Tại sao Tư Mã Ý thống nhất thiên hạ

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Tư Mã Ý vốn nổi tiếng và được lưu danh qua nhiều đời bởi ông là một trong số ít nhân vật được xem như kiệt xuất nhất trong lịch sử của thời đại Tam quốc. Công lao to lớn của ông phải kể đến là Tào Ngụy được bảo vệ thành công trước các cuộc Bắc phạt xuất phát từ Gia Cát Lượng. Chờ thời cơ chín muồi – nhẫn nhịn Tào Sảng đã lâu, Tư Mã Ý tiến hành một cuộc lật đổ được cho là chấn động năm 249 bởi đã “xóa sổ” được hoàng đế Ngụy. 

Cuối thời Đông Hán, loạn lạc hoành hành, vũ đài lịch sử Trung Quốc lại một lần nữa đao binh sóng gió. Các bậc anh tài như nấm mọc sau mưa, nơi nơi quật khởi, vở kịch diễn nghĩa tranh hùng được thi triển nghìn thu. Nổi bật trong số những anh hùng loạn lạc là Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, thế vạc ba chân, ba nhà đua tranh mong giành thiên hạ…

Tuy nhiên vạn sự trên đời đều không thể nằm ngoài định số, cả ba nhà Ngụy, Ngô, Thục đều không ai chiếm được cả thiên hạ cho mình. Mà sau cùng, người ung dung lấy nhẫn chờ thời lại có được giang sơn đại nghiệp.

Chính là: Kẻ đua tranh tay không đã định; Người ung dung số đã an bài.

Có câu nói: “Lập nghiệp học Lưu Bị, quản nghiệp học Tào Tháo, giữ nghiệp học Tôn Quyền”. Tuy nhiên, trên vũ đài lịch sử lại có một người hội đủ cả ba yếu tố trên, đó chính là Tư Mã Ý. Sau mấy chục năm sóng gió tranh giành, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền đều không thể thống nhất được thiên hạ, để cuối cùng, cả giang sơn rơi vào tay gia tộc Tư Mã.

Sau này, Tư Mã Viêm lập lên nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Đương nhiên, việc Tư Mã Viêm có thể lập lên nhà Tấn, tất cả đều nhờ vào công lao to lớn của Tư Mã Ý, cũng có thể nói Tư Mã Ý chính là người lập nên nền tảng của nhà Tấn.

Trong Tam Quốc, Tư Mã Ý là nhân vật mang lại rất nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem, một nhân vật thể hiện đầy đủ bản chất của một bậc kỳ tài, chí tại thiên hạ. Mới đầu Tư Mã Ý được miêu tả như một kẻ không thích làm quan, sống đời bình dị. Sau nhiều lần tìm cớ từ chối, mãi đến năm ba mươi tuổi [năm 209], khi Tào Tháo trở thành Thừa tướng, Tư Mã Ý mới chính thức bước vào quan trường.

Thế nhưng, khi đã bước chân lên vũ đài chính trị, Tư Mã Ý lại thể hiện rõ là một người có đức tính nhẫn nại hơn người, một tư duy chính trị sắc bén hơn hẳn so với hầu hết các đối thủ lớn thời bấy giờ. Và để rồi từ một “Văn Học Duyện” nhỏ bé dưới trướng của Tào Tháo, từ một quan Chủ Bộ vốn bị Tào Tháo nghi ngờ, Tư Mã Ý trở thành “Lục Thượng Thư Sự” dưới trướng Tào Phi, được Phi ví như “Tiêu Hà” của mình, trở thành Phiêu Kỵ Đại Tướng Quân nắm Dự Châu và Kinh Châu dưới thời Tào Duệ.

Và từ một kẻ bị tước bỏ quyền lực thời Tào Phương, Tư Mã Ý một lần nữa giành lại thực quyền, giết chết Tào Sảng, Vương Lăng, trở thành kẻ còn lại sau cùng, đặt nền tảng cho sự thống nhất của Trung Hoa cuối thời Đông Hán.

Vậy điều gì giúp Tư Mã Ý làm lên điều đó?

Thứ nhất: Tư Mã Ý biết chọn đúng người hợp tác

Tư Mã Ý biết chọn đúng người khi nhìn ra được trong số con của Tào Tháo thì Tào Phi là người có khả năng kế thừa sự nghiệp của Tào Tháo cao nhất, nên tạo mối quan hệ tốt với Tào Phi. Sau khi Tào Phi trở thành Thái tử, Tư Mã Ý nghiễm nhiên trở thành thầy của Tào Phi, thành người Tào Phi hết mực tin dùng.

Thứ hai: Tư Mã Ý là bậc cao thủ ẩn thân

Mặc dù Tào Tháo sớm đã phát hiện Tư Mã Ý là người có tướng “Lang cố, chí tại thiên hạ”, nhất quyết không phải là người an phận thủ thường, chịu cảnh làm tôi tớ, nên Tào Tháo đã nhiều lần có ý muốn giết Tư Mã Ý để trừ hậu họa về sau.

Tuy nhiên Tư Mã Ý lại là bậc kỳ tài với thuật ẩn thân, biết địch biết ta, đoán được dụng ý của Tào Tháo nên Tư Mã Ý xin rút về phía sau chuyên tâm nghiên cứu học vấn, trông coi phần mộ của Tào Xung. Khi bên cạnh Tào Tháo, trong số các bậc anh tài của Tào Tháo, Tư Mã Ý luôn thể hiện là một người bình thường, mãi đến năm 209, sau khi Tào Tháo bại trận Bích Xích trở về, Tư Mã Ý mới bắt đầu dần xuất đầu lộ diện, ra tay tương trợ Tào Tháo.

Thứ ba: Lấy nhẫn chờ thời

Ngay từ đầu, Tào Tháo đã sớm nhận ra Tư Mã Ý là mầm mống đe dọa không hề nhỏ cho cơ đồ của mình. Tuy nhiên, Tư Mã Ý vẫn tài tình nhẫn nhịn mà đóng vai ‘trung thần’ của mình qua 4 đời quân vương nhà Ngụy. Khi về già, Tư Mã Ý còn được Nguỵ đế Tào Duệ trước lúc lâm chung ủy thác, gửi gắm trách nhiệm quan trọng, làm Phụ chính đại thần cho hoàng đế mới.

Tư Mã Ý âm thầm nhẫn nhịn trong suốt 50 năm chỉ để chứng minh bản thân mình là một “trung thần” trong mắt các hoàng đế nhà Ngụy, để cuối cùng tới khi hơn 70 tuổi, Tư Mã Ý mới đột ngột làm binh biến, nắm lấy toàn bộ quyền lực của nhà Ngụy. Đây gọi là “Nhất kiếm định giang sơn” mà không phải ai cũng có thể thi triển.

Tư Mã Ý chính là nhân vật dung hòa, hội tụ đầy đủ tài năng: thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng, hùng tài đại lược của Tào Tháo, sự đa tài đa nghệ của Chu Du, và dáng vẻ ôn hoà, ôn nhu đức độ của Lỗ Túc. Tư Mã Ý chính là bậc thầy sử dụng “thuật ẩn nhẫn” để giấu mình chờ thời, không để lộ tài năng, sơ hở cho đối thủ. Đây chính là một trong những nhân vật thành công nhất thời Tam Quốc.

Quả đúng là: ‘Tam Anh’ tranh hùng đành bỏ ngỏ; Một mình tự tại định giang sơn; Ấy bởi tài kia cao bắc đẩu hay là chữ Nhẫn định càn khôn?

Theo Minh Vũ – ĐKN

Sở hữu tài trí ngang hàng với Gia Cát Lượng và Bàng Thống, tại sao Tư Mã Ý không nằm trong lời tiên tri của Thủy Kính tiên sinh?

  • Cô gái mang "con vịt xấu xí" của bố đi giám định, chuyên gia kiểm tra liền lên tiếng: "Đứng vững nghe tôi báo giá!"
  • "Kẻ vong ơn bội nghĩa" nhất Tam Quốc: Phong tước hiệu cho Ngũ hổ tướng nhưng bỏ quên mỗi Triệu Vân - người đã cứu kẻ này một mạng

Thời Tam Quốcsản sinh ra vô số văn thần võ tướng xuất chúng. Do vậy đây cũng được coi là thời “loạn thế xuất anh hùng”.

Thủy Kính tiên sinh được xem làTam Quốc đệ nhất ẩn sĩcó tài bói toán và chiêm tinh. Ông từng có câu nói nổi tiếng: “Ngọa Long Phụng Sồ, có được một trong hai thì dễ dàng nắm trong tay cả thiên hạ”.

Những ai lần đầu nghe câu nói này cũng cảm thấy khó hiểu. Ngọa Long và Phụng Sồ là ai? Sở hữu năng lực như thế nào mà có thể chiếm lĩnh cả thiên hạ?

Ai là Ngọa Long, ai là Phụng Sồ?

Căn cứ theo "Tam Quốc chí chú" của Bùi Tùng Chi và "Tương Dương ký" của Tập Tạc Xỉ thời Đông Tấn ghi chép, thì Bàng Đức Công chính là người tôn xưng Gia Cát Lượng là Ngọa Long, còn Bàng Thống là Phụng Sồ.

  • Vào thời Tam Quốc, Tư Mã Ý suýt bị Gia Cát Lượng giết chết trong biển lửa nhưng không dám quật mồ kỳ phùng địch thủ để báo thù vì 4 nguyên nhânĐọc ngay

Được biết, Bàng Thống về sau là mưu sĩ của Lưu Bị. Ông có tài ngang sức với Gia Cát Lượng nhưng không may mất sớm. Hai người đều nổi danh trong thời Tam Quốc nên được những kẻ cầm quyền săn đón về dưới trướng.

Gia Cát Lượng được hậu thế biết đến là nhà chiến lược tài tình, có đầu óc quán triệt thiên hạ. Nhưng thực tế Gia Cát Lượng không phải bất bại, mà còn rất nhiều người ngang tài ngang sức với ông. Trong đó, Bàng Thống là một cái tên còn người kia chính làTư Mã Ý. Hắn là hòn đá ngáng chân Ngọa Long trên hành trình Bắc phạt và thâu tóm thiên hạ.

Tư Mã Ý được biết đến với danh hiệu Đại tướng thủ thành bậc nhất và Quân sư quỷ thần. Xét về kỹ năng bày binh bố trận, người có thể đấu lại với Gia Cát Lượng ở thời này cũng chỉ có Tư Mã Ý.

"Trủng Hổ" Tư Mã Ý

Tư Mã Ý thông minh từ nhỏ, tiếp thu tư tưởng Nho gia. Vì xuất thân của Tào Tháo không mấy tốt lành nên ông từng nhất quyết từ chối chức quan nhà Ngụy. Mãi sau Tư Mã Ý mới chấp nhận về dưới trướng.

Gốc gác của gia tộc Tư Mã cũng không hề đơn giản. Ông là hậu nhân của Trọng Lê thuộc tộc Cao Dương thời thượng cổ. Gia tộc Tư Mã có truyền thống làm quan cao từ xa xưa cho đến nhà Thương. Mãi đến thời nhà Chu, tộc Cao Dương mới đổi thành Tư Mã. Đáng chú ý hơn, Tư Mã Ý chính là con cháu đời thứ 20 của người từng phò tá Hạng Vũ diệt Tần. Nhờ được truy phong vương hầu mà trở thành gia tộc hiển hách đời đời.

Không giống với Gia Cát Lượng và Bàng Thống, ngoại hiệu của Tư Mã Ý hàm chứa sức mạnh “bá đạo” hơn rất nhiều. Đó chính là Trủng Hổ.

Ngọa Long ý chỉ rồng cao quý ẩn mình trong nhân gian. Phụng Sồ chỉ chim phụng hoàng nhỏ. Nhưng cũng có nghĩa là người sống theo cách khác biệt ở thời trẻ nhiệt huyết. Còn Trủng Hổ thì sao?

Trủng Hổ là con hổ già cố thủ trong mộ cổ, bình thường im lặng không tiếng động. Nhưng chỉ cần nó xuất hiện thì ăn người ghê gớm. Ngoại hiệu này không cần giải thích cũng đủ thấy nó cực kỳ phù hợp với Tư Mã Ý. Ông bắt đầu thể hiện sự trung thành dưới trướng Tào Tháo. Chứng kiến mấy vị chủ thượng qua đời, Tư Mã Ý mới chính thức lộ diện hô mưa gọi gió. Ông cũng là người làm tan biến quyền lực vương thất của Tào Ngụy. Cuối cùng đến thời con trai ông thì Tư Mã thị đã thành công soán ngôi Ngụy.

Sở hữu tài trí ngang hàng với Gia Cát Lượng và Bàng Thống là vậy. Tại sao Tư Mã Ý không nằm trong lời tiên tri của Thủy Kính tiên sinh?

Theo câu nói của vị ẩn sĩ lão làng, người nào có Gia Cát Lượng hoặc Bàng Thống phò trợ thì chiếm lấy thiên hạ dễ như trở bàn tay. 2 người này chỉ có thể làm thuộc hạ hiến kế cho chủ tử chứ không phải người đứng đầu. Bản chất 2 vị mưu sĩ này không ham danh lợi hay làm quân vương một nước mà ai cũng thèm khát.

Riêng Tư Mã Ý lại khác. Ông có dã tâm, tuy xuất chúng nhưng độc địa. Tư Mã Ý không phải là người chuyên đi phò tá cho chủ tử, mà chính là người chủ động muốn nắm lấy thiên hạ. Thủy Kính tiên sinh có lẽ đã đoán được điều này nên không để Tư Mã Ý vào chung hàng với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

[Nguồn: Sohu]

//afamily.vn/ai-co-duoc-1-trong-2-nguoi-nay-se-doc-ba-thien-ha-tam-quoc-nguoi-thu-ba-tuy-ngang-tai-nhung-khong-duoc-goi-ten-vi-1-nguyen-nhan-20220501203119166.chn

Cô gái mang "con vịt xấu xí" của bố đi giám định, chuyên gia kiểm tra liền lên tiếng: "Đứng vững nghe tôi báo giá!"

Video liên quan

Chủ Đề