Tại sao trẻ hay ra mồ hôi đầu

Nguyên nhân khiến bé đổ mồ hôi đầu và cách điều trị

Thứ Ba ngày 29/06/2021

  • Hướng dẫn cách chữa thủy đậu ở trẻ em đúng nhất
  • Những điều cần lưu ý khi điều trị thủy đậu ở trẻ em
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em

Nguyên nhân gì khiến trẻ đổ mồ hôi đầu và cách điều trị tình trạng này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé!

Bé đổ mồ hôi đầu nhiều là một trong những trường hợp rất phổ biến, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hầu hết, các trường hợp là bình thường nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó mà bố mẹ cần lưu ý.

1. Nguyên nhân khiến bé bị đổ mồ hôi đầu

Có thể nói về mặt y học thì mục đích của việc ra mồ hôi chính là để làm mát cơ thể và tương tự như ở trẻ, việc ra mồ hôi đầu thường sẽ là do tác động của các yếu tố khách quan như thời tiết, mặc quần áo dày hoặc do phòng quá bí bách,...

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng vì hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ sẽ có dấu hiệu giảm hoặc mất đi hoàn toàn khi trẻ đến độ tuổi mà cơ thể có thể tự điều chỉnh thân nhiệt. Lúc này cơ thể trẻ sẽ phối hợp hệ thần kinh phó giao cảm với các cơ quan khác để tạo nên hệ thống cân bằng cho cơ thể chúng.

Tại sao trẻ hay ra mồ hôi đầu

Nguyên nhân khiến bé bị đổ mồ hôi đầu

Hiện tượng bé hay đổ mồ hôi là một hiện tượng hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại, thường xảy ra bởi những nguyên nhân có thể là:

  • Hệ thần kinh ở trẻ chưa có sự hoàn thiện: Hệ thần kinh của con người là mạng luwois các tế bào và dây thần kinh vô cùng phức tạp, có nhiệm vụ mang thông điệp từ não và tủy sống đến các bộ phận khác của cơ thể và ngược lại, đồng thời kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh thì hệ thần kinh vẫn chưa có sự hoàn thiện và phát triển hoàn toàn nên lúc này cơ thể trẻ chưa tự điều chỉnh nhiệt độ, đó cũng chính là lý do khiến bé đổ mồ hôi đầu.
  • Vị trí của tuyến mồ hôi: Trong khi ở người trưởng thành, các tuyến mồ hôi không bị hạn chế ở bất kỳ phần nào của cơ thể thì ở trẻ lại khác, trẻ em không có nhiều tuyến mồ hôi ở nách và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất chính là ở trên đầu. Điều này dẫn đến việc nếu bé ngủ trong không gian bí bách, không có sự thông thoáng thì sẽ rất dễ bị đổ mồ hôi đầu.
  • Do bé đang được mẹ cho bú: Tình trạng bé đổ mồ hôi đầu khi bú khá phổ biến và thường xuyên bắt gặp. Vì khi cho bú, các mẹ thường hay giữ đầu bé ở cùng một tư thế trong một khoảng thời gian nhất định, tay mẹ sẽ liên tục truyền hơi ấm sang cho trẻ, vì vậy mà khiến bé bị nóng và đổ mồ hôi đầu nhiều.
  • Nhiệt độ phòng của bé quá nóng: Không riêng gì trẻ sơ sinh mà ngay cả người lớn khi ở phòng có nhiệt độ quá nóng cũng sẽ bị đổ mồ hôi. Bên cạnh đó một số các mẹ sợ con bị lạnh nên luôn mặc cho bé những bộ quần áo dày dặn, che chắn hết từ đầu đến chân nên việc trẻ bị đổ mồ hôi là điều dễ hiểu.

2. Những vấn đề khác đáng quan tâm khi bé đổ mồ hôi đầu nhiều

Bên cạnh những yếu tố khách quan trên thì hiện tượng bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ cũng vẫn được xem là vấn đề sức khỏe cần quan tâm. Chính vì vậy chúng ta cũng cần để ý, đề phòng một số trường hợp sau:

  • Trẻ có vấn đề về tim mạch: Trong trường hợp trẻ không những bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ mà còn tiết nhiều mồ hôi kh vận động thì cũng rất có thể bé đang gặp vấn đề về tim
  • Trẻ bị tăng tuyến mồ hôi: Trường hợp trong điều kiện không gian phòng thoáng, mát mẻ mà trẻ vẫn bị ra mồ hôi đầm đài thì khả năng cao bé bị tăng tiết tuyến mồ hôi. Tuy nhiên tình trạng này có thể tự hết sau khi trẻ lớn lên.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầu nhiều, phổ biến hơn ở trẻ sinh non. Tình trạng này kèm theo hiện tượng thở khò khè, da xanh, hội chứng này sẽ khiến trẻ khó chịu.

Tại sao trẻ hay ra mồ hôi đầu

Những vấn đề khác đáng quan tâm khi bé đổ mồ hôi đầu nhiều

3. Cách điều trị hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ

Theo các chuyên gia, có một số phương pháp điều trị tình trạng bé đổ mồ hôi đầu cụ thể như sau:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ
  • Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ
  • Phòng ngủ của trẻ phải rộng rãi, thoáng đãng
  • Không để trẻ bị sợ hãi khi ngủ
  • Không được cho trẻ ăn no trước khi ngủ
  • Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều vùng đầu và lưng thì nên dùng khăn mềm để lau mồ hôi để giúp trẻ tránh hiện tượng cảm lạnh.
  • Cho trẻ sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau củ quả có tính mát, ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng.

Lưu ý: Các bậc phụ huynh phải đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi đầu của trẻ.

Xem thêm:Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho bé đúng cách

Tại sao trẻ hay ra mồ hôi đầu

Cách điều trị hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ

Mặc dù hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh khá phổ biến nhưng nếu trẻ ra mồ hôi đầu quá nhiều thì chúng ta cũng không nên xem thường. Lúc này cần phải đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra nhằm loại trừ vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến bé đổmồ hôi đầu cũng như các điều trị khi gặp phải hiện tượng này.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh trẻ em

Tình trạng đổ mồ hôi trộm thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nhiều người lớn cũng mắc phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nên cần được điều trị sớm.

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm dù thời tiết không nóng, không mặc nhiều quần áo ki ngủ. Mồ hôi ra nhiều đến mức làm ướt quần áo, ga giường. Đổ mổ hôi trộm vào ban đêm khiến nhiều người mất ngủ, đang ngủ cũng phải thức giấc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, lâu dần sẽ đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.

Đổ mồ hôi trộm là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt nam nữ, tuổi tác. Trong đó, trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn cả.

Dù trời nóng hay lạnh, mặc nhiều quần áo hay ít thì những đứa trẻ bị bệnh đổ mồ hôi trộm vẫn ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm. Nó khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí mồ hôi thấm ngược lại cơ thể gây viêm phổi, viêm phế quản.

Tại sao trẻ hay ra mồ hôi đầu

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ được chia thảnh 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.

Đổ mồ hôi trộm sinh lý

Ở trẻ nhỏ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn. Vì thế, đổ mồ hôi nhiều là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt. Với lý do này, tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại.

Đổ mồ hôi trộm bệnh lý

Khác với đổ mồ hôi trộm sinh lý, tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc bệnh lý nào đó, có thể là còi xương. Bé sẽ ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ, khi bú mẹ dù thời thiết mát mẻ, môi trường thoáng mát.

Ngoài đổ mồ hôi nhiều, bé còn có thể có thêm một vài triệu chứng như kém ăn, ngực nhô, đầu xương to… Những vùng cơ thể của bé dễ đổ mồ hôi gồm: nách, ngực, lưng, bàn tay, bàn chân…

Đổ mồ hôi trộm có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên:

  • Trẻ nhỏ bị thiếu vitamin D, canxi.
  • Mãn kinh: Phụ nữ giai đoạn này có thể gặp phải tình trạng đổ mồ hôi trộm.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần.
  • Lạm dụng heroin.
  • Sử dụng đồ uống chứa cồn.
  • Hạ đường huyết.
  • Ung thư giai đoạn sớm.
  • Nhiễm trùng, nhất là bệnh lao, viêm tủy xương, áp xe, viêm nội tâm mạc.
  • Lo lắng, stress kéo dài.
  • Rối loạn nội tiết: cường giáp, hội chứng cận u, u tủy thượng thận.
  • Bệnh lý thần kinh tự động.
  • Rối loạn tự miễn.
  • Bệnh rỗng tủy sống.
  • Xơ hóa tủy xương.

Trong những nguyên nhân trên, có cả nguyên nhân chủ quan, cũng có cả nguyên nhân bệnh lý. Vì thế, người bệnh nên đi khám để nắm được nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Tại sao trẻ hay ra mồ hôi đầu

Đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như cường giáp, ung thư giai đoạn sớm

Triệu chứng đầu tiên và cũng là điển hình nhất của bệnh đổ mồ hôi trộm. Ngoài ra, người bệnh cũng cso thể gặp một vài triệu chứng đi kèm dưới đây:

  • Run, ớn lạnh, sosots.
  • Tiêu chảy.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Nóng bừng vào ban ngày.
  • Nữ giới bị khô âm đạo.

Việc điều trị đổ mồ hôi trộm phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là do sinh lý hay bệnh lý. Nếu nguyên nhân gây bệnh do môi trường sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý thì cần điều chỉnh lại.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, bệnh lý thì cần đi khám và nghe theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc về uống vì có thể không chữa được bệnh mà còn gây tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Đối với trẻ nhỏ, nếu bé bị đổ mồ hôi trộm thì nên bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ, khi ngủ không cho bé mặc quá nhiều quần áo, quấn nhiều khăn. Phòng ngủ của trẻ nên thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt, cho bé ăn nhiều trái cây, rau quả và hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều mỡ.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc