Tắt nguồn máy tính nhiều có sao không

Vấn đề rút hay không rút nguồn tưởng chỉ có bên laptop mới cãi nhau vì nó ảnh hưởng đến độ bền của pin.

Chứ còn PC thì không phải nghĩ đâu.

Nên rút trong trường hợp:

- Không dùng trong thời gian dài từ 2 ngày trở lên để tránh việc xảy ra chập cháy [ ví dụ trẻ em nghịch ngợm, làm đổ nước vào phích cắm, trời ẩm làm chập...]

- Vệ sinh máy

- Nguồn điện không ổn định

- Đặc biệt lưu ý khi cắm hoặc tháo các phần cứng bên trong như Ram, ổ cứng, ổ đĩa quang... bắt buộc phải tắt hết nguồn điện vì khả năng gây cháy nổ khá cao!

Còn khi đã tắt máy hoàn toàn [ Shut Down] thì không phải máy ở chế độ ngủ đông như bạn nào đó nói, ngủ đông có chế độ riêng do mình chọn. Còn 1 điểm lưu ý tí ti là khi tắt máy vẫn cắm điện thì vẫn có dòng điện chạy qua nguồn của máy, và đèn báo nguồn của màn hình nhấp nháy, gây suy hao không đáng kể về điện, nên bác nào có tinh thần tiết kiệm cao thì cứ tắt thôi. Với lại tất cả các thiết bị điện đều nên rút phích cắm khi không dùng, phòng hơn chữa!


Có nên Shutdown máy tính thường xuyên không?


Hầu hết chúng ta làm việc với máy tính mỗi ngày, sáng mở máy để làm, chiều tắt máy đi về. Nhưng bên cạnh đó, một số người thích để máy luôn luôn bật hoặc đặt máy trong trạng thái Sleep để sáng hôm sau chỉ cần nhấn một cái là máy sẽ bật lên ngay lập tức, không mất thời gian khởi động, không cần mở lại các phần mềm, các cửa sổ, tab duyệt web vẫn được giữ nguyên... nhưng bù lại sẽ tốn nhiều điện hơn. Vậy đâu là giải pháp phù hợp cho chúng ta? Ta có nên để máy luôn luôn chạy hay là nên tắt mỗi khi không sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ phân tích từng ưu nhược điểm của mỗi cái để bạn có cái nhìn đúng đắn nhất.

1. KHÔNG TẮT MÁY

Mình đang sử dụng cách này đối với chiếc laptop của mình trên công ty [đặt máy ở chế độ Sleep sau giờ làm việc].

ƯU


  • Tiện lợi: mở máy nhanh chỉ bằng một nút bấm, không phải chờ máy khởi động. Các cửa sổ, tab còn giữ nguyên si, các văn bản đang gõ dang dở không bị mất. Máy tính luôn sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào. Nếu để máy chạy liên tục, không Sleep thì mình thậm chí còn có thể dùng máy tính ở nhà hay iPad/điện thoại để điều khiển nó cũng như truy xuất dữ liệu trong laptop mọi lúc mọi nơi nhờ vào phần mềm TeamViewer.
  • Tự động làm một số công việc: có một cái lợi khi để máy luôn chạy đó là bạn có thể ra lệnh cho nó thực thi một số công việc cần nhiều thời gian và tẻ nhạt, ví dụ như sao lưu dữ liệu, chống phân mảnh ổ cứng, kéo torrent, tải phim, game...
  • Dùng làm máy chủ, server: Một chiếc máy tính chạy liên tục là thứ rất lý tưởng dùng để làm máy chủ truy xuất dữ liệu hay chạy một website [host]. Bạn dùng nó để chứa tất cả dữ liệu của mình, nhờ đó dù cho ở bất cứ đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể dùng những thiết bị khác để truy cập vào các dữ liệu có trong máy tính này. Hoặc dùng nó để chứa một website cũng giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá dành cho việc thuê server.
NHƯỢC
  • Tốn nhiều tiền điện: đặt máy ở chế độ Sleep vẫn tốn điện. Nếu đó là máy tính để bàn thì lượng điện mà nó tiêu thụ còn nhiều hơn.
  • Cảm thấy phiền phức mỗi khi phải khởi động lại máy: do ta đã quen với cảm giác bật máy nhanh và không khi nào tắt máy nên mỗi khi gặp sự cố nào đó bắt buộc phải khởi động lại thì ta sẽ thấy khó chịu và phiền phức vô cùng.

2. TẮT MÁY Nên áp dụng cho máy ở nhà.

ƯU


  • Tiết kiệm điện: điều này dễ hiểu rồi.
  • Máy tính ít bị lỗi: Máy tính sau một khoảng thời gian dài sử dụng hay bị tình trạng chạy chậm, lag, lỗi này nọ... phần lớn do RAM bị chiếm dụng, mở nhiều phần mềm gây xung đột. Cách giải quyết tốt nhất lúc đó là khởi động lại máy. Việc tắt/mở máy mỗi ngày đảm bảo cho chúng ta luôn sử dụng máy ở trạng thái tốt nhất và mạnh mẽ nhất.
  • Không gây tiếng ồn: Nếu không tắt máy thì đôi lúc nó sẽ phát ra một vài âm thanh từ email, Twitter, Facebook, âm báo... làm phiền bạn trong lúc đi ngủ. Chưa kể đến tiếng quạt quay, tiếng ổ cứng [HDD] đều là những âm thanh rất khó chịu.
  • Máy bền hơn: Tắt máy để nó không làm việc ngoài giờ, hoạt động ít hơn nghĩa là các phần cứng bên trong ít bị hao mòn và hỏng hóc hơn, dẫn đến bền hơn, xài lâu hơn.
NHƯỢC
  • Bất tiện: Tốn nhiều thời gian để tắt máy và mở máy, có thể bạn thấy không nhiều nhưng mỗi ngày mất gần 5 phút cho việc tắt và mở máy, nhân lên chừng đó thời gian cho 1 tháng hay 1 năm thì số thời gian bị lãng phí sẽ tăng lên rất nhiều. Chưa kể đến việc sau khi mở lại máy, bạn phải tốn công mở lại các trang web đang xem của ngày hôm trước, mở lại các phần mềm hay dùng...
  • Lãng phí điện năng vô ích: Có một sự thật là dù cho bạn có tắt máy tính một cách hoàn toàn đi chăng nữa thì nó vẫn tốn điện, mặc dù rất ít. Lượng điện đó được truyền từ trong ổ cắm điện ra các dây dẫn. Vậy tại sao phải lãng phí một lượng điện nhỏ đó trong khi nếu chịu tốn thêm một chút nữa thì ta có thể để máy chạy thường xuyên và hưởng các lợi ích mà nó mang lại như mình đã trình bày ở trên.
  • Sử dụng Hibernate hay hơn: Thay vì Shutdown, bạn hãy sử dụng chức năng Hibernate của Windows [hoặc Safe Sleep trên Mac]. Chức năng này cũng tắt máy tính của bạn nhưng nó sẽ lưu lại toàn bộ trạng thái làm việc của máy để khi bật lên lại thì mọi thứ sẽ được giữ nguyên như trước khi tắt.

95

620 bình luận

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Có nhiều ý kiến cho rằng việc khởi động và tắt nguồn [shutdown] máy tính, laptop nhiều sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ bền của thiết bị. Vậy thực hư như thế nào? Hãy cùng GEARVN tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Lý giải về chuyện khởi động và shutdown máy tính

Mỗi khi chúng ta khởi động máy tính hay laptop thì hệ thống sẽ cần rất nhiều tài nguyên, năng lượng để khởi động tất cả linh kiện cùng lúc và đưa chúng ta vào một quy trình hoạt động bình thường. Và khi chúng ta khởi động sau khi nhiều lần shutdown sẽ khiến các thành phần trong máy tính hay laptop bị xuống cấp.

Tuy nhiên, điều ấy không đồng nghĩa với việc chúng ta phải luôn luôn để máy ở chế độ hoạt động. Máy móc cũng giống như con người chúng ta vậy, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Ví dụ như những bộ nhớ lưu trữ thế hệ cũ, đặc biệt là HDD, thường sẽ có tuổi thọ vòng quay và khi luôn phải hoạt động thì những thiết bị sẽ xuống cấp hay nói cách khác là chúng sẽ “mệt mỏi” và dần dần theo thời gian sẽ “ngủm” đó. Ngoài ra, máy tính hay laptop phải hoạt động liên tục phần nào đó khiến nhiệt độ của thiết bị tăng cao, gây hư hỏng đến những linh kiện khác bên trong case đối với PC và bên trong laptop.

Shutdown máy tính không xấu, shutdown nhiều lần mới xấu. Vì mỗi lần shutdown, thiết bị của bạn sẽ hoạt động mượt mà và trơn tru sau khi đã được nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Khi nào nên shutdown máy tính?

Nếu bạn là một người ít khi sử dụng đến máy tính và laptop thì sau khi sử dụng, bạn có thể shutdown thiết bị được rồi. Hay bạn là một con người tiết kiệm, ghét ồn ào bởi các thông báo, tiếng ồn máy tính và laptop hãy shutdown bạn nhé. 

Đối với những người dùng có nhu cầu sử dụng máy tính và laptop thường xuyên như nhân viên văn phòng, sinh viên,... thì trên những chiếc laptop văn phòng, laptop sinh viên ngày nay đã trang bị chức năng Sleep [Ngủ] hay Hibernate [Ngủ đông] trên thiết bị. 

Với chế độ Sleep [có trên cả PC và laptop] thì thiết bị sẽ được đưa vào trạng thái sử dụng rất ít năng lượng và không hề hoàn toàn tắt máy. 

Với chế độ Hibernate [chỉ có trên laptop], lúc này laptop cũng được đưa vào trạng thái tương tư như Sleep nhưng năng lượng sẽ được ngắt hoàn toàn và khi mở máy lại sẽ cần thời gian hơn chế độ sleep nhưng ít hơn khi bạn shutdown máy.

Khi nào nên bật máy tính liên tục?

Nhưng GEARVN đã đề cập ở trên thì trường hợp bật máy hoạt động liên tục vô cùng có hại nhưng trong một số trường hợp thì điều ấy là bất đắc dĩ.

Điển hình nếu máy tính của bạn đang đóng vai trò là máy chủ thì việc shutdown máy là vô cùng nguy hiểm đến toàn bộ hệ thống đang quản lý.

Thứ hai ta có thể nói đến một số tác vụ khác như Windows Update, quét virus, v.v. tắt máy bất ngờ sẽ gây ra xung độ trong từ đó khiến thiết bị của chúng ta phát sinh những lỗi ngoài ý muốn, vì vậy Windows cũng đã dành cho chúng ta một lời khuyên mỗi khi update “Don’t turn off your computer”.

Tổng kết

Tóm lại, việc shutdown máy tính và laptop hợp lý sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ, thời gian sử dụng cho thiết bị. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến tuổi thọ của những linh kiện trong case máy tính và laptop, nhớ vệ sinh máy tính và laptop định kì bạn nhé.

Hi vọng với bài viết trên đây từ GEARVN sẽ cung cấp cho bạn thêm những kiến thức về vấn đề shutdown máy tính thường xuyên từ đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo !!!

Video liên quan

Chủ Đề