Thầy bạch vân là ai

Sau khi dự Lễ tưởng niệm Chưởng môn Lê Sáng lần thứ 4, hôm sau [14-9-2014], tôi và con gái Nguyễn Kim Thanh cùng các đồng môn Mã Thị Ngọc Liêng, Nguyễn Thị Phụng [Kiên Giang], Thiều Thị Tân, Diệp Thanh Long, Phạm Ngọc Thành, Cao Văn Nam. Nguyễn Tiến Khoa và vợ chồng cô Nguyễn Ngọc Phước [TPHCM]… đã từ TPHCM ra huyện Tân Thành [tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu] thăm khu đất ở Núi Dinh – nơi Chưởng môn Lê Sáng đã mua và dự định xây dựng Tổ đình với diện tích đất khoảng 6.000m vuông… Trước đây, khi thầy Chưởng môn còn tại thế, một số võ sư nhiều lần rủ tôi cùng đi, nhưng lần lữa tôi đều không đi được. Chẳng hiểu sao, sau Lễ tưởng niệm Thầy lần thứ 4, lòng tôi lại thấy nao nao và quyết định ra nơi đó. Cái “duyên” ấy đã đến với tôi như từ sự dẫn dắt của Thầy.

Thật lòng, đến nơi rồi mới thấy được tầm nhìn xa trông rộng của Thầy chúng ta. Phong cảnh Núi Dinh thật hữu tình, mảng xanh trải rộng từ ngoài vào trong sân tập lên đến tận đỉnh Bao Quang. Nơi đây đúng là lá phổi xanh của huyện Tân Thắng, bao quanh khu đất có khá nhiều ngôi chùa, đặc biệt Khu du lịch Tâm Linh với dòng suối mát trong xanh chảy quanh đang được hình thành, bên cạnh là ngôi chùa Thái do chính Công chúa người Thái Lan đề nghị xây dựng, uy nghi, trang nghiêm, tuyệt đẹp với bàn tay sáng tạo của con người hòa quyện với núi rừng thiên nhiên.

CLB Vovinam-Việt Võ Đạo Núi Dinh

Dừng chân nơi phòng tập vừa mới tu bổ lại – chắc chắn và khang trang – với bảng tên “CLB VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO NÚI DINH”, chúng tôi cảm thấy thật ngon miệng với tô mì gói vẫn còn bốc khói từ tay vợ chồng cháu Trần Ngọc Tùng – con võ sư Trần Ngọc Trình… Theo con đường mòn, chúng tôi lại tiếp tục khám phá núi rừng thiên nhiên. Qua chiếc cầu nhỏ, nhìn dòng suối thuộc Khu du lịch Tâm Linh nối liền hướng theo mũi tên vẽ chữ VOVINAM trên đá mà lên núi để đến tận cùng mảnh đất đã in dấu chân Chưởng môn lúc sinh tiền.

Có lẽ đôi chân mạnh khỏe hơn chăng, tôi cùng con gái Kim Thanh leo lên núi trước, đến cổng chùa Bạch Vân [đang đóng cửa] trên đỉnh Bao Quang, mà người sáng lập ra ngôi chùa này cũng tên Bạch Vân. Nhìn lại, không thấy bóng mấy đồng môn; sợ lạc, tôi và con gái lại xuống thì thấy anh chị em đang ngồi nghỉ chân và trò chuyện cùng một tu sĩ trên chính mảnh đất phân định địa giới của Vovinam, mà Thầy cùng các môn đồ Vovinam khắp nơi chung góp và tạo dựng.

Động viên mọi người tiếp tục hành trình, đã đi thì rán lên đến tận nơi. Lại quay lên đỉnh Bao Quang, lúc nầy chỉ còn hai cha con tôi cùng cô Liên, cô Phụng, anh Nam và em Khoa. Nghe có mấy anh em Vovinam-Việt Võ Đạo lên, thầy Bạch Vân đã tiếp đón nồng hậu và thân tình. Thầy đã kể lại những lần gặp gỡ võ sư Lê Sáng cũng như ý nguyện của Chưởng môn… Hơn nửa giờ uống trà và đàm đạo, tôi cảm nhận gần gũi và thân thiết thầy Bạch Vân hơn khi nhìn thấy trên vách treo một bức ảnh Chưởng môn Lê Sáng chụp cùng một số võ sư, mặc dù đã nhạt nhòa theo năm tháng.

Lưu niệm trên đỉnh Bao Quang cùng Thầy Bạch Vân

Thầy Bạch Vân tên thật là Tạ Tường Vân, năm nay 84 tuổi, người làng Vạn Tượng, quê ngoại ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Gia tộc nội, ngoại của thầy đều thuộc dòng dõi quí tộc, giàu có. Thầy rời xa gia đình đi học “đạo Thiền” lúc còn nhỏ, đọc nhiều, hiểu rộng, sống đạm bạc và gần gũi thiên nhiên. Cũng như Chưởng môn Lê Sáng, thầy Bạch Vân [bút hiệu Liên Khương cùng nhiều bút hiệu khác] đã viết rất nhiều sách, có thể kể vài quyển: “Tiến trình chứng nghiệm trong thực tại của người Mây Trắng”, “Cái tuyệt đối của suối nguồn chân lý, “Thơ người Mây Trắng”, “Những hạt bụi hình thành thế giới”, v.v. Vốn là một thi sĩ “tâm linh”, thầy đã sáng tác trên 1.000 bài thơ, có nhiều bài thơ siêu thoát, hư hư, thực thực, như:

NGỘ ĐẠO
Đêm ngày chẳng có bóng người qua,
Gió thét vang rền động Phong La [*],
Đá tảng vạn cân lòng rỗng ruột,
Đêm tàn trăng lạnh một Tăng Già.
Thế gian phi thế nào cân lượng,
Đời Đạo xem ra đã nhạt nhòa,
Sinh tử như mây chiều ảo mộng,
Kinh hồn một chớp, ta nhìn ta.

Tôi cũng như một số đồng môn lên tận đỉnh Bao Quang gặp thầy Bạch Vân quả là một “duyên may” hay do thầy Chưởng môn của chúng ta dẫn dắt? Cá nhân tôi thì nghĩ như thế khi được thầy Bạch Vân tiếp tục dẫn lên ngôi nhà chót đỉnh để nhìn mây trời lồng lộng, ngắm nhìn non nước hữu tình, cùng nhau chụp vài bức ảnh… Bất chợt trời lại đổ mưa, chúng tôi cùng thầy Bạch Vân quay về chùa. Ngồi nghe thầy Bạch Vân đọc thơ và tâm tình rất nhiều về thầy Chưởng môn Lê Sáng qua 3 lần gặp gỡ và lần hẹn thứ 4 chưa thành, vì Chưởng môn đã vội đi xa. Thầy Bạch Vân rất quý trọng thầy Chưởng môn. Thầy đưa chúng tôi qua chính điện lễ Phật, đồng thời mong muốn có một bức ảnh thầy Chưởng môn đặt bên phải tượng Phật tổ, để ngày ngày có thể cùng nhau bầu bạn qua kinh kệ. Quả là “Tri kỷ, tri bỉ”…
Hơn nửa tháng sau, theo lời hứa, tôi đã chuyển đến thầy Bạch Vân bức ảnh bán thân Chưỡng môn Lê Sáng… Và thầy Bạch Vân cũng gởi cho tôi một bức thư chứa đựng nhiều tình cảm cùng ước nguyện của người đã khuất. Xin mời quý đồng môn cùng đọc và đến thăm CLB Núi Dinh khi có cơ hội.

Ngày 22 tháng 01 năm 2015
Môn đồ NGUYỄN CHÁNH TỨ ———————————————————————————————————————

[*] Động Phong La: nơi thầy Bạch Vân ngồi thiền suốt 10 năm.

Thư thầy Bạch Vân được đánh máy lại để đọc cho dễ

Kính gửi Thầy Nguyễn Chánh Tứ

Thành viên Hội đồng Chưởng quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.
ĐT 0913 857 399

Cho đến nay tôi ở trên núi Dinh này cũng đã gần ba mươi năm 1985 -2014. Người đến núi này gần, xa đều có nhưng không nhiều, hình bóng lưu lại cũng hiếm hoi – duy có một hình người đậm nét, cứ mỗi khi nhìn đến tôi đều có cảm xúc như gặp lần đầu đó là Thầy Lê Sáng.

Thầy Lê Sáng là bậc Tôn sư, là Chưởng môn Vovinam Việt Võ Đạo – Tôi thì thấy như vị THẦY ĐẠO HẠNH, tam nghiệp của Thầy thật hoàn hảo [Thân, Khẩu, Ý] Lời nói và hành động của thầy luôn như nhất nên khiến mọi người mến phục.

Tôi gặp Thầy Lê Sáng khoảng năm lần – một lần ở đất bằng, hai lần trên núi và hai lần tôi viếng thăm Thầy ở đường Sư Vạn Hạnh. Tôi thấy Thầy rất gần gủi với ĐẠO nên tôi đưa Thầy mượn cuốn sách quý Bodhicaryavatara [Bồ tát hạnh của Santideva ] [Tịch Thiên – Si ba tha] Thầy mượn gần mấy tháng mới gởi lại tôi. Tôi hỏi Thầy đọc có dễ không? Thầy nói không dễ – nhưng tôi coi kỹ và Thầy nói tiếp – “ một lúc nào đó – sau này tôi cũng muốn gần thầy “ !

Tôi nói : Thầy muốn tỉnh lặng vĩnh hằng ở đỉnh núi, hay muốn nuôi dưỡng “khí thiêng của môn phái” Thầy vui vẻ nói : Cả hai.

Tôi nghĩ : Bậc Tôn Sư đáng kính của Vovinam nầy muốn một tổ đình lâu dài cho môn đệ, con cháu mai hậu chăng? Vì trước đó nhiều lần Thầy Lê Sáng đã nói : “sau này họ sẽ mua đất của thầy đấy”!

Gần hai năm mà nhà cất Vovinam ở chân núi không phát triển, Tôi đường đột nói với Thầy Lê Sáng : Nếu nhà đó thầy chưa cần thì tôi nói Phật tử mua lại, vì tôi cần một chỗ làm chủng ở phía dưới.

Thầy bật ra như một phản ứng : Không đâu, tôi thêm chớ không bớt ! Rồi thầy nói : Vovinam đến mấy chục nước, còn cần hơn nữa…[tôi còn nhớ thầy LS nói thêm với âm thanh rất nhẹ : Tôi làm việc gì cũng phải Hòa và Thuận trước.

Sau đó tôi không có cơ hội thăm thầy nữa cho đến khi thầy Lê Sáng mất. Tôi rất buồn, như không bao giờ còn gặp lại người tri âm. Một Bực Thầy Vĩ đại của làng Võ Việt Nam.

Ngoài nhân cách và đạo đức, Thầy Lê Sáng còn tiềm ẩn một phẩm- thuật THIỀN – VÕ, Thiện- chân, Cao- thượng.

Tôi thật không may đã không bao giờ nữa được cùng thầy uống một chung trà trên đỉnh núi Bao Quang nầy nữa!

Nay nhân có mấy đệ tử Vovinam đến đây; nhìn lên hình thầy, tôi thấy xúc động viết mấy dòng nầy. Có bao nhiêu Công đức và Tuệ giác, tôi xin hồi hướng thầy: nguyện Hương linh Bardo của thầy dạo chơi ở miền Liên hoa – đài thượng và Vovinam đem hình ảnh Việt Nam cùng tiếng gọi giống nòi hùng mạnh qua Võ Thuật Việt cùng núi sông thân yêu lan tràn khắp Năm Châu Thế giới.

Xin kính tặng bực Thầy Võ Đức trong làng Võ Việt Nam.

Núi Dinh Hội ..[không rõ chữ] huyện Tân Thành, tỉnh bà Rịa Vũng Tàu. La1 Octobe, ngày 8/9 Giáp Ngọ 2014 [Ký tên ] Thầy Bạch Vân

Trên đỉnh Bao Quang.

Võ Việt Nam oai hùng sông núi Màu áo xanh trong sắc lá da vàng Hồn bất khuất Năm Châu đồng vọng mãi Nhân phẩm người Lê Sáng mãi thênh thang.

B.V

Lá thư Thầy Bạch Vân gửi Krishnamurti-bậc đạo sư thế giới- khi Thầy còn trẻ

Gửi: Krishnamurti – đây có phải là tên của anh? Hay chỉ là [ ] 

Hơn 10 năm trước, một người bạn quen với tôi GS Phạm Công Thiện, một thi sĩ ở Việt Nam đã từng gặp anh, có nói với tôi rằng: Anh chính là một thiền sư. Tôi cũng tin như thế, bởi vì Thiền sư [Bonza-monk, Buddhist prist] không phải là người dạy về thiền định [bhàvanàmaya] mà thiền sư theo chỗ biết của tôi là một tuệ giác mà cũng có thể là một toàn giác [Samma sam buddhi]. Trong những bài giảng thuyết anh không khuyên ai theo đường lối tập trung thần trí [Sammatha, sammadhi]. Cách thức gôm tâm duy nhất [Cittekaggata] anh cũng không đề cập đến. Như thế, những người hiểu biết có thể gọi anh là con ngươi của mắt hay dòng xuyên chảy của trực quân Vipassana.

Hàng ngàn người tai mắt nhất của thế kỉ 20 trên quả địa cầu này đã bằng lòng với anh. Và có vô số triết gia thông thái đã nghe anh; họ được thiết lập tâm niệm một cách vững chắc [Satipatbana] bằng phương pháp phân tích căn cứ theo sự chú ý “attention: tất cả trở về sự thực và sáng lên trong chính quê hương của họ”. Người ta không thể có khả nghi hay ám muội gì một khi họ đã tự “Hồi quán” như thế [observation]. Tôi là một trong những người ấy trước đây gần 20 năm tôi vẫn là một thi sĩ triết gia [poctc philosophe, không tự thỏa mãn với chính mình. Vì lúc ấy trong tôi đang tụ hợp] có điều kiện theo đường lối của chân lý ước định Sammuti sacca! Sau đó tôi nhờ đọc bản kinh Lankàra [lăng già] tôi mới được sự hiểu biết thông thường về cái gọi là praijnãpati. Tất cả mặc ước về [một người] con người [pudgala] đều được giải tán cho đến một tính chất của thực tại [dravya] cũng không còn cần thiết [không tồn tại].

Krishnamurti! Tôi nghĩ anh có thể nghe một vài điều như vậy như những dữ kiện phổ biến cần thiết theo tính chất có thể có của con người. Nếu tất cả đều là những thông điệp sẵn sàng đủ xuyên thủng qua những thành phần riêng biệt, làm cho tất cả đều phẳng lặng: như mọi tính hòa hợp đều theo tự thể của nó. Bây giờ tôi, anh với mọi sự đều không đủ làm thành cái không ước lượng để một chân lý được hiển bày và cái phi chân đều được đồng đều trong tự vọng.

Trên thế giới ngày nay, mỗi diễn biến đều nằm trong hủy diệt và mọi phát minh của nhân loại là sự phóng thể tận cùng, mọi giao ước đều tự vô tận và phản bội. Sau cùng các gập ghềnh xung động như thế, người ta mới đủ định tĩnh mà nhận định bên mình vẫn còn những kẻ uyên nguyên trác việt như những tính chất hữu tồn của chính họ. Đầu tiên là những người phi tán như chúng ta được biết về loại các chân lý cứu cánh [Paramathasacca]. Điều này không còn là những chung-lý trừu tượng nữa mà là chứng nhân có thật trong vũ trụ này [Tempsduréc Espace Spatialité] và tất cả nhân quả [Samuppàda-patica] không thể là không trơn. Nhưng “kẻ đã đến” mới có đủ thẩm quyền và tự vị mở bày ra nó, ngoài ra mọi luân lý tranh biện đều là dị tướng nằm trong đặc chất của Atman mà thôi.

Tôi viết bức thư này như một khai từ cho một luận án không hình sắc [từ nơi Arũpadhatu] mà tôi vừa soạn xong. Luận án này như một tuyên ngôn nguyên vị ở anh qua hình thức dàn bài: TÂM TOÀN GIÁC V của Ven Huệ Hải.

Tôi như một em bé hồn nhiên từ lâu sống đùa trong những khu rừng rậm của mặt đất này bỗng nhiên được lệnh Thiên Tiên đưa mình đến cung trời Đâu Suất [Tushita] được diện kiến cùng Từ Thị Thế Tôn [Maitreya]. Người ta hỏi em rằng: Sao, Đức Từ Thị có đẹp lắm không? Ngài giống ai? Em có được Ngài chỉ bày chân tánh cho chưa? [lavraienature]. A! em bé chỉ mở miệng trong cái âm a đó mà thôi và em cảm thấy mình bâng khuâng như không như có… diễn tả gì đây.

Hỡi Krishnamurti! Tôi không đủ khả năng biện chứng mà gọi anh là một hóa thể của Milel Mirokou. Nhưng điều tôi có thể tin được anh là một hiện tượng giải thoát toàn bộ những Dukkha! Bởi vì một người đầy đủ chân lý tuyệt đối bởi chân lý cao thượng tuyệt đối [paramanariya-Saccam] Anh là người chỉ cảm xúc mà không có điều kiện dính mắc [visamyulo]. Tôi tin rằng người đã thấu triệt thực tướng thì dù hành động như thế nào vẫn là Kriya mà không là Kamma.

Hơn nửa thế kỉ rồi anh đã trải dài phạm âm trên từng không của loài người như vành trăng mồng chín, mầu trăng thâm trầm thanh diệu biết bao cho những người sẵn sàng và thưởng thức nó! Nhưng tiếc thay, bên kia bán cầu cái u buồn vẫn còn dầy đặc. Còn bao nhiêu thành phần theo giới thủ cứng nhắc, những tôn giáo hình tượng quá dày sâu vì ái ngã, những người chậm tiến và vô luân, tất cả đều không lợi gì khi nghe tên anh. Tất cả đều hãi hùng khi nhìn về cái triết lý của cây búa trời vô tướng. Họ không chịu nổi một mùa thu lá rụng. Thực ra tôi cũng không thể diễn đạt gì cho chính xác, tôi vốn chỉ là kẻ đồng quê về ngữ pháp ở thế gian này. Chỉ trong tôi vừa hiện lên được sự tràn ngập của "upeckhã", nhờ đó mà có thể bập bẹ trở lại được nguyên âm của thời thơ trẻ... Và từ đó trong tôi sẽ dần hiện ra cái chủng loại "người" đích thật vì tiếng nói trong bản luận án - thư này là một cụ thể hóa nhất diện: "Tôi và anh đều có thật" vì A = A A2 vậy Anh có: tôi có = Tất cả đều có: BHIKKU HUỆ HẢI.

Thầy là một đầu đà Tăng gần gũi nhất trong danh từ phạn ngữ: "Bhikkhu" trong kinh Pháp Cú [Dhammapada] phần thứ 25 câu 8 có Phật ngôn rằng: “Sabaso nàmarù pasnum, Yassonathi mamàyitam”. Người không có ý nghĩ TA và CỦA TA, dầu đối với tâm hay thân người không thắc mắc hay lo âu về những gì mình không có - người ấy, thật vậy được gọi là Tỳ kheo. Những kẻ thất học [không hiểu được danh pháp] dốt nát [chạy theo hình tướng] và không hiểu biết [chỉ có Rhatorie] thì thường hay nhìn về hình thức. Vì tác phong của Thầy không như ý họ nghĩ. Người ta ngạc nhiên và nghi hoặc khi nghe và biết rằng Thầy còn "có vợ con"! Họ không tìm thấy được một hình thức tôn giáo ở nơi Thầy [Religion-imajes] kẻ tín ngưỡng [croyance] bên ngoài với bộ óc đầy ắp những hành tưởng [Samskaras, formations wentates] các khối óc chật đầy biểu tượng và giới cấm thủ như vậy không thể nào hiểu được cái "foi" là gì...! Thầy là người dịch về Krishnamurti đầu tiên ở Việt Nam. Thầy có trí thức, có hiểu biết và tiến theo sự kiện có thực chất [có lõi], Thầy đã vượt xa những người tu đạo tầm thường. Như kinh nói: "con ngựa Tuấn bỏ lại sau đám ngựa gầy hèn". [Tuấn liệt truy tiền đạo - hòng hưu khải hậu nhân]. Cái hình thức vợ con Thầy là một hình thức liên thuộc có tính chất nhân quả [Sanuppadà và như một point materich: chất điểm. Ginénosite: một tính chất ôn hòa, phúc hậu tự nhiên] mà cái Paticca [liên quan] thuộc về nhân "anta" chứ không phải thuộc "panenppanna". Vì nếu nói cái hiện tại thì phải lấy ý thức là chủ động mà ý trong thầy triển chuyển như một cái không chi - Vous n'attein drez la verite que lorsque vous seriez comme un "Rieu".

Hồi tưởng lại những ngày đầu chúng ta gặp nhau tại Biên Hòa, mặc dù hồi ấy tôi chưa được mở mang lắm, với minh sát lờ mờ nhưng tôi rất biết chắc Thầy thuộc loại người độc đáo [một khi biết ai bằng sự biết của mình: vì "ai" phải là đặc biệt thì mình mới có cái biết đặc biệt]. Thầy với tôi đã sống gần nhau nhiều ngày liên tiếp. Lúc ấy tôi vừa mới tạm thời giũ rơi được cái chức giảng sư và cũng chỉ mới có quan niệm khước từ bán phần - theo cái vô luyến ngoại tại và tha nhân.

Tôi trở về sống đơn độc trong ngôi nhà lớn vắng vẻ và quan liêu bên dòng sông Đồng Nai đầy lặng tĩnh. Nơi đây tôi và thầy đã ăn những bữa cơm bằng gạo lứt muối mè. Có lúc tôi đã coi nhẹ thầy nhưng các dấu hiệu mà thấy của thầy đến trong tôi thật là trọn vẹn. Chúng ta đã đi thăm hãng Cogivina và tôi đã ở lại chơi trên tầng lầu thượng của ông kỹ sư giám đốc này hơn mấy tháng. Sau đó thầy tặng tôi một ngôi trại với khoảnh đất lớn ngoài xa lộ gần bên một hầm sạng trắng. Rồi không bao lâu thầy cũng lặng lẽ trở về trên dòng sông nhiều hương vị, bên cầu Bạch Mã của cố đô xứ Thần - Kinh thơ mộng. Tôi thì sau ngày ấy thuyền mình cũng gặp gió ra khơi. Tôi bắt đầu đùa với biển. Thuyền tôi và những con kình ngư to lớn cùng đuổi bắt nhau trên trùng khơi vi vút. Ôi biết bao lồng lộng sóng gió, mây trời, hiểm nguy, bí mật. Những diệu kỳ và mới lạ đã vung lên và sau cùng tôi đã trở lại quê hương.

Tôi đã làm nhiều tập thơ ca tụng sa mạc, ca tụng mặt trời, ca tụng rừng thiên, ca tụng những kẻ giàu và người nghèo, ca tụng lá thu, ca tụng cái bất toàn và viên mãn. Và hôm nay tôi viết lại bản luận án thư này với công thức A = AA 2 theo dàn bài mẫu bản TÂM-TOÀN-GIÁC. Tôi không nguôi khi nghĩ nhớ đến thầy, vì đây là kỷ niệm từ "phi-không" như một tính chất có sự tri âm không nằm trong hủy diệt - Panna Gu Na - karunà - Bây giờ thầy đã viên cao lập trưởng lắm rồi .... liệu chúng còn có thể gặp nhau trong cái giả hợp của tứ đại này? Chúng ta còn có thể nhìn mặt nhau như ngày nào qua ánh mắt phù du: trên dòng thời gian của sự tích trữ năng lượng phi thực này nữa không?

Thiên ngoại Tường Vân

Hiệu - Liên Phương đồng tử

1. GIÁC NGỘ [BUDDHA]

Phật từ tâm không hóa ra

Tu hành thờ Phật là thờ: "Tâm Không"

Tâm không vô ngã đại đồng

Lòng không tham luyến rõ thông nhiệm mầu

Nhiệm mầu rốt tận vô vi

Vô vô bất tận - phi ly Niết Bàn [Nibbàna]

"Pháp Không", Tâm pháp ẩn tàng

Không tâm không pháp huy hoàng lạ thay.

2. DỤC [TANHÀ]

Trần gian ham muốn bên ngoài

Luyến lưu khổ hận những ngày vô nương

Ai hay ái thủ vô thường

"Biết" là giải thoát chẳng nương vật gì

Đó là "Vô Hữu" một khi

Lòng trong tánh lặng đường đi tuyệt vời

Đạo là Tâm tự Thảnh Thơi

Muốn vì niệm khởi, Thấy thời tự đi

3. NIỆM

Niệm là hỏi niệm cái chi?

Phải có một vật niệm thì mới sanh

Niệm với vật là hai thấy rành

Hai này là chỗ diệt sanh vô thường

Lìa niệm, vô tướng không lường

Điểm từ vô điểm tâm thường trụ không

Đạo là vô niệm ở lòng

Hữu niệm thì bị trói trong cột ngoài

4. GIỚI

Giới là Tâm Lượng thẳng ngay

Tu hành thờ giới là thờ tâm không

Tâm không thờ, thờ giới là lầm

Bởi vì giới trói thì tâm phiền hoài

Giới từ vị ngã chế ra

Ngã mà tiêu diệt thì là giới không

Giữ giới để diệt thức tâm

Thức mà tiêu diệt thì không giới gì

Ji-la gốc trị Sân-ri

Gồm theo ngữ tự: Ca-vì rit-ta

[Càritta: Bổn phận phải làm]

[Vàritta: Những điều nên tránh]

Si-ga-tô va-da Sut-ta [Sigàlovàdasutta]

Nguyên từ tự tánh mọi loài thanh cao

Giới định là một vì sao - Sammàditthi, étoil

Lắng bằng cao thấp thẳng vào nội tâm

Lòng lo sợ: giới thủ ngầm

Nghĩ rằng phước báo sanh tầm nhân thiên

Giải thoát không từ những miền

Tội phước nhân quả xích xiềng mãi thôi.

5. TA

Cũng vì chỉ một cái tôi

Tôi - Ta là cái song đôi hữu hình

Ai hay sắc vốn tự sinh

Biết từ vọng khởi chẳng tình chẳng ta

Ta là chấp vọng Ma-da [vọng tưởng]

Sắc thọ tưởng hành thức Ta chỗ nào

Cởi mở không còn thấp cao

Ngoài trong lặng lẽ ra vào sắc không

6. PHÁP

Tâm không thì pháp cũng không

Pháp từ huyễn hiện tâm tùy biệt phân

Pháp tâm là thể phù vân

Chấp lòng diệt tắc trong ngần một khi

7. THỨC

Thức là mê tại trí tri

Biết thức sanh diệt trí tri đặng nào

Phân biệt lòng còn thấp cao

Vô phân biệt ấy thanh cao nhẹ nhàng

Bao giờ tính chẳng bàng hoàng

Thức kia biến loại ngang hàng chữ Tâm

Lìa thức sinh diệt không lầm

Nhẹ nhàng tự thấy thân tâm diệu huyền

Theo thức thì lòng đảo điên

Bình tâm vô trú là miền tự do

8. THẤY NGHE

Kiến văn như tợ qua đò

Lên bờ bờ mộng còn lo sợ gì

Thấy là hỏi thấy cái chi

Phải có một vật thấy thì mới sanh

Thấy với Vật là hai rõ rành

"Hai"này là chỗ ngoài vành chữ Tâm

Tâm là vốn tự vô tâm

Lầm tâm gọi tưởng âm thầm hại ta

Diệt đi quyến niệm la đà

Phá hòa hợp uẩn là ca khải hoàn.

9. THẤY LÌA THẤY

Chấp Thấy là cái đa mang

Thấy-chấp tự nội biết đàng diệt tiêu

Bây giờ thấy tự tiêu diêu

Thấy là không thấy những điều thị phi

Thấy tâm như cảnh vô vi

Thấy từ vô thức tâm di động ngừng

Thấy mà còn biết còn mừng

Thì bị cái biết buộc chân trong ngoài

Hóa thành phiền não buộc hoài

Phiền não bởi chỗ gốc thời biết sanh

Thấy biết tùy tánh đành rành

Tùy [duyên] tánh là chỗ tu hành dứt đi

Hóa thành không thấy biết chi

Tức là Chứng Đạo vô vi thanh nhàn.

10. MINH TÂM KIẾN TÁNH

Minh Tâm là minh Tâm Không,

Tâm Không thấy biết ở trong ở ngoài.

Kiến tánh là tánh thời thời,

Vô trụ vô niệm trong ngoài không hai.

Hằng khi chực sẵn đổi dời,

Hằng khi vô trú lẽ đời Tâm Không.

Cái Ta với cái Thức Tâm,

Hằng khi giải thoát ở trong “không” này.

11. ÁI KIẾN

Do thấy lòng sinh duyên tây

Biết trong nhớ mãi mối dây buộc ràng

Tâm cảnh luân chuyển tuần hoàn

Sanh già bệnh chết là đàng biệt ly

Không thấy biết còn nhớ chi

Rỗng không tự tại tâm vi nhẹ nhàng

Đạo là vô niệm tâm quang

Hữu niệm thì bị trái ngang buộc hoài

Thấy biết sinh ra đêm ngày

Thấy từ chuyển động biết sai huyễn hình

12. Thấy Biết Này Chỗ Thức Sinh

Tạo thành danh sắc vô minh buộc ràng

Tâm với cảnh là đàng sinh diệt

Bậc trí thường siêu việt tưởng tư

Ái kiến không cùng với như

Vô ái diệt kiến như như đại hùng

Tự mình thấy biết thung dung

Ngoài trong tự tĩnh vô cùng lặng trang

13. THẾ TRẦN ÁI THỦ MÀNG MÀNG

Thấy biết nhớ để trám toàn tâm không

Tâm không vô trụ mây hồng

Dù cho niệm niệm vẫn dòng thật chân

Niệm này chính thật là thân

Thân là thân tưởng như vầng bụi sương

Hữu niệm còn kẹt ở đường

Thấy niệm không tự, tánh thường trụ không

14. CÕI ĐỜI LÀ VÔ AN TRÚ

Phù du thế sự xoay vòng

Sinh linh tự buộc những dòng tang thương

Cõi đời là bể vô thường

Không nơi an trú không đường dựa nương

Ngày ngày khổ nạn khôn lường

Bởi vì sanh diệt ta nương cõi đời

Thức tâm là tánh chuyển dời

Quán tâm thức diệt ta thời vô nương

Vô nương giải thoát hai đường

Hai đường tâm cảnh không nương chỗ nào

Đạo là không trụ nơi nao

Hữu trụ thì bị trói vào cảnh tâm

15. ĐẠO

Đạo là thấy tận những mầm

Các hành nội tĩnh không lầm diệt sanh

Đạo là khám phá nguyên nhân

Nào phải thay thế những lần khổ tâm

Giác là thấy rõ sự lầm

Bao giờ toàn giác mê lầm toàn không

Bây giờ mới thấy rõ Tâm

Chân không vô trụ chẳng lầm lý vô

Đạt rồi bất động giao lô

Không vô trụ trước không tô những màu

16. TU GIẢI THOÁT

Tu hành hoán chuyển trước sau

Hành tu thoái hoại giữa ngày không gian

Giải thoát thoát giải hai đàng

Đàng đời đàng đạo rõ ràng rỗng rang

Hành nhân dứt bỏ ngang tàn

Dùng ý chí đoạn những mầm tập xưa

Khổ kia nào khác lọc lừa

Thấy là chẳng đổi chỉ chừa tập nhân

Đừng lầm đổi tráo phân vân

Được thì trơ trụi chẳng thân chẳng đời

Dường như mình vượt biển khơi

Dường như mình tự chơi vơi ngút ngàn

Không tự kỷ không an toàn

Ấy là dấu hiệu trên ngàn đỉnh cao

Tiêu giao là ở chỗ nào

Chính là chẳng trụ chẳng vào chẳng ra

17. DỨT BỎ

Hành thiền tứ niệm Ma-ha

Thân tâm trơ trụi tột đà rỗng không

Chết đi những chuyện bất đồng

Chết đi giữa bận mặn nồng ái yêu

Nhìn nhìn dục não tiêu diêu

Thấy từng thúc động những điều dục tâm

A-ha mấy bận xem rồng

Này mây này nước này không gian tình

Mắt mờ gọi lẽ vô minh

Mắt sinh nhãn tịnh thinh thinh tuyệt vời

Tâm cao cao tột mây trời

Thức không không tột không thời gian không

Thời gian nhẹ bóng mây hồng

Không gian khói tụ sống vong tâm đồng.

18. TÂM KHÔNG

Tâm không nào phải khô không

Nhưng thường chứa đựng vô cùng lý chơn

Hóa thành suối cuộn xanh rờn

Ngữ nguyên thuyết tận những cơn hiểm nghèo

Giảng giải lý cứu kẻ nghèo

Cho người thấy tận thu vèo rụng rơi

Cái ta như tự tiếng lời

Tiếng ta là bởi những rơi rớt hình

Cái người cái ngã vô minh

Đập tan tưởng vọng thanh bình tại đây

Người ngu rắn hóa thành dây

Rắn dây đều mộng đất hay nở chồi

Chừa đi một bận rồi thôi

Đừng nương đừng dựa ái danh lợi tình

Ráng mà thấy thức chuyển sinh

Thấy rồi thức lại diện bình chữ tâm

19. THỨC

Thức là tánh biết nương [duyên] ngoài

Lìa nương thì thấy thức thời vô nương

Thức là ý phân biệt suy lường

Dứt ý tự tịnh suy bằng lặng trang

Khi sinh tử ý bàng hoàng

Bởi vì thức muốn tầm đàng dựa nương

Thức là chỉ bát thức tâm vương

Nhưng tâm vô động thức nương đằng nào

Thức là chỗ mống động xao

Biết là gợn sóng bọt bào tế vi

Mắt chạm sắc lòng thì di động

Bởi tâm phân biệt cảnh thu hình

Từ không lầm có nhận sinh

Đây là tưởng biết, thức sinh chỗ này

Sóng âm rung động vơi đầy

Chạm nhằm tai nọ một giây thanh trần

Nhĩ trần xúc chạm chưa phân

Cảm thanh tự biết thức phần sinh ra

Tỷ căn thanh tịnh như là

Nghe mùi nhóm động thọ là thức sanh

Thân va chạm tứ phần đại sắc

Tâm không hoa biến mặt cảm tình

Hiểu là trụ xứ tự đình

Này hiểu, này biết, này sinh thức này

Lưỡi nếm đụng lòng ngây gọi vị

Tùy thích ưa giả ngụy thơm hôi

Biết này chuyển động mãi thôi

Dựa đường thọ cảm miếng mồi dở ngon

Vì phân biệt ý còn xao động

Chuyển động này thành rộng thức sanh

Lợi danh tâm ý giật giành

Cảm tình thì nhất phải dành cho ta

Chỗ tự biết thức mà thức động

Thức như vòng lửa vọng chuyển quay

Thức là đứa tớ ăn mày

Xin từ chút biết từ ngày tỷ phân

Thức này dường thể phù vân

Tùy hơi nước động biến vần nọ kia

Thức là chỗ có chia lìa

Phân đôi rồi gục sau bìa tử sanh

Quán thức như thể khách hành

Trong mơ khách muốn vượt sanh tử cầu

Quán thức mường tượng lên lần

Tình chưa thỏa động mối sầu vô biên

Quán thức ngộ thức diệu huyền

Thấy thức sinh diệt tại miền hư vô

Thức sanh diệt như hồ gợn sóng

Quán sóng lòng biết vọng là chân

Vọng chân một đóa trong ngần

Biết là đã đạt những tầng thẳm sâu

Người đắc đạo nhiệm màu vô tỷ

Thấy mình là vật lý Như Như

Thấy mình không chỗ còn dư

Mình người phi tuyệt không từ nơi đâu

Mười hai móc xích không đầu

Bức hình quang phổ nhuộm màu kính lăng

20. BẢN TÁNH CHƠN KHÔNG

Ý còn gọi không năng không sở

Chỗ này còn ở đợ chữ không

Tánh người bổn thể hư không

Vô trụ vô trước không phân trong ngoài

Thấy nghe giải thoát liền ngay

Sông hồ tự tại những ngày sạch trong

Vô minh trí huệ vẫn đồng

In tuồng hỗn độn mà thông suốt rồi

Phân chia là thức tâm tồi

Thức tâm giải thoát không ngôi bực gì

Thấy mình như thể ngu si

Nhưng hằng giải thoát những khi đổi dời

Quang minh trí huệ rạng ngời

Vô tâm vô cảnh thời thời không ta

Thấy biết từ tánh phát ra

Tánh thường thấy biết không ta không người

Thung dung tự tại đứng ngồi

Đi lại ăn uống không thời chấp nê

TÂM KHÔNG ĐÃ BIẾT CHỖ VỀ

Hóa thành giải thoát tứ bề không lưu

21. TÂM THỨC VỚI BÓNG TRONG GƯƠNG

Không tâm vốn thật vô ưu

Nhận lầm từ thuở thức lưu bóng hình

Gương trong là thể nguyên trinh

Tướng vào thành tưởng thức tình hiện ra

Ấn tượng chùng chập la đà

Vì không giác được chuyển ra thọ hành

Lầm tâm là tướng thông manh

Thức như bóng bọt chói vành gương trong

Chấp tâm, tâm chấp vòng vòng

Chính là thọ tưởng một dòng sinh sinh

Diệt đi ngàn vạn bóng hình

Gương lòng vô trụ linh minh nhiệm mầu

Thức nguyên tâm vốn một màu 

Một là vô một, màu là chân không

Có ai biết một chữ đồng

Tính tâm sáng suốt ở trong thân này

Tâm không rỗng tịnh không tày

Như gương lồng cảnh đâu hay ám mờ

Hình trong gương dệt bài thơ

Hình qua gương lại như tờ giấy trinh

Thân này như một dòng kinh

Xuyên vào tâm ảnh như hình mống treo

Thân đây như một chiếc bèo

Khi lên khi xuống tùy theo sóng triều

Thân tâm giả hợp phiêu phiêu

Một hình bóng bọt giữa chiều chiêm bao

Cảm biết chuyển động ba đào

Sống say chết ngủ biết nào mộng mơ

Thân tâm một thể không mờ

Thức tâm che đậy làm nhơ não phiền

Như như này tự uyên nguyên

Một lần hiểu được ly duyên sinh già

Lòng từ phát động bài ca

Vang vang nhịp điệu san hà chân không

22. TÂM HUỆ TÂM THỨC 

Huệ từ suốt lẽ thậm thâm 

Nhờ nghe bát nhã ngộ tâm tuyệt vời 

Lý chân lý đoạn trùng khơi diệu huyền 

Tâm sâu đạt thức tâm viên 

Thức tỉnh tánh đoạn tánh viên huệ bày

Mê tâm nhận thức đời sai

Rõ tâm tỉnh mộng một ngày muôn năm

Thức tâm dối giả mê lầm

Vô minh muôn thuở trói tâm tham hoài 

Bình tâm diệt trí thảnh thơi 

Hóa thành tự tại đạo đời thung dung 

Thức tâm diệt huệ tâm sanh 

Huệ tâm ở chổ hiểu rành thức tâm

Thức, huệ suốt lý tột mầm 

Tức thành vô niệm thanh tâm Niết Bàn 

Lạ thay ngữ tự rộn ràng 

Giữa vòng sinh diệt vạn ngàn sáng soi 

Phàm tiên thánh Phật một nòi 

Biển trời nhân thú sóng mòi lặng trang 

Tột cùng thủy tận nhân hoàn 

Hình thành la võng ngàn ngàn đế châu

Không không mà có nhiệm màu

Thức tâm ý diệt bến tàu đại an

 Đạo là ngàn vạn con đàng

Thời phương tính tận con đàng tự đâu 

Đời còn như một nhịp cầu 

Ngu nhân ái mộ tim dầu tử sanh

23. MỘT NGÀY TU VÔ LẬU NGHIỆP

Tùy tâm mê, động sinh thành

Xả tâm rọi thức nghiệp đành phải tiêu

Ngã sinh ý tại tín điều

Tập thành chế định cây nêu tự ngoài

Xả buông thức ngã một ngày

Thân tâm giải thoát liền ngay thanh nhàn

Thung dung hơn cả thiên đàng

Nhìn về địa ngục muôn ngàn khổ tâm

Vô sanh bi nguyện thậm thâm

Giữa vùng hỏa ngục mọc mầm ma ha

24. TIN [FOI]

Tin đi cứu tự an hòa 

Tin đi cứu tự ma ha tại lòng

Tín tâm, tâm tự thành trong

Vô tín, tín ngưỡng chạy rong ở ngoài

Tín tâm, giác ngộ tâm đầu

Bất tín tâm địa lập cầu vọng hương

Tín tâm một đảo về nương [dipa: đảo = natho]

Tín ngưỡng [croyance] ngoại tại lập đường cong cong

Tín tâm tâm tự tại lòng

Vô tín bất lập còn mong Đại Thừa?

Tâm không thấu triệt Vô Thừa

Tin là "muốn có" lòng ưa vọng cầu

Tín tâm giác ngộ tâm màu

Vốn từ tự tánh chẳng cầu mảy chi

Tin là tự ngã ngu si

Cái ta sáng tịnh tin thì hóa không

Tin tướng : vô tướng tâm không

Tâm không không tướng còn mong tin gì

25. NGHI

Tu hành ta phải đa nghi

Nghi tâm nghi cảnh nghi tà nghi chân

Nghi ta giả lập mấy phần?

Nghi ta có thật ở trong thân này

Nghi ta đâu lại về đây

Đâu là uẩn xứ mối dây buộc ràng

Bao giờ thức chưa hóa không

Thì còn nghi mãi diệt trong diệt ngoài

Nghi tình kết tụ như say

Gặp người có đạo đập ngay một chùy

Tận cùng nghi ngược cái nghi

Nghi tâm, tâm nghĩ, ý ly sáng bừng

Bây giờ buồn giận tham mừng

Vụt thành khói bụi giữa rừng mây bay

Tựu thành ngộ đó không ngoài

Không bên không giữa ở ngay không gì

26. SỢ

Ngu nhân cả sợ thầm thì

Bực trí một quyết đường đi rạng ngời

Đố ai biết sợ là chi

Sợ từ cái "có" biết vì phân hai

Sợ từ ái niệm lai rai

Sợ từ mất hữu một mai lạc loài

Sợ là tâm chạy bên ngoài

Sợ là tâm lậu ở ngay tại tiền

Khi sợ lòng loạn đảo điên

Tưởng chừng "niệm" động tâm duyên ở ngoài

Sợ bùng hét lớn xỉu ngay

Là khi tưởng tướng choáng ngay tâm điền

Có khi sợ bởi tránh duyên

Sợ e giải thoát về miền lạc bang

Thông thường sợ bởi hoang mang

Vì chưa biết được giả, chân là gì

Người hay sợ lòng tham si

Càng hay sợ hãi tham si càng nhiều

Bao giờ dứt tận luyến yêu

Bấy giờ chẳng sợ chẳng siêu động lòng

Tâm không không chỗ cầu mong

Lòng không để sợ những dòng thị phi

Quán tâm tâm nguyện từ bi

Hùm beo thú quỉ xem thì như con

Lòng từ sánh tận núi non

Bi tâm mở rộng lối mòn lợi tha

Một mình một chữ Ma Ha

Buồm giong biển tận khéo đà độ sanh

Quán tâm cảnh quán rõ rành

Vô tâm vô cảnh vô danh sắc tùy

27. TÌM KIẾM

Ai hay tìm kiếm vô vi

Khi tìm tới chỗ tâm thì chơn không

Âm thanh sắc tướng chậu lồng

Vì chưa đứt đoạn ái tâm nên mờ

Đạo đời như một bài thơ

Vẽ lên vần luật giữa tờ giấy trinh

Hay nào đó một dòng kinh

Sinh thành hủy diệt là tình tiết thơ

Kẻ tìm tình trạng lơ thơ

Kẻ tin tâm trạng lờ mờ biết đâu

Kẻ nương ngồi dựa gầm cầu

Xem chừng nước cuộn lòng sầu mãi thôi

Trí nhân mường tượng lên đồi

Ngẩng nhìn mây bạc vành môi nhẹ cười

Xanh xanh trời rộng vô dư

Hoát nhiên đại ngộ tâm tư chẳng hình

Biết mình vạn vật làm thinh

Không sanh nào có giữa tình tiết kia

Vô sanh bất diệt tính lìa

Tình không thức đoạn giữa tia sáng trời

Hỡi ôi xin tặng một lời

Mây bay ý lộng đạo rơi vãn nhàn 

28. GIÁC

Giác rời thức lại tâm quang

Chân vô vô động vô vàn biệt phân

Này đây lá cọng sanh thần

Hoa huyền tự tỏa giữa chân thật huyền

Giác là soi thấu vạn duyên

Giác so mãi tận tâm miền thẳm sâu 

Giác không căn cảnh đuôi đầu

Thức không không tánh không dầu tim sanh

Có chăng thọ tưởng hay hành

Có chăng mộng thức ngoại vành của tâm

Có chăng giác đạo âm thầm

Hay là diễn lại tuồng câm mặt trời

Giác là soi thấu vạn nơi

Giác soi phản giác giác thời vật chi

Giác là chỗ hữu vô vi

Chân tâm há lại mê ly bụi trần

Không tâm pháp tự mấy tầng

Không pháp tâm nhóm buồn mừng nỗi chi 

Pháp tâm tâm pháp vô vi

Vô vi, vô niệm kẹt khi ngữ hành

Vô thừa mây tự trời xanh

Phù vân biến rạng thanh thanh đặng nào

Thức từ căn cảnh bàn giao

Cảnh căn tự tịnh thức nào đã sanh

Thức sanh thời giác hiện hành

Giác diệt thức diệt tự thành không hoa

Thức sanh là ta hóa sanh

Hóa sanh để đặng xưng danh ra ngoài

Xưng danh gốc bởi tham đời

Tham tâm nhiễm trước hóa lời tuôn ra

Lời tuôn từ những chữ ta

Chữ ta biến rạng hằng sa muôn hình

Mỗi hình đều có mỗi danh 

Hình danh là cái chứa tình chứa tham

Tham là gốc ở thức tâm

Thức tâm, hoại diệt tham trong không còn

29. THẤY BIẾT NHỚ

Thấy biết là chuyện đường mòn

Vì trong luyến ái "nhớ" còn vật chi

Muốn ưa từ chỗ tâm si

Mắt phân lầm lộn biết chi dục tình

Dục tình tột hiển phân minh

Tham si nhuế hận lung linh thức điền

Lầm duyên là bởi duyên tâm

Duyên này bất động chẳng mầm tại đâu

Chấp tâm duyên tự tâm đầu

Chấp là duyên hiện giữa màu tịch thanh

Xem tâm thấy tự bức mành

Nhìn dây tre lát đệm thành chu vi

Trí nhân siêu việt chữ thì

Vất thân như thể giũ đi bụi đường

Thấy thân góp tự bằng sương

Làm trong hơi nước bằng dương điện từ

Như vòng lửa chạy giả hư

Như hoa đóm hiện đến từ giữa không

Thân tâm dường trẻ đồng mông

Nhìn dòng nước chảy chợt lồng bóng sâu

Thấy bóng tưởng mình trôi mau

Bé nào biết được mình ngay tại tiền

Cái đi đi tự tâm duyên

Những hòn bụi bám chảy xuyên qua đầu

Thấy ngoài vật cảnh qua mau

Nào hay chóng mặt bởi đầu não cân

Quay quanh chiếc cột xoay vần

Hỏi trời đất quyện hay thân mình nhào

Người nói quá khứ tự cao

Người rao hiện tại là xao động tình

Vị lai tiếng tự vô minh

Nhìn không gian động bởi tình kiến xoay

Khổ không vô ngã lạc loài

Vì tâm vang động ở ngày di cư

Biết là trú một chữ như

Như như động chuyển khá dư khá thừa

Dư làm ngôn luận trời mưa

Mưa cho sáng sạch cấy bừa ngã tâm

Thừa này bất động thậm thâm

Như vua ngự tiệc một mâm tại triều.

30. HỌC THỨC

Mê nhân tánh tự kênh kiêu

Tỉnh nhân tánh tự tiêu diêu tại trần

Háo nhân háo động cầu thân

Bình nhân nội tịnh tâm thân nhẹ nhàng

Ngu nhân thích học làm sang

Học nhân bắt chước những trang sử đời

Học hành thức tự chơi vơi

Học thức là kẻ đắm thời bởi tham

Học thức tự hóa long đong

Vì chưng thức cõng cái trong cái ngoài

Học thức như người đi vay

Tầm từ danh số những ngày mộng mơ

Kẻ học hình thức mê mờ

Tự làm cái thức ngu ngơ lộn đầu

Tâm số là trí câu mâu

Thức chồng trên thức ở câu học hành

Học thức là học Thức Tâm

Lầm danh nhiếp tướng nảy mầm tưởng tư

Tưởng tư tướng trạng lừ đừ

Ấy là thọ cảm ám từ u mê

Hoá thành trí nhớ chấp nê

Che mờ thật tính nhìn dê hóa rồng

Ký ức quá khứ liền trong

Lấp mờ hiện thực vọng mong lai kỳ

Học thức chẻ bằm vô vi

Góp từ hữu hạn làm suy tâm điền

Người người học thức đảo điên

Chân tâm che tính phan duyên dị đồng

Trí lầm che mất chân tâm

Học lầm che mất chân không rạng ngời

Đâu còn có một nghỉ ngơi

Hình danh sắc tướng lấp thời bản chân

Chân tâm vô niệm bất phân

Học thức hữu niệm những lần cãi tranh

Học thức là chỗ tranh giành

Tùy theo cái sống biết thành phải sai

Luồn trôn đụt háng một mai

Cũng vì học thức chiêu bài cạnh tranh

Học thức xa rời mối manh

Từ tham khởi sợ trượt danh tự đời

Kẻ học ham muốn ta thời

Cái ta hình trạng biết thời ở mô?

Mê học làm kẻ hồ đồ

Lênh đênh kiến thức vập vồ dạt trôi

Kẻ học là trẻ mồ côi

Lấy đầu làm đít kéo lôi tự thầy

Hay đâu thầy vẫn tày lay

Lềnh bềnh Trí Lự tỉnh say chưa tường

Vì ham dựa học mà nương

Nghiệp tầm kiến hoặc mù sương phủ đầu

Tâm tham cảnh ngoại vọng cầu

Nào hay bít lấp tâm đầu từ đây

Cái dây lầm tưởng là dây

Tưởng dây hay rắn, tưởng nầy cả sai

Người thường vọng tưởng lai rai

Yêu không tự được phân hai mới đành

Tình tang trí lự tham ganh

Rồi khi biết động mất danh trí cùng

Học đòi là chỗ đại hung

Bằm năm xẻ bảy cái thung dung lòng

Nhóm tâm vút cảnh nằm trong

Thuần căn thuận cảnh lòng vòng hiện ra

Một mai căn cảnh mù lòa

Trí ngu vất bỏ ngoài xa những gò

Học hành chỉ được một mo

Bó dành mo chặt, lò vò lại kia

Biết cạnh thời chẳng biết bìa

Học khôn chỗ nọ chỗ kia chưa tường

Bay lên chân nặng lưng chừng

Học là lấy hiểu buồn mừng hiện ra

Học này không thỏa mãn ta

Thời tính vận chuyển lập lòa không gian

Gánh nặng quá khứ buộc ràng

Chính là sự sống tầm đàng vị lai

Chia tâm hiện tại làm hai

Luân hồi trước mắt có ai biết gì

Học thức làm nghèo vô vi

Dầu cho rộng mấy đường đi cũng nghèo

Vì gốc là thức quê nghèo

Lìa thức tâm mới tự theo sáng bừng

Lìa thức tâm thần dịu ngưng

Bỗng lòng hoát ngộ mấy từng giao lô

Học thức gốc nguồn ngây ngô

Vì huệ giác sóng lặng phô diệu huyền

Học thức gốc từ dở điên

Trí huệ mở hoát nó liền diệt tiêu

Bát nhã là tự đồng đều

Trí từ cái học kênh kiêu não phiền

Vô học liền được tiên thiên

Biết từ bắt chước ngục xiềng kéo lôi

Học thức là gốc luân hồi

Nhị nguyên kiến trí phân đôi lỗi này

Một mai chết mất lòng ngây

Thân tâm thường thọ những giây não phiền

Sinh già bệnh chết triền miên

Cũng vì cái học mà điên đảo lòng

Học thức làm một đường cong

Không gian trĩu nặng quay vòng cuốn lôi

Hữu thủ sau khi chết rồi

Không nơi nương tựa; động thời phân ly

Học thức bánh xe chu kỳ

Trong ngoài hợp-hủy, hồi quy buộc ràng

Vô Học huyền huyền lặng trang

Dù tịnh đó chỉ chút màng nghỉ ngưng

Rỗng rang tỏa rạng ngàn từng

Mới là quả hậu vụt lừng tâm không

Quê mùa chút học tây đông

Mọc sau lặn trước lại vòng đêm thâu

Biết chi nhờ bức tranh màu

Từ tay họa sĩ đậm màu nhạt thanh

Kiến thức là nguồn chiến tranh

Ngu thời dã thú, biết giành giựt nhau

Chiến tranh văn hóa đặt bày

Đùn văn minh đến những ngày diệt tiêu

Phế hưng lịch sử phập phiều

Kìa chân Lăng-tít nọ bên trường thành

Hỡi nhà bác học Einstein

Nếu ngài trở lại nhân danh những gì

Ông rằng ta sẽ hàn chì 

Hoặc sửa ống nước đường đi lưu hành

Ngoài kia sa mạc lưu danh

Dựng hình kim tự [pyramide] để danh đời đời

Người xưa trí đạt đến nơi 

Trí lượng tích trữ thuộc thời gian năng

Thời gian năng lượng thăng bằng

Thời gian vật chất bởi tăng giảm tình

Tình trường chuyển động vô minh

Hành quay, thức hiện ái sinh luân hồi

Một màng trắng toát như vôi

Lấy vôi làm phấn viết "Tôi" lên tường

Đây là ký hiệu khôn lường

Ai từng khám phá sở trường của ai

Học thức trí mọn khôi hài

Chưa từng thoát hóa những bài tích phân

Tâm tham tích trữ ngu đần

Xem như tốt đẹp nhưng lần phải buông

Luân hồi huân biến thành khuôn

Đà - na vi tế tập tuồng bộc lưu

Giác tính mới thật tươi cười

Vì chân tính giác bằng mười trí khôn

Học thức quê nghèo cô thôn

Dạn dày bản ngã dập dồn quỷ ma

Lũy thừa [exponentiel] nào sánh ma ha

Thức còn sanh tử chữ tà hóa tôi

Học hành ông táo bình vôi

Nhờ cây đa nọ lên ngôi lão thần

Khuyên ai lý nghịch vi phân

Tự quan sát tĩnh một vầng nguyệt sâu

Đấy là vô tỷ nhiệm mầu

Tâm thân nhẹ rỗng, thần châu hiện về

Quăng đi trí thức nặng nề

Vất đi văn tự nhiêu khê hiểm nghèo

Buông tay chiếc rụng thu vèo

Tợ người giữa mộng vụt gieo giữa vời

Giựt mình tỉnh thức đâu nơi?

Mộng tâm mộng cảnh sự đời rã tan

Trong mơ đá đá vàng vàng

Nhân sinh cá lặn huyền quang tuyệt mù.

Lưu ý: Đây là sách có bản quyền. Không được sao chép khi chưa được sự cho phép của tác giả

Video liên quan

Chủ Đề