Tất cả những tài sản của nhà nước đều thuộc quyền sở hữu

Sở hữu toàn dân là gì? Những tài sản nào thuộc sở hữu toàn dân? Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về nội dung này tại Điều 197. Cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sở hữu toàn dân là gì?

Sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu được pháp luật dân sự quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015 [BLDS] và Hiến pháp năm 2013

Quy định về sở hữu toàn dân trong Hiến pháp 2013

Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước là người đại diện cho toàn dân, được nhân dân trao cho những quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, ngoại giao… để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả là: xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm toàn bộ các tư liệu sản xuất chủ yếu trong tay để thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả của mình.Hiến pháp 2013 đã tiếp tục khẳng định tại Điều 53: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Như vậy, toàn bộ những tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, tài nguyên trên mặt biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc thềm lục địa Việt Nam.,. cùng với những tài sản khác theo quy định của pháp luật đều thuộc quyền quản lý, khai thác và sừ dụng cùa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Xem thêm: Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự là ai?

Quy định về sở hữu toàn dân trong BLDS

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người dại diện cho nhân dân quàn lý, nắm giữ những tư liệu sản xuất là chủ sở hữu đối với tài sản được quy định tại Điều 197 BLDS và Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó. Điều 198 BLDS quy định:

“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.”

Trước đây, hiểu sở hữu toàn dân quy định tại Điều 17 Hiến pháp 1992 như là một phạm trù kinh tế, thì ngày nay sở hữu toàn dân còn được hiểu là một phạm trù pháp lý, do vậy tài sản của toàn dân phải có chủ sở hữu đích thực để thực hiện quyền sở hữu trong việc phát triển sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội, bảo vộ an ninh quốc phòng của đất nước.

Để sử dụng tài sản của nhân dân có hiệu quả cần phải trao quyền cho Nhà nước, cho người có thẩm quyền định đoạt tài sản của nhân dân theo quy định của pháp luật do vậy trong Bộ luật dân sự 2015 [BLDS], Điều 201 quy định Nhà nước là chù sở hữu đối với tài sản của chế độ sở hữu toàn dân.

Quyền sở hữu toàn dân được hiểu thế nào?

Theo nghĩa khách quan

Quyền sở hữu nhà nước, hiểu theo nghĩa khách quan [theo nghĩa rộng], là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm:

– Xác nhận việc chiếm hữu cùa Nhà nước [gồm cả chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế] đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất;

– Quy định vê nội dung và trình tự thực hiện các quyến năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của Nhà nước;

– Xác định phạm vi, quyền hạn của các cơ quan nhà nước các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập trong việc quản lý nghiệp vụ những tài sản do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lý hoặc hoạt động công ích.

Các doanh nghiệp được giao vốn, tư liệu sản xuất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh hoặc hoạt động công ích do Nhà nước giao. Các doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, được quyền quản lí, trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn [ĐIều 200 BLDS]

Như vậy, Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cho phép doanh nghiệp được thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản đó trong một phạm vị theo quy định của pháp luật. Quyền chiếm hữu, sở dụng, định đoạt của các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước được gọi là “quyền sở hữu hạn chế”. Nhà nước thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 201 BLDS.

Theo nghĩa chủ quan

Theo nghĩa chủ quan [nghĩa hẹp] quyền sở hữu toàn dân được hiểu là toàn bộ những hành vi mà với tư cách đại diện cho chủ sở hữu, Nhà nước cũng như các chủ sở hữu khác thực hiện các quyền năng cụ thể về chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tài sản của mình.

Nhà nước “là chủ” đối với các tư liêu sản xuất chủ yếu nhưng không ai quy đinh cho Nhà nước phạm vi từng quyền hạn đối với những tư liệu sản xuất đó. Nhà nước tự quy định cho mình các quyền nâng và các trình tự để thực hiện các quyền năng. Nhưng điều đó không có nghĩa là quyền hạn của Nhà nước là vô tận đối với các tài sản mà Nhà nước là chủ sở hữu. Cũng như các chủ thể khác, Nhà nước chỉ được thực hiện quyền của chủ sỡ hữu trong phạm vi pháp luật cho phép. Nói cách khác, các quyến năng đó cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung Sở hữu toàn dân là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản

Ở Việt Nam, quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền sở hữu là vấn đề xương sống của luật dân sự, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Bộ luật dân sự của Việt Nam coi đây là chế định cơ bản cần tập trung quy định, làm cơ sở cho việc quy định các chế định khác như hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế...

Theo Điều 158 BLHS 2015 quy định như sau : “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”, trong đó :

  • Quyền chiếm hữu.Theo cách hiểu thông thường nhất thì chiếm hữu là sự nắm giữ, chi phối vật về mặt thực tế. “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Trong đó, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
  • Quyền sử dụng theo điều 189 BLDS 2015 quy định : “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Hay nói cách khác, quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích mang lại từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Quyền định đoạt theo Điều 192 BLDS 2015 quy định “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”. Trong đó quyền định đoạt có thể thực hiện bằng hai cách: quyết định số phận về mặt thực tế hoặc quyết định số phận về mặt pháp lý của tài sản.

II. Bảo vệ quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.

Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Còn phương thức bảo vệ quyền sở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sở hữu khỏi những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu được bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự.

BLDS năm 2015 đã dành hẳn Chương XI [Mục 2] bao gồm 8 điều từ 163 đến điều 170 để quy định về bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Ngoài ra, quy định về bảo vệ quyền sở hữu còn nằm rải rác ở một số điều khác. Theo đó, chủ sở hữu có quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua các phương thức sau:

  • Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu;
  • Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

III. Luật sư tư vấn bảo vệ quyền sở hữu tài sản

  • Tư vấn pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ chủ chủ sở hữu tài sản;
  • Tư vấn quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản củ chủ sở hữu theo quy định Bộ luật Dân sự 2015.
  • Tư vấn quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015;
  • Tư vấn thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản và căn cứ xác lập quyền sở hữu;
  • Tư vấn các phương thức bảo vệ quyền sở hữu tài sản.

IV. Liên hệ luật sư tư vấn luật dân sự

Lĩnh vực tư vấn luật dân sự về tài sản là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư Dân sự phụ trách tư vấn, soạn thảo và giải quyết tranh chấp. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề