Tập tính di cư là tập tính bẩm sinh hay học được

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 32: Tập tính của động vật [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 32 trang 129: Đánh dấu X vào ô cho câu trả lời đúng của các câu hỏi dưới đây:

– Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là ví dụ về hình thức học tập:

A – Quen nhờn.

B – Điều kiện hóa đáp ứng

C – Học khôn.

D – Điều kiện hóa hành động.

– Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

A – điều kiện hóa đáp ứng.

B – in vết

C – học ngầm.

D – học khôn.

– Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

A – in vết.

B – quen nhờn.

C – học ngầm.

D – học khôn.

Lời giải:

– Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là ví dụ về hình thức học tập điều kiện hóa đáp ứng. Vì dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời đã hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương.

– Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập học khôn. Vì học khôn là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.

– Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập quen nhờn. Vì quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất; động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo nguy hiểm nào.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 32 trang 131: Cho các ví dụ [khác với ví dụ đã có trong bài] về tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau.

Lời giải:

Các ví dụ [khác với ví dụ đã có trong bài] về tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau:

Loại tập tính Ví dụ
Tập tính kiếm ăn Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá
Tập tính bảo vệ lãnh thổ Tê giác đực đánh dấu lãnh thổ bằng phân và nước tiểu.
Tập tính sinh sản Vào mừa sinh sản, ếch đực cất tiếng kêu to vang vọng để tìm bạn tình.
Tập tính di cư Chim én di cư về phương nam để tránh rét
Tập tính xã hội

Trong mỗi đàn voi đều có con đầu đàn.

Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và tổ.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 32 trang 131: Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất [giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng,…]

Lời giải:

Một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất:

– Giải trí: dạy hổ, voi, khỉ, chó,… biểu diễn xiếc.

– Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi.

– Bảo vệ mùa màng: làm bù nhìn để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng, bọ rùa được nuôi thả để diệt rệp cam.

– Chăn nuôi: nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuống hoặc nghe kẻng cá nổi lên đớp thức ăn.

– An ninh quốc phòng: nuôi và huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma túy, bắt kẻ gian,…

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 32 trang 131: Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người [không có ở động vật].

Lời giải:

– Con người có hệ thần kinh rất phát triển nên có nhiều tập tính học được chỉ có ở người mà không có ở động vật khác như:

    + Học ngoại ngữ.

    + Giải toán; làm thơ, văn.

    + Dùng lửa để nấu chín thức ăn.

…..

Lời giải:

   HS tự sưu tầm tranh ảnh về tập tính động vật.

   Định hướng sưu tầm: theo hai hướng.

   + Hướng 1: [Phân loại tập tính] tập tính là bẩm sinh hay học được hay cả hai.

   + Hướng 2: Phân chia thành các nhóm tập tính:

     – Tập tính chăm sóc con non

     – Tập tính bảo vệ lãnh thổ

     – Tập tính kiếm ăn: thời gian kiếm ăn, cách kiếm ăn [đuổi bắt, ngụy trang- rình mồi, ăn xác chết,…]

     – Tập tính sinh sản: mùa sinh sản, xây tổ, đánh nhau tranh giành bạn tình, giao hoan,…

     – Tập tính di cư

Lời giải:

      * Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thế khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

      * Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo các cá thể phân bố hợp lí để tồn tại.

Lời giải:

      * Nguyên nhân di cư của chim là do thời tiết thay đổi [trời lạnh giá], khan hiếm thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt. Khi di cư, chúng định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao địa hình [bờ biển và các dãy núi].

      * Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Chúng định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.

 A – Tính hung dữ.

 B – Tính thân thiện.

 C – Tính lãnh thổ.

 D – Tính quen nhờn

Lời giải:

 Đáp án: A.

Hơ, tuần sau em phải diễn thuyết trước lớp, đề tài là TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT. Đề tài này khó quá, lại quá rộng, mà sách giáo khoa lại ko có hướng dẫn, cô cũng ko gợi ý ?:-x Hơ, em vô mạng tìm kiếm sặc sừ, toàn là những thông tin chuyên sâu, nghiên cứu sâu một loài động vật nào đó, chớ tìm ko ra bài viết chung chung nào về Tập Tính Động Vật ?8O Mọi người giúp em với ?:? Em lên dàn ý thế này - ? Khái niệm cơ bản về Tập Tính Động Vật - ? Ví dụ minh họa về ? ? ? ? ?+ Tập tính cư trú ? ? ? ? ?+ Tập tính ăn và sinh trưởng ? ? ? ? ?+ Tập tính sinh sản ? ? ? ? ?+ Tập tính bảo vệ con cái ? ? ? ? < Trước mắt em phân ra 4 loại như vậy, ko bik còn có thể phân thêm loại tập tính nào nữa ?8O > - ? Vai trò của Tập Tính - ? Vai trò của việc nghiên cứu Tập Tính Động Vật Mọi người xem thế được ko ạ? Có cần bổ sung, sửa đổi gì ko?

Mà em mới lập dàn ý thế thôi, chớ thông tin thì chưa có gì hết ?

ây dà, help me, please!!!

Àh, em cũng cần kiếm hình ảnh minh họa nữa, ai có nguồn nào hay hay ko ạ?

he, soạn xong bài thuyết trình rùi, khỏe quá ?

thứ 4 thuyết trình, giờ em post lên mọi người coi thử nhá, có gì cần góp ý cho em với ^ ^

Tập tính động vật là chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường [bên trong cũng như bên ngoài cơ thể] nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.


? ? ? ? ?Ví dụ:
? ? ? ? ? ?-- Phản ứng trà lời kích thích bên ngoài: động vật ăn cỏ thường sống và đi kiếm ăn theo bầy đàn. Đó cũng là một cách thức tự vệ trước những động vật ăn thịt như hổ, báo…
? ? ? ? ? ?-- Phản ứng trả lời kích thích bên trong: tập tính ăn ??? [cái này có phải ko ạ??? ]
? ? ? ? ? ?-- Tập tính được gây ra do sự kết hợp kích thích ngoài và kích thích trong: tập tính xã hội [lối cư xử] của loài vật là do bản năng tự nhiên của chúng và do sự di truyền.

-----------------------------------------------​


Dựa vào các đặc điểm của tập tính động vật, có thể phân biệt thành 2 nhóm tập tính chính là : tập tính bẩm sinh tập tính thứ sinh.
- Tập tính bẩm sinh: là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền.
? ? ? ? Ví dụ: tập tính sinh sản
- Tập tính thứ sinh [tập tính học được trong đời sống]: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao gữa các cá thể cùng loài.
? ? ? ? Ví dụ: Tập tính chống lại những động vật định ăn trộm thức ăn của nó. Ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hóa, loại tập tính đó học được càng nhiều, do đó chúng càng dễ thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống.

Ngoài ra, có thể kể loại tập tính thứ ba là tập tính hỗn hợp [bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.


? ? ? ? ?Ví dụ:
Loài ong vò vẽ là một loài ong sống hoàn toàn đơn độc. Trong tập tính hôn phối, sau khi giao phối, con cái bắt đầu xây dựng tổ. Trong tổ con cái sẽ đẻ một quả trứng. Một vài con sâu sau khi đã bị làm tê liệt, được mang đến tổ làm thức ăn cho ong con đang phát triển. Cuối cùng, tổ được gắn lại và con cái bay đi để xây dựng tổ mới. Trong trình tự giao phối, làm tổ, đẻ trứng, săn mồi mang về tổ được thực hiện mà không cần phải dạy hay học từ trước, đó là tập tính bẩm sinh; còn tìm đưa sâu... đưa vào tổ là tập tính thứ sinh [ong vò vẽ học được rằng sâu bị tê liệt có thể làm thức ăn cho ong con]. [cái này có phải ko ạ??? ]

----------------------------------------------------​


Một số tập tính phổ biển của động vật

1/ Tập tính cư trú:

Mỗi loài có tập tính cư trú khác nhau. Tập tính cư trú ở động vật được hình thành do nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, nguồn thức ăn…

Ví dụ: ?Đối với những sinh vật sống dưới nước: có loài sống ở đáy , có lòai sống ở vùng giữa, có loài sống ở gần mặt nước; có loài sống ở nước ngọt, loài ?sống ở nước lợ, loài sống ở nước mặn, cũng có loài thích ứng rộng với độ mặn, ?sống được ở cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn như cá chình

2/ Tập tính kiếm ăn + săn mồi:

Phần lớn các tập tính kiếm ăn, săn mồi là các tập tính thứ sinh, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.

Ví dụ: hổ mẹ dạy hổ con săn mồi.

3/ Tập tính kết đôi, hôn phối:

Tập tính kết đôi, hôn phối thường diễn ra vào mùa sinh sản. Đây luôn là một vấn đề hết sức thú vị của thế giới động vật. Quá trình kết đôi được bắt đầu bằng các tín hiệu như âm thanh, màu sắc, mùi…

Ví dụ:

? ? ? ? ? ?* Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra. ? ? ? ? ? ?* Tiếng hót rất quan trọng đối với chim đực khi chúng cần tìm bạn tình và răn đe những kẻ định xâm phạm lãnh thổ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chim. ? ? ? ? ? ?* Trong mùa sinh sản, các loài chim thường bay lượn trên không trung để khoe phần lông sặc sỡ dưới cánh và làm các động tác ve vãn hấp dẫn con cái ? ? ? ? ? ?* Ở một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời.

Tập tính hôn phối bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của con đực đánh đuổi tình địch, tiếp theo là sự rủ rê con cái để ghép đôi, xây tổ, đẻ con và sau hết là nuôi con.

4/ Tập tính sinh sản + chăm sóc con:

Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Thường khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết [nhiệt độ, độ ẩm..], ánh sáng, âm thanh… tác động vào các giác quan hay do kích thích của môi trường bên trong do tác động của hoocmon sinh dục gây nên hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản, được thể hiện bằng các hành động ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non ….

