Thầy thuốc Nguyễn Hồng Minh lừa đào

Được gắn mác là những quảng cáo về dược phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc… Với những “thần y” tự phong, những loại thuốc tự chế mà không có bằng cấp hay đơn vị y tế, dược phẩm nào chứng nhận.

Mang những nội dung quảng cáo gây sốc, như "Tin bão khẩn cấp", sau đó giới thiệu nội dung chữa bệnh. Đa phần trên các quảng cáo xuất hiện thì người trong video, clip mang danh "thần y" có thể chữa bách bệnh như yếu sinh lý, hiếm muộn, vô sinh, xương khớp, suy thận, tiểu đường, dạ dày, hô hấp... Nội dung quảng cáo cam kết chữa khỏi, không khỏi sẽ trả lại tiền…

Thế nhưng trên thực tế, không ít người sau khi sử dụng các sản phẩm thuốc của các “thần y” online như vậy đã phải nhập viện trong tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn vì tin vào lời quảng cáo. Bởi những quảng cáo này đánh trúng tâm lý sốt ruột của người bệnh, một phần không muốn chấp nhận việc chữa chạy lâu dài, hoặc đi tới bệnh viện khám chữa. Còn những loại thuốc quảng cáo như thế này giá thành rẻ hơn chi phí khám chữa, lại kèm theo lời lẽ thuyết phục khiến không ít người “mua thử”.

“Có bệnh thì vái tứ phương” là câu nói của người Việt Nam mỗi khi gặp bệnh hiểm nghèo, khó chữa khỏi. Chính vì vậy, không ít người đã bị lợi dụng, bị hấp dẫn bởi các quảng cáo chữa bệnh như thế này. Đại đa số những người này cũng có một phần đáng trách khi chủ quan với mạng sống của chính mình hoặc người thân bị bệnh, thay vì việc đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế có đầy đủ chứng nhận thì họ lại đánh cược mạng sống với những bài thuốc không rõ nguồn gốc, chỉ bằng niềm tin vào các “thần y”.

Tình trạng quảng cáo này gần đây xuất hiện ngày càng nhiều, có vẻ như hình thức lừa đảo thương mại dưới cái mác “chữa bệnh” vẫn được nhiều người tin tưởng bởi những dòng cam kết “không khỏi bệnh hoàn lại tiền”. Số điện thoại của các “thần y” tràn lan trên mạng xã hội, nhưng có những phản ánh, sau khi mua thuốc về sử dụng, bệnh không khỏi, còn nặng thêm thì không tài nào liên lạc được với các “thần y” nữa.

Khi tìm tới địa chỉ được cung cấp ở làng này, xã nọ thì đều là các địa chỉ giả, không có “thần y” nào ở đó. Khi quảng cáo, tư vấn mua thuốc thì rất nhiệt tình, niềm nở với khách hàng, nhưng khi sản phẩm đã được bán ra thì các “thần y” cũng hết trách nhiệm với khách, dù người bệnh sử dụng xong có ra sao, có biến chứng hay không khỏi bệnh thì cũng không ai “bắt đền” được.

Chưa kể, những loại thuốc này nguồn gốc ở đâu, điều chế ra sao, sử dụng nguyên liệu gì, có sạch hay không,… Đây là điều chưa có quảng cáo nào nhắc tới. Cái họ đưa ra chỉ là những cam kết chữa bệnh bằng miệng, những khuyến mãi, ưu đãi kèm theo khi mua thuốc của họ, mà không hề quan tâm tới sức khỏe người dùng.

Em Nguyễn Như Mai, sinh viên năm cuối của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, khi đi tìm việc làm thêm [parttime] đã vô tình tìm được việc bán những loại thuốc, thực phẩm chức năng này ở một trang web cho những người cần tìm việc làm.

Khi được hỏi, Mai cho biết: “Em tìm được việc trên mạng, sau khi tới phỏng vấn công việc cũng đơn giản là telesale [bán hàng qua điện thoại], nhà tuyển dụng nhận em đi làm luôn. Có thể tới văn phòng công ty ngồi, nhưng em thấy đó là một căn nhà riêng, phòng làm việc chỉ gọi là một phòng có trang bị bàn ghế đơn giản, bọn em phải tự mang laptop tới để làm, hoặc chỉ cần ngồi máy tính ở nhà hoặc dùng điện thoại có kết nối mạng để trả lời khách hàng hỏi mua và chốt đơn gửi về công ty. Thu nhập được hứa hẹn dao động từ 8-10 triệu đồng, nếu làm tốt, bán được nhiều hàng thì cao hơn.

Em có tới làm thử vài ngày, thấy bên họ bỏ mặc sự sống chết của khách hàng khi khách yêu cầu bồi thường vì sử dụng thuốc xong bệnh còn nặng hơn. Họ thậm chí không nghe điện thoại của khách đã mua hàng dù cho khách gọi đi gọi lại nhiều lần. Họ chỉ quan tâm tới “lừa” được bao nhiêu khách, thu được bao nhiêu tiền… Chính vì thế, em không tiếp tục làm nữa bởi như vậy là tiếp tay cho họ lừa người bệnh”.

Nạn “thần y” giả, buôn bán thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc đang làm xã hội, dư luận vô cùng phẫn nộ. Dẫu biết những người tỉnh táo, được tiếp xúc những nguồn tin chính thống sẽ không bao giờ tin vào những quảng cáo bán thuốc online từ những trang mạng xã hội, những kênh “truyền thông bẩn” không thể kiểm chứng như thế này. Nhưng số người tin tưởng mua và sử dụng thuốc từ “thần y” giả cũng không phải ít.

Thiết nghĩ, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp quyết liệt, rà soát các trang mạng xã hội, các ứng dụng giải trí, kịp thời ngăn chặn, tháo gỡ các quảng cáo lừa đảo như trên để người dân được tiếp cận những thông tin sạch.

LY VŨ

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Lương y giả Hoàng Văn Tuấn [đứng, bìa phải] và Nguyễn Thị Hiền [đứng, thứ 2 từ phải qua] tại nhà thuốc “ma” Mộc Nhân Đường - Ảnh: Q.THẾ

Mặc dù hành vi của nhóm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật như sản xuất, buôn bán thuốc giả và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng đến nay việc xử lý lại hết sức khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ từng có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành chức năng phải vào cuộc xử lý. Vì sao nạn "lương y giả bán thuốc dỏm" qua mạng xã hội vẫn không dứt?

Ve sầu thoát xác

Sau khi thấy hoạt động tại nhà thuốc "ma" Mộc Nhân Đường không còn hiệu quả như trước, do bị cơ quan chức năng "soi" và bị người bệnh tìm đến "bóc phốt", ông Tuấn liền cấu kết với bà Nghê mở phòng khám Bảo Xuân Đường ở thôn La Đồng, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức [Hà Nội]. Dù đã bị Sở Y tế TP Hà Nội thu hồi giấy phép nhưng sau đó bà Nghê vẫn bất chấp hoạt động.

Khi phòng khám Bảo Xuân Đường bị cơ quan chức năng xử lý, bà Nghê tiếp tục "ve sầu thoát xác", chuyển qua thôn Đồi Dùng [xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội] mở phòng khám thuốc nam Hòa Bình. Còn ông Tuấn thì "rút" về thôn Bùi Trám [xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình], mở "phòng khám gia đình ông Tuấn" và tiếp tục quảng cáo chiêu dụ người bệnh. 

Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn Nguyễn Đình Hiến cho biết qua kiểm tra thì phòng khám của ông Tuấn không có giấy phép. Tuy nhiên, xã này chỉ lập biên bản, nhắc nhở, chưa xử phạt ông Tuấn.

Nhà thuốc "ma" Mộc Nhân Đường [thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội]. Nơi này chính là "đại bản doanh" dàn dựng hàng trăm phóng sự nội dung không có thật để bán thuốc nam trục lợi người bệnh - Ảnh: Q.T.

Có dấu hiệu của tội sản xuất, buôn bán thuốc giả

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Trương Anh Tú [Đoàn luật sư TP Hà Nội] bày tỏ: "Dàn dựng nội dung thông tin không có thật, mạo nhận các đài truyền hình để lấy niềm tin người bệnh đã làm xấu hình ảnh, hạ uy tín các cơ quan báo chí. Nguy hiểm hơn, đây lại là thủ đoạn gian dối để bán thuốc dỏm trục lợi".

Từ hoạt động của nhóm lương y giả, luật sư Tú cho rằng đã có một loạt dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể, họ mạo nhận có trung tâm nghiên cứu dược liệu, có kho thuốc, nhà thuốc, nơi gửi thuốc... nhưng chính quyền các địa phương đều xác nhận không có cơ sở nào như vậy. 

"Có thể thấy rõ họ đã vi phạm Luật dược năm 2016 bởi vì họ đã bịa đặt nguồn gốc, xuất xứ của thuốc. Thuốc bán ra không có nguồn gốc xuất xứ, đây là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự".

Luật sư Tú cho biết thêm, việc đưa thông tin không có thật thông qua mạng Internet, quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Facebook tạo niềm tin cho khách hàng, bán nhiều sản phẩm thu lợi bất chính là tình tiết tăng nặng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự rất rõ ràng. 

Hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 194 Bộ luật hình sự 2015 về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh".

Theo đó, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì bị phạt từ 2 đến 7 năm tù. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người phạm tội bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác như phạt tù từ 5 đến 12 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp...

"Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm đến tù chung thân hoặc tử hình khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: thu lợi từ 2 tỉ đồng trở lên; gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe 2 người trở lên với tổn thương cơ thể trên 61%; làm chết từ 2 người trở lên", luật sư Tú nhấn mạnh.

Có ngày “lương y” Nguyễn Thị Nghê [bìa trái] bán và gửi đi nhiều tỉnh thành hàng chục bao tải thuốc không rõ nguồn gốc - Ảnh: Q.T.

Ngăn chặn, xử lý được không?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Quang Tự Do, phó cục trưởng Cục Phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử [Bộ Thông tin và truyền thông], cho biết: "Các cá nhân, tổ chức đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến thuốc, thực phẩm chức năng, khám chữa bệnh... nếu phát hiện ra địa chỉ rõ ràng thì Bộ Y tế có trách nhiệm xử lý luôn. 

Trong trường hợp không phát hiện được nhân thân, danh tính, nơi ở thì mới chuyển qua Bộ Thông tin và truyền thông để chúng tôi yêu cầu các nền tảng mạng xã hội cả trong nước lẫn xuyên biên giới ngăn chặn những nội dung sai sự thật đó".

Theo ông Do, dù được giao quản lý nền tảng mạng nhưng đây là vấn đề chuyên ngành nên Bộ Thông tin và truyền thông không thể đi xác minh được thuốc giả hay chưa được cấp phép, mà phải do đơn vị chủ quản là Bộ Y tế có trách nhiệm xác minh ban đầu.

Ông Do cho biết thêm, trong thời gian qua Bộ Y tế đã phát hiện rất nhiều trường hợp quảng cáo dỏm trên mạng, gửi qua Bộ Thông tin và truyền thông và bộ đã yêu cầu ngăn chặn trên các nền tảng như YouTube, Facebook với khoảng 500 quảng cáo vi phạm. 

"Không thể chặn trước được, nên khi phát hiện ra có sai phạm thì luôn phải rượt đuổi để xử lý. Nền tảng xuyên biên giới họ sẽ chặn cái đã xảy ra theo yêu cầu của mình. Muốn chặn được thì mình phải khẳng định được sai ở đâu chứ không phải cứ yêu cầu thì họ gỡ, quá trình xác minh thẩm định cũng rất mất thời gian...", ông Do nói.

Hình ảnh trong phóng sự giả về phòng khám của "lương y" Nguyễn Thị Hiền [thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội] - Ảnh: Q.T.

Và thực tế vào ngày cuối tuần không có người bệnh đến thăm khám - Ảnh: Q. T.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Thịnh, cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền [Bộ Y tế], cho biết tình trạng mạo danh đài truyền hình để bán thuốc nam không rõ nguồn gốc, trục lợi người bệnh, như Tuổi Trẻ phản ánh, từ nay đến Tết Nguyên đán đơn vị này sẽ quyết liệt xử lý.

Ông Thịnh đề nghị những nội dung cụ thể về nhóm đối tượng lợi dụng nghề bốc thuốc nam để trục lợi người bệnh mà báo Tuổi Trẻ đã có đầy đủ chứng cứ thì cung cấp tới Bộ Y tế để xử lý kịp thời. "Hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng nghề thuốc nam để trục lợi hoạt động rất phức tạp, sắp tới chúng tôi sẽ xử lý nghiêm, thích đáng", ông Thịnh nói.

Ông Thịnh cũng cho biết thêm bộ đã nhiều lần gửi công văn chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh thành kiểm tra thông tin, xử phạt nghiêm những người bán thuốc trên mạng. Tuy nhiên khi kiểm tra, đến địa chỉ như giới thiệu thì không có.

"Quảng cáo không đúng khi hoạt động y, dược có thể bị rút giấy phép. Chúng tôi rất muốn xử lý nhưng cũng rất khó vì những người này chủ yếu bán thuốc qua mạng. Nếu để một mình ngành y tế vào cuộc thì không thể xử lý được mà cần thêm nhiều cơ quan khác trong đó có Bộ Thông tin và truyền thông, lực lượng công an và cụ thể là an ninh mạng...", ông Thịnh nói.

Ngày 30-3, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông và các cơ quan liên quan kiểm tra, có biện pháp quản lý, xử lý tình trạng "loạn thần y", chữa bách bệnh trên mạng xã hội. Vì vậy, rất mong các ngành chức năng quyết liệt, mạnh tay hơn nữa để xử lý dứt điểm, để tình trạng "lương y" trục lợi trên nỗi đau người bệnh hiểm nghèo không còn tái diễn.

Phóng sự giả nhưng bán thuốc trục lợi thu tiền thật từ người bệnh - Ảnh: Q.T.

Ông Sơn [bìa phải], Công ty TNHH media A.V.N. [đường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội] xuất hiện trực tiếp cùng lương y giả Nguyễn Thị Nghê quảng cáo thuốc nam trái phép tại Hưng Yên - Ảnh: Q.T.

Từ Hà Nội, Hòa Bình nhóm lương y giả "vươn vòi bạch tuộc" tổ chức kê đơn, bắt mạch, bốc thuốc nam trái phép tại nhiều tỉnh thành ở phía Nam - Ảnh: Q. T.

"Nổ" có trung tâm nghiên cứu và tổng kho thuốc nam

Trong rất nhiều quảng cáo, nhóm "lương y" còn đưa hình ảnh "nổ" mình có trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu thuốc nam ở [huyện Mộc Châu, Sơn La] và tổng kho thuốc nam đặt ở huyện Lương Sơn [Hòa Bình]. Tuy nhiên, chúng tôi tìm đến các địa chỉ này và xác minh từ rất nhiều cơ quan chức năng tại hai địa phương trên đều khẳng định đó chỉ là thông tin bịa đặt.

Sau khi được phóng viên cung cấp thông tin, bà Nguyễn Thị Hoa, phó chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, cho biết: "Tôi sẽ chỉ đạo anh em công an kiểm tra, làm rõ trường hợp đưa thông tin trung tâm nghiên cứu không có thật trên địa bàn huyện".

Không chỉ bịa trung tâm nghiên cứu và tổng kho thuốc, nhóm lương y giả còn đến nhiều tỉnh thành miền Trung, miền Nam như: Thanh Hóa, Quảng Nam, Đồng Nai, TP.HCM, Cần Thơ... bằng việc mở "hội thảo", đặt chi nhánh phòng khám "di động" trái phép để tạo niềm tin cho người mắc bệnh hiểm nghèo. Qua đó, họ tư vấn và bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ để trục lợi.

Trạm trưởng trạm y tế xã An Phú, huyện Mỹ Đức [Hà Nội] Nguyễn Văn Bằng thông tin: "Với góc độ chuyên môn, tôi khẳng định thuốc mà nhóm này bán không đảm bảo vì thời điểm kiểm tra không có nguồn gốc xuất xứ, vứt dưới đất, không có liều lượng. Ai mua họ cũng bán một loại giống nhau, bất kể bệnh gì".

Còn tiến sĩ Trần Xuân Nguyên, trưởng ban chuyên môn Hội Đông y Việt Nam, cho rằng: "Thuốc nam bốc sẵn, một gói bán cho nhiều người mắc bệnh khác nhau đương nhiên không có hiệu quả, uống vào ảnh hưởng đến sức khỏe".

Tự xưng 'lương y', 'thần y' trục lợi trên nỗi đau người bệnh

QUANG THẾ - TÂM LÊ

Video liên quan

Chủ Đề