Tại sao tôi xấu

Đã bao giờ bạn chụp 7749 bức hình nhưng mãi chẳng lựa được tấm nào đúng ý mình? Dường như những bức ảnh luôn có gì đó trông “sai sai” mà bạn chẳng thể lý giải được.

Nếu ảnh của bạn trông xấu hơn cách mà bạn nhận thức về bản thân, thì liệu bạn có xấu thật không?

Não sẽ tự động điều chỉnh để mọi thứ trông đẹp hơn ở đời thực

Khi nhìn vào một vật thể ở đời thực, não thường sẽ tự bù trừ ánh sáng, chọn góc nhìn, điều chỉnh mức độ xa gần nhằm giúp bạn bắt được vật thể một cách chân thực nhất. Tựa như việc sau khi tắt đèn một lúc, mắt của bạn sẽ tự điều chỉnh để nhìn được trong bóng tối.

Nhưng đối với ảnh chụp, mất đi yếu tố “hiệu chỉnh tinh thần” này khiến cho ánh sáng, độ tương phản, góc nhìn của vật thể trở nên kém bắt mắt hơn.

Một giả thuyết khác lại giải thích rằng, não không nhìn mặt người như một vật thể rắn mà giống như một “chất lỏng” linh hoạt, với nhiều nhóm cơ trên mặt đang chuyển động mỗi giây. Nhưng nó thường sẽ phớt lờ những chuyển động nhỏ này và từ đó loại bỏ những thời khắc xấu của bạn, ví dụ như lúc chớp mắt.

Tuy nhiên khi ở trong ảnh, thời gian sẽ bị “đóng băng” và những khoảnh khắc mà thường não không chú ý sẽ bị bắt trọn. Vì vậy, những nhiếp ảnh gia có tâm thường sẽ nháy máy liên tục và chọn ra bức ảnh mà bạn đẹp nhất.

Chúng ta có xu hướng đề cao nhan sắc của mình hơn thực tế

Đây được gọi là thiên kiến tự củng cố (self-enhancement bias) mô tả việc con người thường đề cao đặc điểm và khả năng của bản thân hơn là nhìn nhận nó một cách khách quan.

Tại sao tôi xấu

Để kiểm chứng thiên kiến này, một nghiên cứu đã đưa người tham gia xem 2 bức ảnh chụp chính họ, một qua chỉnh sửa cho bắt mắt hơn, còn một thì không. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu người tham gia chọn bức ảnh “thật” của mình. Phần lớn mọi người đều cho rằng bức ảnh trông đẹp hơn mới là “thật”, trong khi những người xa lạ thì lại chọn bức ảnh chưa qua chỉnh sửa.

Khi chúng ta ảo tưởng về nhan sắc của mình, khoảnh khắc phải nhìn nhận thực tế qua những bức ảnh không khỏi khiến ta vỡ mộng. Nó giải thích cho việc đứa bạn thân cứ liên tục bỉ bôi kỹ nghệ chụp hình của bạn, trong khi bạn lại thấy rõ ràng ảnh mình chụp chẳng có vấn đề gì cả.

Chúng ta quen thuộc với hình ảnh của mình trong gương hơn

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên (mere exposure effect) lý giải rằng chúng ta càng tiếp xúc với thứ gì đó nhiều, thì sẽ trở nên thích nó hơn. Hiệu ứng này thường được ứng dụng trong marketing khi các nhãn hàng tăng cường tần suất xuất hiện của quảng cáo để khiến cho bạn cảm thấy quen thuộc với sản phẩm.

Điều này xảy ra tương tự với việc soi gương hằng ngày, bạn càng nhìn mình lâu, bạn càng ưu ái hình ảnh của mình hơn.

Tại sao tôi xấu

Tuy nhiên hình ảnh phản chiếu trong gương của chúng ta sẽ bị đảo ngược, trong khi ảnh chụp thì không (trừ hình selfie). Vì lẽ đó, ảnh chụp khiến ta cảm thấy xa lạ với khuôn mặt mình.

Tại sao tôi xấu

Ngoài ra, khi nhìn vào gương chúng ta luôn có cơ hội điều chỉnh góc nhìn. Một cách vô thức, chúng ta sẽ nhìn bản thân ở góc đẹp, trong khi ảnh chụp thì lại nhầm vào “góc chết”.

Chúng ta không thích những thứ “giả trân”

Không phải ai cũng giỏi trong việc tạo dáng, đặc biệt là cười trước camera. Đã bao nhiêu lần bạn buộc phải cười gượng trước ống kính, rồi cảm thấy khó chịu với sự thiếu tự nhiên của mình?

Với mục đích sinh tồn, con người rất tinh vi trong việc nhận diện biểu cảm trên khuôn mặt. Chuyển động thiếu tự nhiên của cơ mặt mang lại một cảm giác khó chịu bởi sự lập lờ khó đoán của nó. Chẳng hạn như bạn không thích một diễn viên đóng “đơ”, khi mà vẻ mặt của họ không lột tả được cảm xúc mà đáng lẽ nhân vật nên có.

Chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều tiêu chuẩn

Đôi khi chúng ta thấy mình xấu cũng bởi vì ta thầm so sánh bản thân với những hình mẫu mình coi là đẹp hơn. Trong thuyết so sánh xã hội, đây được gọi là hình thức so sánh trên (upward social comparison). Điều này có thể dẫn đến cảm giác mặc cảm và bất an.

Không phải ngẫu nhiên mà Instagram bị đánh giá là nền tảng mạng xã hội có hại cho sức khỏe tinh thần. Với giao diện thiên về hình ảnh, Instagram khiến nhiều người dùng gặp vấn đề về mặc cảm ngoại hình khi liên tục so sánh bản thân với những hình ảnh trau chuốt của người khác.

Kết

Trong khuôn khổ nội dung của series “Bổ Não”, bài viết chỉ đề cập đến những lý do thuộc phạm trù tâm lý và não bộ ảnh hưởng đến cách mà bạn nhìn nhận bức ảnh chụp chính mình. Tuy nhiên, bạn cũng đừng bỏ qua những lý do khách quan khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc của mình như góc chụp, ánh sáng và phông nền - điển hình là chúng ta luôn xấu hơn trong ảnh chụp căn cước công dân.

Câu hỏi

Trả lời

Đây là một trong những câu hỏi khó nhất trong thần học. Đức Chúa Trời là vĩnh cửu, vô hạn, toàn tri, toàn tại, và toàn năng. Tại sao con người (không vĩnh cửu, vô hạn, toàn tri, toàn tại, và toàn năng) lại mong đợi được hiểu hoàn toàn về đường lối của Đức Chúa Trời? Sách Gióp đề cập về vấn đề này. Đức Chúa Trời đã cho phép Satan làm tất cả những gì hắn muốn đối với Gióp trừ việc giết ông. Phản ứng của Gióp là gì? "Dẫu Chúa giết tôi, tôi vẫn trông cậy Ngài" (Gióp 13:15). "Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-Hô-Va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê Hô Va" (Gióp 1:21). Gióp không hiểu tại sao Đức Chúa Trời đã cho phép những điều đã xảy ra, nhưng ông biết Chúa là tốt lành, nên ông tiếp tục tin cậy vào Ngài. Suy đến cùng, thì chúng ta cũng nên phản ứng tương tự. Tại sao điều xấu xảy ra với người tốt? Câu trả lời của Kinh Thánh là không có người nào "tốt" cả. Kinh Thánh bày tỏ rõ ràng cho chúng ta biết tất cả loài người đều bị vấy bẩn và nhiễm tội lỗi (Truyền Đạo 7:20; Rô-ma 6:23; 1 Giăng 1:8). Rô-ma 3:10-18 nói một cách rõ ràng về việc không có ai là người "tốt": "Như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Ðức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không. Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chân nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn, Chúng nó chẳng hề biết con đường bình an. Chẳng có sự kính sợ Ðức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó." Tất cả mọi người con người trên hành tinh này đáng bị ném vào địa ngục. Mỗi giây chúng ta sống là bởi ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Ngay cả những đau khổ khủng khiếp nhất mà chúng ta gặp phải trên đất này vẫn là ơn thương xót so với những gì chúng ta đáng ở trong hồ lửa trong hoả ngục đời đời. Câu hỏi đúng hơn là "Tại sao Đức Chúa Trời cho phép những điều tốt xảy đến với những người xấu?" Rô-ma 5:8 công bố, "Nhưng Ðức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Ðấng Christ vì chúng ta chịu chết." Mặc dù kẻ dữ, cái ác xấu xa, bản chất tội lỗi của con người tồn tại trên thế giới này, Đức Chúa Trời vẫn yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta đến nỗi chịu sự hình phạt thay cho tội lỗi của chúng ta. (Rô-ma 6:23). Nếu chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của chúng ta (Giăng 3:16; Rô-ma 10:9), chúng ta sẽ được tha thứ và được hứa cho một nơi ở đời đời trên Thiên đàng (Rô-ma 8:1). Đáng lẽ chúng ta phải ở nơi hoả ngục nhưng chúng ta được ban cho sự sống đời đời trong thiên đàng nếu chúng ta đến với Chúa Giê-xu bằng đức tin. Đúng vậy đôi khi những điều xấu xảy ra cho những người có vẻ không đáng bị như thế. Nhưng Đức Chúa Trời cho phép những điều ấy xảy ra vì những lý do của Ngài, chúng ta có thể hiểu hoặc không hiểu chúng. Tuy nhiên trên tất cả, chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời là tốt, công bình, yêu thương, và nhân từ. Có những điều mà chúng ta không hiểu xảy ra. Tuy nhiên, thay vì nghi ngờ lòng tốt của Đức Chúa Trời, phản ứng của chúng ta nên làm là tin cậy nơi Ngài. "Tin cậy nơi Chúa bằng tất cả tấm lòng của bạn và đừng dựa vào sự hiểu biết của riêng bạn; tận dụng mọi cách để nhận biết Chúa Ngài sẽ hướng dẫn đường lối bạn ngay thẳng" (Châm ngôn 3:5-6).

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao Đức Chúa Trời cho phép điều xấu xảy ra với người tốt?

Nếu không có lợi thế về ngoại hình thì tốt nhất, bạn nên bỏ qua những anh chàng trau chuốt vẻ ngoài, họ chỉ ưa hình thức và không bao giờ dành cho bạn.

Con gái đẹp sẽ có lợi thế về ngoại hình, nhưng nếu bạn không đẹp thì cũng không cần phải tự ti. Thể hiện tình cảm bằng chính tấm lòng của mình biết đâu lại khiến người đó đáp lại tình cảm của bạn.

Tại sao tôi xấu

Càng tự ti càng xấu

Khi bạn tự ti về ngoại hình, bạn sẽ không thấy mình đẹp. Chỉ khi bạn cảm thấy mình đẹp thì mới có thể thuyết phục người khác tin vào điều đó. Thế nên suốt ngày than thở về đôi chân ngắn, làn da đen hay đôi mắt một mí sẽ càng khiến bạn trở nên xấu xí hơn trong mắt mọi người.

Thay vào đó, hãy nghĩ tới những ưu điểm khác của mình. Bạn không đẹp nhưng bạn lại học rất khá, tính cách hòa đồng nên được nhiều người yêu mến, không có đôi chân dài, sở hữu chiều cao lý tưởng nhưng lại lại có mái tóc đen, thẳng nhiều cô gái khác cũng phải mong ước. Mắt một mí à, có ai nói với bạn rằng trông bạn rất giống người Hàn Quốc chưa? Có rất nhiều điểm đáng yêu ở bạn mà bạn bỏ qua đấy.

Đừng vì một vài khiếm khuyết mà luôn coi mình là xấu. Chắc chắn khi bạn lạc quan tin vào những điểm mạnh của bản thân, bạn sẽ thấy mình đẹp hơn và những người xung quanh cũng vậy.

Tìm đúng đối tượng

Những anh chàng có vẻ ngoài long lanh thường khiến các bạn nữ say nắng. Thế nhưng, với những cô nàng không có lợi thế về ngoại hình thì tốt nhất nên bỏ qua những anh chàng trau chuốt vẻ ngoài, họ chỉ ưa hình thức và có lẽ không dành cho bạn.

Những chàng trai chưa lớn, thích thể hiện bản thân cũng không phải là đối tượng dành cho bạn. Các chàng trai này thường chỉ thích những cô bạn gái xinh đẹp, đó là cách để họ làm tôn lên hình ảnh của bản thân trong mắt mọi người.

Nhắm đúng đối tượng phù hợp với bản thân thì khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều đó. Còn chọn nhầm đối tượng chỉ khiến bạn bị tổn thương.

Tại sao tôi xấu
Đừng lạm dụng trang điểm, kẻo chàng phải khóc thét khi được chiêm ngưỡng dung nhan thật của bạn.

Đừng ép mình phải có ngoại hình đẹp

Vì cảm nắng một anh chàng mà bạn phải đầu tư rất nhiều tiền vào quần áo, giày dép, thay đổi kiểu tóc, make up với suy nghĩ trở nên đẹp hơn sẽ khiến chàng chú ý thì điều đó nhầm rồi.

Nếu không biết cách, bạn sẽ chỉ khiến mình trở nên kệch cỡm và không phù hợp với bản thân mà thôi. Thay vì cố gắng biến mình thành "hot girl" thì bạn nên thể hiện bản thân ở những khía cạnh đẹp khác như nấu cơm ngon, làm đồ handmade tặng người đó, tính cách hòa nhã, thường xuyên giúp đỡ bạn bè,…

Một anh chàng tinh mắt chắc chắn sẽ không bỏ qua một cô nàng đáng yêu như vậy.

Làm một người bạn thân

Con gái cầm cưa thường khó khăn hơn con trai rất nhiều. Nếu bạn là một cô nàng nóng vội thì nên kiềm chế lại nhé. Đừng vội vàng đòi hỏi gọi tên mối quan hệ của cả hai rõ ràng chính xác, nếu như không muốn người ta sợ hãi và chạy mất.

Bắt đầu chuyện tình cảm từ một tình bạn cũng không phải là một ý tưởng tồi. Hàng ngày bạn có thể chia sẻ tâm sự buồn, vui cùng người đó. Dần dần thời gian sẽ khiến 2 người trở nên gắn kết và hiểu nhau hơn. Thời gian và sự sẻ chia là “liều thuốc” rất hữu hiệu khi bạn muốn "cưa" một anh chàng đó.

Thể hiện tình cảm vào đúng thời điểm

Sau một thời gian gắn bó với danh nghĩa bạn bè, bạn cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để thể hiện cho người đó thấy tình cảm thực sự của bản thân, nếu vậy thì hãy phát tín hiệu cho chàng.

Bạn không nhất thiết phải nói ra bằng lời tất cả tình cảm đã ấp ủ bấy lâu. Thay vào đó có thể dùng hành động như thỉnh thoảng tặng quà cho người đó, những món quà nhỏ nhưng ý nghĩa hay tăng tần suất cả 2 gặp nhau, cũng đừng quên thể hiện một chút ghen tuông khi người đó vô tình kể đến một bạn nữ nào khác.

Điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng và sự khéo léo của chính bạn. Và bạn hoàn toàn có thể xoay chuyển tình thế từ người cầm cưa sang người được cưa đó. Mạnh dạn yêu, chấp nhận mọi rủi ro để nói ra được tình cảm của mình với người đó vẫn tốt hơn im lặng và ngồi một chỗ mòn mỏi đợi đối tượng phải không?