Ví dụ:

? ? ? ? ? * Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết ? ? ? ? ? * Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”. ? ? ? ? ? * Ở một số loài côn trùng như kiến và ong, hầu hết các cá thể đều không sinh sản mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng bảo vệ thế hệ con của những cá thể khác. ? ? ? ? ? * Đối với bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù. ? ? ? ? ? * Chim chào mào [chim đầu rìu] cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui.

5/ Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ:

Chiếm giữ và bảo vệ vùng lãnh thổ là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới Động Vật, từ các động vật bậc thấp đến các nhóm động vật bậc cao. Ở nhiều động vật thuộc lớp Thú, chúng dùng các chất tiết từ tuyết thơm, nước tiểu, … để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ, chúng chiến đấu với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở. Vì vậy, ở mỗi vùng lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con đầu đàn chỉ huy các trận đấu tranh giành lãnh thổ với kẻ khác, cũng như chống lại các động vật khác định ăn trộm thức ăn của đàn, hay khi bị đe dọa bị ăn thịt.

Tổ chức theo trật tự lệ thuộc là đặc tính của hầu hết các động vật sống thành đàn. Trong 1 đàn sẽ có con đầu đàn thống trị các con còn lại. Con đầu đàn có ưu thế như vậy là nhờ thắng trận trong các trận đấu.

Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cũng là cơ hội để lựa chọn bạn tình. Con cái thường lựa chọn những con đực chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất, cũng là con khỏe nhất. Kết bạn với những con đực như vậy có nguồn gen tốt sẽ cho những đứa con mạnh khỏe là điều kiện để duy trì và phát triển nòi giống.

6/ Tập tính di cư: là một tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá… Chúng thường di cư theo mùa, theo một chu kỳ nhất định trong năm. Cứ đến mùa đông, phần vì lạnh giá, phần vì thiếu thức ăn, nhiều loài chim ở phương Bắc vượt hàng ngàn, vạn cây số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa xuân lại trở về phương Bắc.


? ? ? ? Ví dụ: Những biểu hiện của “Di cư sinh sản” ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?- ?Cá thể trưởng thành sống ở những vùng khác với nơi sinh sản ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?- ?Sự di chuyển cả đàn kèm theo sinh sản. ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?- ?Đến mùa sinh đẻ chúng phải di chuyển tập trung về những “bãi đẻ” nhất định. Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.

Tập tính di cư thường là tập tính thứ sinh.

--------------------------------------------------​

Tập tính của động vật rất phong phú, phức tạp, và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng. Nó liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống. Chẳng những thế, tập tính động vật cũng đem lại nhiều lợi ích cho thực vật và con người. ? ? ? ? ? ? ? ?- Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa [ví dụ o¬ng, bướm, kiến, ...]. ? ? ? ? ? ? ? ?- Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. ? ? ? ? ? ? ? ?- ? ?Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng [ví dụ như bọ hung]. ? ? ? ? ? ? ? ?- ? ?Giun phát sáng ?châu Âu được coi như những con vật có lợi vì chúng tiêu diệt ốc và sên là những con phá hoại mùa màng. Khi nuôi động vật, chúng ta cần lưu tâm đến tập tính của chúng, tạo điều kiện môi trường sống phù hợp để chúng sống và phát triển bình thường phải tìm hiểu tập tính động vật của chúng để không làm mất cân bằng sinh thái của môi trường nuôi

Vì vậy, nghiên cứu tập tính động vật của có vai trò đặc biệt quan trọng.

có thêm tài liệu tham khảo rùi

Page 2

Sep 11, 2021

Jul 16, 2019

Apr 17, 2017

Sep 9, 2015

Page 3

Aug 17, 2014

Nov 25, 2013

Apr 6, 2013

Nov 28, 2012

Nov 24, 2012

Nov 19, 2012

Aug 30, 2012

Page 4

Dec 26, 2011

Nov 17, 2011

Oct 1, 2011

Sep 17, 2011

Page 5

Jan 6, 2011

Oct 1, 2010

Aug 27, 2010

Page 6

Dec 21, 2009

Dec 1, 2009

Nov 13, 2009

Nov 12, 2009

Nov 12, 2009

Nov 12, 2009

Page 7

Oct 9, 2009

Sep 6, 2009

Apr 18, 2009

Apr 10, 2009

Page 8

Dec 17, 2008

Dec 7, 2008

Nov 28, 2008

Sep 15, 2008

Aug 20, 2008

Aug 20, 2008

Aug 15, 2008

Page 9

Jun 16, 2008

May 22, 2008

Nov 20, 2007

Apr 29, 2007

Apr 4, 2007

Mar 24, 2007

Jan 6, 2007

Nov 7, 2006

Sep 8, 2006

Apr 17, 2006

Page 10

Mar 14, 2006

Sep 21, 2005

May 17, 2005

Video liên quan

Chủ Đề