp mà còn đối với tất cả các đồng minh của Pháp - Mỹ.Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc ta như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX mà còn là nét nổi bật và đặc sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo tác chiến chiến lược của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo và nắm thời cơ giành thắng lợi quyết định trong trận quyết chiến chiến lược. Đó là:Thứ nhất, về sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kiên quyết và tài giỏi của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nắm vững âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời đề ra phương châm kháng chiến:“Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. Theo đó, quân và dân ta trên khắp các địa bàn, nhất là ở đồng bằng Bắc bộ, chủ động đẩy mạnh các hoạt động tác chiến làm cho địch không những không thể thực hiện được kế hoạch đã vạch ra, mà còn lâm vào thế bị động đối phó. Các hoạt động của Quân đội ta trên các chiến trường đã thực hiện phù hợp với ý định của Bộ Chính trị và Bộ Tổng chỉ huy, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động ra các hướng chiến trường: đồng bằng Bắc bộ, Điện Biên Phủ, Trung Lào, Plây Cu, - Nam Tây Nguyên và thượng Lào. Như vậy, Bộ chỉ huy của Đại tướng Nava đã buộc phải hành động theo ý định của ta, họ đã để mất đi khả năng tăng cường lực lượng cho chiến trường chính - Điện Biên Phủ.

Xem thêm: Vì Sao Sự Thoát Hơi Nước Qua Lá Ó Ý Nghĩa Quan Trọng Đối Với Cây

Hai là, nghệ thuật tạo và nắm thời cơ giành thắng lợi quyết định trong trận quyết chiến chiến lược. Khi tướng Nava và bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp cho quân ồ ạt nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, ta chuyển hướng chiến lược tiến hành bao vây Điện Biên Phủ, buộc bộ chỉ huy quân Pháp phải điều động hầu hết lực lượng chủ lực ra tăng cường. Cùng với việc tiến công lên Tây Bắc, ta tạo thế bất ngờ, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch; đồng thời chọn và nắm thời cơ khi địch sơ hở, nơi địch tương đối yếu mà đánh, kiên quyết buộc địch phải phân tán, bị động đối phó, ta kết hợp tiêu diệt sinh lực địch, vừa đánh địch, vừa bồi dưỡng lực lượng ta. Theo phương hướng chiến lược và tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến lược đã được xác định, ta sử dụng một số đơn vị chủ lực nhỏ, tinh nhuệ mở các cuộc tiến công trên các hướng quan trọng đánh vào các nơi địch mỏng yếu, có nhiều sơ hở, nhưng lại có vị trí chiến lược mà địch không thể bỏ qua. Đó là Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào,... Trước nguy cơ bị uy hiếp ở những hướng, những khu vực chiến lược, buộc địch phải phân tán điều động tới 70 tiểu đoàn trong tổng số 80 tiểu đoàn cơ động ra các chiến trường trên toàn Đông Dương. Ta đã thành công trong việc điều động phân tán địch. Chọn Điện Biên Phủ là chọn hướng, chọn thời cơ, địa bàn mục tiêu chính xác cho cách đánh của quân ta.Ba là, nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật chỉ đạo tập trung lực lượng giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược. Với 49 cứ điểm hình thành ba khu vực phòng ngự liên hoàn, từng cứ điểm có hệ thống lô cốt, chiến hào, hầm ngầm kiên cố với hệ thống hỏa lực mạnh, được tổ chức thành nhiều cụm cứ điểm - “trung tâm đề kháng theo kiểu phức tạp” vừa có khả năng phòng ngự độc lập khá mạnh, vừa tạo thế phòng ngự liên hoàn thành nhiều tầng, nhiều hướng khó chia cắt, tập đoàn cứ điểm còn có sân bay, kho tàng, lại được liên kết chặt chẽ, tổ chức thành ba phân khu: phân khu phía Bắc gồm cứ điểm vòng ngoài là đồi Độc Lập, đồi Bản Kéo, phân khu - Trung tâm Mường Thanh, Điện Biên Phủ; phân khu phía Nam là Hồng Cúm. Ngoài ra, còn có hệ thống hỏa lực mặt đất và trên không rất mạnh gồm hai tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, hai đại đội súng cối 120 ly, tổng cộng khoảng 40 nòng pháo và súng cối từ 100 ly trở lên, vì vậy Điện Biên Phủ được mệnh danh là “Pháo đài bất khả xâm phạm”.Quyết định tiến công Điện Biên Phủ thực hiện đòn quyết chiến chiến lược tại đây không những thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, tạo và nắm thời cơ đánh vào một cứ điểm mạnh của địch. Tiến công Điện Biên Phủ, ta đã phát huy được sức mạnh, sở trường của ta, hạn chế được sức mạnh, khoét sâu điểm yếu chí tử của địch. Mặc dù Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân viễn chinh Pháp, song cách xa hậu phương, dễ bị cô lập, việc ứng cứu chi viện, giải tỏa chỉ tiến hành bằng đường không. Về phía ta, lại phát huy được khả năng về lực lượng, phương tiện do tác chiến ở địa hình rừng núi.Bốn là, nghệ thuật chỉ đạo “đánh chắc, tiến chắc” giành thắng lợi quyết định. Trước nguy cơ lực lượng cơ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương bị xé lẻ, phân tán, Nava vội điều lực lượng lớn lên Điện Biên Phủ xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh, được mệnh danh là “bất khả chiến bại” hòng lôi kéo, “nghiền nát” lực lượng chủ lực của ta. Nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình, Trung ương Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: đây tuy là mưu đồ của địch, nhưng cũng là thời cơ cho ta tập trung binh lực, hỏa lực để tiêu diệt lớn quân địch, kết thúc chiến tranh. Tác chiến trên địa bàn này, ta tuy có những khó khăn nhất định, nhưng có thuận lợi cơ bản, đó là: phát huy được sở trường đánh địch ở địa hình rừng núi, địa bàn chiến dịch tiếp giáp vùng mới giải phóng [Tây Bắc].Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Tư lệnh chiến dịch nhận thấy địch đã củng cố, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nên ta không thể “đánh nhanh, giải quyết nhanh” như đã xác định. Vì thế, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã kịp thời chuyển phương châm tác chiến chiến dịch sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đánh chắc, tiến chắc ở Điện Biên Phủ được thực hiện theo lối đánh gần độc đáo. Đây là nét đặc sắc của lối đánh chắc, tiến chắc là vây, lấn, tấn, diệt, chia cắt quân địch để có điều kiện tiêu diệt nhiều sinh lực của chúng.Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, đánh bại ý chí xâm lược của Pháp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đấu tranh ngoại giao của Chính phủ ta, buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ rút hết quân về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài ở Đông Dương. Chiến thắng Điện biên Phủ mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu bước phát triển mới trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân dân thế giới nói chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề