Thận nằm ở đâu trên cơ thể

Vị trí thận nằm ở đâu? Thận là bộ phận rất quan trọng trong hệ tiết niệu trên cơ thể người. Nếu hai quả thận bị tổn thương sẽ gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc xác định được vị trí thận và chức năng của cơ quan này sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.

Thận là cơ quan thuộc hệ tiết niệu có hình dạng như hạt đậu đỏ nằm ở hai bên cơ thể trong ổ bụng. Hai quả thận này thường có màu nâu đỏ, nằm ở phía bụng sau gần lưng.

Giải phẫu cơ thể người cho thấy, vị trí thận nằm ở hai bên cột sống, sau phúc mạng ở bụng. Mỗi quả thận thường có độ dài khoảng 3 đốt sống, nằm kéo dài từ vị trí cột sống từ T12 đến L3. Ngay phía trên thận có các tuyến thượng thận, nằm trong lớp vỏ riêng biệt của các mô liên kết thận.

Hai quả thận không nằm ngang bằng nhau mà thận trái cao hơn quả thận phải khoảng một đốt sống. Bề mặt phía trước của quả thận thường nhẵn bóng, mặt bên sau có một bờ lõm và một bờ lồi, bề mặt hơi sần sùi.

Thận nằm ở đâu trên cơ thể
Vị trí thận

Trung bình mỗi một quả thận sẽ có đường kính khoảng 6cm, độ dày 4cm và có trọng lượng khoảng 170g. Mỗi quả thận đều có một lớp vỏ xơ bao bọc. Tại bờ lõm sâu của thận được gọi là rốn thận, đây chính là nơi chứa các mạch máu cùng các tổ chức liên quan đến thận để duy trì chức năng bình thường của thận trong hệ bài tiết.

Đặc điểm của thận có 2 vùng, được gọi là vùng ngoài và vùng tủy:

  • Vùng ngoài cùng được gọi là vỏ thận, thường có màu hồng hoặc màu đỏ sẫm. Độ dày vùng ngoài khoảng 1cm
  • Vùng tủy cùng một khoảng rỗng bên trong được gọi là bể thận

Trên cơ thể người, thận đóng vai trò chính là cơ quan lọc máu và đào thải độc tố, chất cặn bã, nước thải dư thừa ra khỏi máu. Sau mỗi chu trình lọc, các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại để đi nuôi cơ thể. Còn các chất thải sẽ được tống ra ngoài thông qua cơ chế bài tiết nước tiểu. Một khi thận bị tổn thương, khả năng lọc máu sẽ bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề như thiếu máu, rối loạn điện giả và các bệnh lý nguy hiểm cho não, tim và phổi,….

Ngoài chức năng chính nêu trên, thận còn giữ các nhiệm vụ quan trọng khác như:

Hai quả thận góp phần chủ yếu trong việc bài tiết nước tiểu để kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào. Khi uống nhiều nước, thận sẽ bài tiết ra nhiều nước thải khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và ngược lại.

Thận khỏe mạnh sẽ kiểm soát tốt nồng độ pH trong dịch ngoại bào, ổn định nồng độ ion trong máu. Quá trình tổng hợp vitamin D được duy trì ở mức ổn định để kiềm chế sự tăng ion canxi trong cơ thể.

Thận nằm ở đâu trên cơ thể

Trong thận có một loại hormone bài tiết là Renin. Nó có nhiệm vụ điều hòa huyết áp, kích thích sự sản sinh ra Erythropoietin để tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu và các vấn đề nguy hiểm về máu.

Thận được ví như một chiếc màng lọc khổng lồ có thể lọc đến hơn 170 lít nước tiểu ban đầu thành nước tiểu được bài tiết qua đường tiết niệu mỗi ngày. Các chất độc hại sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể, còn các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe sẽ được tái hấp thu trở lại để tiếp tục quy trình tuần hoàn.

Đây cũng là một trong những chức năng quan trọng của hai quả thận. Chúng tham gia và đóng vai trò cốt lõi trong việc chuyển hóa glucose và vitamin D3 trong cơ thể.

Như vậy có thể thấy rằng mặc dù có kích thước không quá lớn nhưng hai quả thận lại giữ nhiệm vụ rất quan trọng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lối sống thiếu lành mạnh, thận sẽ gặp phải các vấn đề nguy hiểm như: Sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, thận đa nang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,….

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin về vị trí thận và các kiến thức liên quan về thận. Hy vọng đã giúp mọi người biết cách bảo vệ thận tốt hơn. Chúc sức khỏe!

Thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống con người. Trong đó chức năng quan trọng nhất là lọc máu và đào thải độc tố. Vậy thận nằm ở vị nào? Cấu tạo ra sao và chức năng cụ thể là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về bộ phận này trong bài viết dưới đây. 

Thận nằm ở đâu trên cơ thể
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu

Thận là cơ quan bài tiết chính nằm trong hệ tiết niệu. Mỗi người có 2 quả thận để đảm nhiệm nhiều chức năng cùng lúc. Bộ phận này nằm trong khoang bụng, sát thành sau của bụng và đối xứng qua cột sống, ngang với đốt sống ngực T11 đến đốt thắt lưng L3 của khung xương sườn.

Hai quả thận không nằm ở vùng vị trí với nhau, thận trái nằm cao hơn thận phải 1 đốt sống, mặt trước của thận nhẵn bóng còn mặt sau thì sần sùi. Việc cung cấp máu cho hai quả thận bắt nguồn từ động mạch chủ bụng, dẫn máu vào các cặp tĩnh mạch. Thận tiết nước tiểu vào niệu quản, sau đó dẫn nước tiểu vào bàng quang. Do đó, phía trên của mỗi quả thận là tuyến nội tiết thượng thận. 

Theo các tài liệu y học, mỗi quả thận có chiều dài trung bình từ 10 – 13cm, rộng từ 5 – 6cm, dày từu 3 – 4cm và có khối lượng bằng nắm tay của người trưởng thành khoảng 150 – 170g. Thận có hình hạt đậu, gồm 2 bờ trong đó 1 bờ lồi và 1 bờ lõm, được bao bọc bởi lớp vỏ xơ. Hai quả thận nằm quay bờ lõm vào nhau, ở điểm lõm sâu nhất của thận được gọi là rốn thận – nơi các tổ chức thận và mạch máu tập trung lại nhiều nhất. 

Tiếp tục bổ dục quả thận để quan sát được cấu tạo bên trong sẽ thấy, phần chính giữa quả thận là bể thận gồm các mô mỡ, dây thần kinh và mạch máu. Được bao bọc xung quanh 2 lớp, gồm:

  • Lớp vỏ ngoài cùng là lớp xơ màu đỏ sẫm do tập trung nhiều mạch máu và có chứa cầu thận dạng dạt. 
  • Lớp tiếp theo là lớp tủy màu nhạt được tạo thành từ 10 – 18 tháp thận. Phần đáy của tháp thận hướng về vỏ thận, còn đỉnh hướng vào xoang thận. 

Mỗi quả thận của con người được cấu tạo từ khoảng 1 triệu đơn vị chức năng thận hay còn được gọi là Nephron. Chỉ cần khoảng 25% trên tổng số Nephron hoạt động bình thường cũng sẽ đảm bảo được chức năng thận. Trung bình một Nephron có chiều dài từ 35 – 50mm, cộng tổng chiều dài toàn bộ Nephron của hai quả thận có thể lên đến 70 -100km. 

Thận nằm ở đâu trên cơ thể
Mỗi người có 2 quả thận được cấu tạo từ hàng triệu đơn vị chức năng thận (Nephron)

Các nhà nghiên cứu chia Nephron làm 2 loại gồm:

  • Nephron vỏ: chứa cầu thận trong vùng vỏ thận, có quai Henle ngắn và nằm ở phần ngoài của tủy thận. Đây là loại Nephron phổ biến chiếm đến 85% tổng số Nephron trong cơ thể. 
  • Nephron cận tủy: chứa cầu thận nằm ở vùng vỏ tiếp giáp với tủy thận, có quai Henle dài và cắm sâu vào trong tủy thận. Số lượng Nephron này có vai trò quan trọng trong việc cô đặc nước tiểu thông qua hệ thống nhân nồng độ ngược dòng. 

Mỗi đơn vị thận được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính gồm: cầu thận và ống thận. Trong đó: 

  • Cầu thận: bao gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman hay nói đơn giản dễ hiểu cầu thận là túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Mỗi quản cầu Malpighi có chứa khoảng 50 mao mạch máu xếp song song với nhau tạo thành các khối hình cầu. Ngăn cách giữa nang và các mao mạch là màng lọc có kích thước mỏng để lọc các chất từ mao mạch sang nang. 
  • Ống thận: Ống thận được chia làm nhiều đoạn cụ thể gồm:
    • Ống lượn gần: Đây là đoạn tiếp nối với các nang cầu thận và nằm ở vị trí vùng vỏ thận. 
    • Quai Henle: Đoạn tiếp theo của ống lượn gần là quai Henle, phần đầu có kích thước mỏng và dày ở phần cuối. 
    • Ống lượn xa: Nằm tiếp nối với quai Henle và nằm trong vùng vỏ thận. 
    • Ống góp: Tiếp nối ống lượn xa là đoạn ống góp có nhiệm vụ nhận dịch lọc từ các đơn vị thận và đổ vào bể thận. Tuy nhiên, đoạn ống góp này không thuộc đơn vị thận. 

Thận là bộ phận đảm nhiệm nhiều chức năng nhất trong cơ thể để duy trì sự sống của con người. Cụ thể chi tiết từng chức năng của thận như sau:

  • Lọc máu và các chất thải độc hại

Đây là chức năng chính của thận nhằm làm sạch máu trong cơ thể. Chức năng này được thận thực hiện thông qua việc lọc bỏ các chất cặn bã, độc hại và chỉ giữ lại protein cùng các tế bào máu có lợi. Sau khi lọc xong chất thải sẽ được đưa vào dịch lọc và hình thành nước tiểu. 

Thận nằm ở đâu trên cơ thể
Lọc máu và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể là chức năng chính của thận

Nước tiểu được hình thành từ các đơn vị chức năng thận theo cơ chế sau: sau khi lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch trong cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Sau đó, động mạch thận sẽ đưa 1 lít máu vào thận, trong đó chỉ có khoảng 60% máu được đưa vào cầu thận trong 1 phút, còn lại 40% không đi qua lỗ lọc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ có 60% tương đương 600ml huyết tương vào cầu thận mỗi phút, nhưng ở động mạch đi chỉ còn 480ml, nên cuối cùng chỉ có 120ml lọt qua lỗ lọc để sang nang cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu. Tóm lại, mỗi ngày cơ thể sẽ hình thành khoảng 172 lít nước tiểu đầu. 

Lúc này, thận sẽ có nhiệm vụ tái hấp thu, hoạt động như một màng lọc để biến 172 lít nước tiểu đầu này thành nước tiểu chính thức để đưa ra ngoài theo đường nước tiểu. Còn lượng dưỡng chất cần thiết sẽ được thận lọc và giữ lại sử dụng cho quá trình tuần hoàn của cơ thể. 

  • Điều hòa lượng máu và hòa tan các chất trong máu

Thận có nhiệm vụ kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể thông qua quá trình bài tiết nước tiểu. Khi uống nhiều nước, thận sẽ tăng quá trình bài tiết nước tiểu và ngược lại. Bên cạnh đó, thận còn có nhiệm vụ kiểm soát nồng độ pH của các dịch ngoại bào, điều hòa nồng độ ion trong máu. Lúc này, thận cũng sẽ kiểm soát quá trình tổng hợp vitamin D để tránh làm tăng hàm lượng ion canxi quá mức. 

Renin là hormone bài tiết được thận tiết ra nhằm điều hòa huyết áp. Đồng thời, thận còn sản xuất erythropoietin giúp kích thích làm tăng tủy xương, tăng lượng hồng cầu trong máu khi oxy mô giảm. 

  • Chuyển hóa vitamin và glucose

Ngoài ra, thận còn tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3 và Glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon xảy ra khi cơ thể nhịn đói quá lâu hoặc bị nhiễm acid hô hấp mạn tính. 

Có thể thấy thận đảm nhiều nhiều nhiệm vụ cùng lúc nên rất dễ bị suy yếu, giảm khả năng hoạt động dẫn đến hình thành một số bệnh lý như:

Thận nằm ở đâu trên cơ thể
Sự suy yếu, tổn thương của thận làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh như suy thận, thận yếu, thận hư, sỏi thận, viêm cầu thận…
  • Viêm cầu thận: Đây là bệnh lý xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch, lúc này cá tế bào miễn dịch tấn công ngược đến các tế bào khỏe mạnh của thận, gây tổn thương, viêm nhiễm. Lúc này, thận không còn hoạt động lọc máu và nước tiểu hiệu quả, dẫn đến tích tụ chất thải lâu ngày gây ra viêm cầu thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. 
  • Viêm bể thận: Còn có tên gọi khác là nhiễm trùng xương chậu thận. Đây là tình trạng vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng thận. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, không điều trị kịp thời gây ra viêm bể thận. 
  • Sỏi thận: Suy giảm chức năng lọc chất thải, cặn bã trong máu và nước tiểu khiến các chất cặn tích tụ lại bên trong thận lâu ngày sẽ kết thành các viên sỏi, ngăn cản dòng chảy nước tiểu. Người bệnh sỏi thận thường có cảm giác đau, rát buốt hoặc ra máu khi đi tiểu. 
  • Hội chứng thận hư: Thận tổn thương làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải protein, dẫn đến rò rỉ protein vào trong bể chứa nước tiểu. Người mắc hội chứng thận hư thường có triệu chứng phù nề chân. 
  • Bệnh thận đa nang: Đây là bệnh lý di truyền gây ra u nang lớn ở cả hai quả thận, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí gây suy thận. 
  • Một số bệnh lý thường gặp khác: như viêm thận, thận nhiễm mỡ, viêm ống thận cấp… 

Thận tổn thương, suy giảm chức năng thường sẽ gây ra một số dấu hiệu đặc trưng như phù nề toàn thân, bí tiểu, màu sắc nước tiểu thay đổi, mệt mỏi, ngứa da, khô da, phát ban… Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. 

Thận nằm ở đâu trên cơ thể
Phù nề là một trong những dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý về thận
  • Phù nề toàn thân: Đây là một trong những biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết nhất ở những người mắc bệnh liên quan đến thận. Trong đó, vị trí phù nề nhiều nhất là mặt, tay, chân kèm theo da trắng nhợt nhạt. 
  • Thay đổi tính chất nước tiểu: Ở người có chức năng thận khỏe mạnh bình thường, uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và uống ít nước sẽ có màu vàng đậm. Tuy nhiên, một vài sự bất thường về chức năng thận sẽ khiến tính chất nước tiểu thay đổi như: có lẫn bọt, máu, tiểu ít, tiểu đêm nhiều, tiểu rát buốt… 
  • Biểu hiện về da: Hầu hết những người mắc các bệnh lý về thận thường có dấu hiệu sớm về da khô da, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban… do các chất cặn bã, độc tố tích tụ lâu ngày. 
  • Hơi thở có mùi amoniac: Người mắc bệnh thận thường có mùi hôi miệng và hơi thở khô do chức năng thận suy giảm, không thể lọc được hết các chất cặn bã. 
  • Mệt mỏi, dễ chóng mặt: Lượng hormone erythropoietin sản sinh hồng cầu chứa oxy bị suy giảm do thận yếu, thận hư khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt oxy, gây mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt thường xuyên.
  • Khó thở: Lượng hồng cầu chứa oxy giảm cũng là nguyên nhân khiến bạn khó thở, dễ bị hụt hơi. Bên cạnh đó, lượng chất lỏng tích tụ quá mức ở hai lá phổi cũng vô tình gây khó khăn cho việc hít thở.

Hầu hết những trường hợp suy giảm chức năng thận đều bắt nguồn từ chính những thói quen không lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày. Có thể kể đến như:

  • Uống ít nước: Việc uống không đủ nước sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lọc máu, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thận sẽ suy yếu dần đi. 
  • Ăn quá mặn: Hàm lượng muối cao trong khẩu phần ăn hằng ngày là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp và rối loạn chức năng thận. 
  • Ăn nhiều đồ ngọt: Những người tiêu thụ quá nhiều đồ ăn, thức uống chứa đường sẽ làm tăng nguy cơ protein niệu, dẫn đến sự suy giảm chức năng của thận. 
  • Nhịn tiểu: Nhịn tiểu thường xuyên khiến thận tổn thương do tình trạng tăng áp lực nước tiểu trong thận. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận, suy thận, viêm đường tiết niệu… 
  • Thiếu vitamin và khoáng chất: Những người thiếu hụt vitamin B6, canxi hoặc magie do lười ăTác hại của thận yếu – Suy giảm sức khỏe, sinh lý…n rau xanh, trái cây thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. 
  • Ăn nhiều thịt: Tiêu thụ nhiều thịt làm tăng lượng protein gây áp lực cho thận, lâu ngày dẫn đến rối loạn chức năng thận. 
  • Uống cà phê: Hoạt chất caffein trong cà phê là nguyên nhân gây tăng huyết áp và tạo ra áp lực lớn cho chức năng thận nếu sử dụng quá thường xuyên. 
  • Thiếu ngủ: Mất ngủ, thiếu ngủ là nguyên nhân khiến cho mọi cơ quan trong cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi chức năng, dẫn đến tình trạng suy yếu, trong đó có chức năng thận. 
  • Lạm dụng thuốc giảm đau: Những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian dài sẽ làm giảm lưu lượng máu, phá hủy các chức năng của thận. 
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Đây đều là những tác nhân độc hại đối với thận và nhiều cơ quan khác như gan, tim, phổi…

Có thể thấy, thận đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và gần như không thể thay thế được. Vì vậy, để giúp thận luôn khỏe mạnh, bạn cần hình thành những thói quen tốt sau đây:

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết

Các chuyên gia khuyến cáo cơ thể của một người trưởng thành cần tối thiểu 2 lít nước để khỏe mạnh. Lượng nước này đủ để làm loãng các chất độc tích tụ trong máu và hỗ trợ quá trình đào thải chúng ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu tiện. 

Thận nằm ở đâu trên cơ thể
Uống đủ nước mỗi ngày giúp hỗ trợ thận lọc máu, đào thải độc tố, giảm áp lực cho thận

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Để giúp thận khỏe mạnh bạn nên cần kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều đường, giàu protein, photphat, kali, dầu mỡ, thức ăn đóng hộp chứa chất bảo quản, ít vitamin khoáng chất, nhiều calo.

Thay vào đó, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất, giúp cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể, loại bỏ lượng acid dư thừa và thúc đẩy quá trình bài tiết nhằm duy trì chức năng thận. Một số loại thực phẩm tốt cho thận  như: ớt chuông đỏ, súp lơ, măng tây, cải xoăn, cải bắp, táo, bơ, nho…

Rèn luyện thể dục thể thao 

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày là cách tốt nhất để có một sức khỏe toàn tiện. Thông qua việc vận động phù hợp, các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ được tác động tích cực, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết, giúp tâm lý thoải mái, thư giãn và phòng ngừa được rất nhiều bệnh, trong đó có các bệnh lý về thận. 

Đồng thời, cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ giúp bạn hạn chế phải sử dụng quá mức các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh liều cao, giảm tải áp lực và nguy cơ tổn thương cho thận. 

Quan hệ tình dục điều độ

Các chuyên gia cho biết, quan hệ tình dục sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra axit nitric, làm giãn ống niệu quản – có chức năng vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Nhờ đó, giúp quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra trơn tru, giảm áp lực cho thận. Thậm chí, một số trường hợp bị sỏi thận nhẹ, viên sỏi dưới 6mm có thể dễ dàng được đào thải ra khỏi cơ thể bằng cách này. 

Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tốt cho thận bạn cần đảm bảo tạo thói quen quan hệ tình dục điều độ, tần suất vừa phải, an toàn và chung thủy. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về vị trí, cấu tạo và chức năng của thận cũng như những lưu ý để giúp thận luôn khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật. Xây dựng một lối sống lành mạnh và khoa học chính là chìa khóa để duy trì sự khỏe mạnh của thận. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường phản ánh sự suy yếu của thận, hãy sớm thăm khám để được điều trị kịp thời, bảo tồn chức năng cơ quan này. 

Có thể bạn quan tâm