Thị trường vốn bao gồm những thị trường nào

Thị trường vốn [tiếng Anh: Capital market] là một trong những bộ phận chủ yếu trong thị trường tài chính. Trong thị trường vốn lại được chia thành những bộ phận thị trường khác nhau.

  • 20-08-2019Tách, gộp cổ phiếu [Stock Split and Stock Merge] là gì? Ý nghĩa
  • 20-08-2019Thị trường hối đoái [Foreign exchange market – Forex] là gì? Các công cụ trên thị trường
  • 20-08-2019Cổ tức [Dividend] là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới chính sách chia cổ tức
  • 20-08-2019Chứng khoán hỗn hợp là gì? Các loại chứng khoán hỗn hợp
  • 20-08-2019Hợp đồng kì hạn [Forward contract] là gì? Sự khác biệt với hợp đồng tương lai

Hình minh hoạ [Nguồn: depositphotos]

Thị trường vốn

Khái niệm

Thị trường vốnhay thị trường vốn trung và dài hạn trong tiếng Anh được gọi là capital market.

Thị trường vốn là thị trường cung cấp vốn đầu tư trung dài hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cho đến các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Phân loại thị trường

Thị trường vốn tại các quốc gia phát triển thường bao gồm:

-Thị trường chứng khoán [The Securities Market]

Thị trường chứng khoán, theo nghĩa rộng được gọi là thị trường vốn [Capital market]. Ở đây các giấy nợ trung hạn, dài hạn [chứng khoán có thời hạn trên 1 năm] và các cổ phiếu được mua bán.

Các công cụ ở thị trường chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu chính quyền địa phương.

Các công cụ trên thị trường vốn có thời gian dài [trái phiếu] và vô hạn [cổ phiếu] do đó giá cả của nó dao động rộng hơn so với các công cụ của thị trường tiền tệ.

Vì vậy, nó được coi là những chứng khoán có độ rủi ro cao hơn, và vì vậy cơ chế phát hành, lưu thông mua bán chúng được hình thành khá chặt chẽ nhằm hạn chế những biến động và thiệt hại cho nền kinh tế xã hội.

-Thị trường cho thuê tài chính [Financial Leasing Market]

Đây là thị trường cho thuê tài sản thiết bị giữa một bên là nhà cho thuê chuyên nghiệp – tức là các công ty cho thuê tài chính [Financial Leasing Company] với bên khác là, người đi thuê gồm các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng tài sản thiết bị để sản xuất kinh doanh hơn phục vụ nhu cầu công tác quản lí.

Thị trường cho thuê tài chính sẽ giúp các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, và cá nhân có điều kiện tiếp cận và sử dụng các loại tài sản thiết bị phù hợp với yêu cầu của mình làm cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Thị trường, cho thuê tài chính đặc biệt giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân thoả mãn được nhu cầu tài trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

-Thị trường thế chấp [Mortgage Market]

Thị trường thế chấp, còn gọi là thị trường cho vay vốn trung dài hạn của các tổ chức tài chính đối với các đơn vị kinh tế để giúp thực hiện các dự án đầu tư mở rộng, đối với dây chuyền công nghệ… với điều liện các dự án đầu tư phải tính toán được hiệu quả kinh tế, có khả năng hoàn vốn, trả nợ ngân hàng và phải có tài sản thế chấp [Mortage].

Tuy nhiên, nếu dự án đầu tư có hiệu quả cao, mức độ an toàn cao, thì ngân hàng cho vay cũng không cần phải có tài sản thế chấp. Đối với những dự án như vậy nhà ngân hàng có thể cấp tín dụng trung dài hạn bằng tín chấp.

[Theo Thị trường Chứng khoán – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB Thống kê]

Cổ tức [Dividend] là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới chính sách chia cổ tức

20-08-2019 Hợp đồng kì hạn [Forward contract] là gì? Sự khác biệt với hợp đồng tương lai

20-08-2019 Chứng khoán hỗn hợp là gì? Các loại chứng khoán hỗn hợp

Thị trường vốn là một thị trường tài chính, trong đó nợ dài hạn [hơn một năm] hoặc chứng khoán hoàn vốn được mua bán trao đổi.[6] Thị trường vốn chuyển sự giàu có của những người tiết kiệm cho những người có thể đưa nó vào sử dụng hiệu quả lâu dài, chẳng hạn như các công ty hoặc chính phủ thực hiện đầu tư dài hạn. [a] Các cơ quan quản lý tài chính như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Ấn Độ [SEBI], Ngân hàng Anh [BoE] và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ [SEC] giám sát thị trường vốn để bảo vệ các nhà đầu tư chống gian lận, và các nghĩa vụ khác.

Sân của Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam [Beurs van Hendrick de Keyser trong tiếng Hà Lan], trung tâm hàng đầu của thị trường thủ đô châu Âu trong thế kỷ 17. Người Hà Lan là những người đầu tiên trong lịch sử sử dụng thị trường vốn đầy đủ [bao gồm thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán] để tài trợ cho các công ty giao dịch công khai.[1][2][3][4][5]

Sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán New York, một trong những thị trường vốn thứ cấp lớn nhất thế giới. Hầu hết các giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York được thực hiện bằng điện tử, nhưng cấu trúc lai của nó cho phép một số giao dịch được thực hiện trực tiếp trên sàn.

Thị trường vốn hiện đại hầu như được lưu trữ trên các nền tảng giao dịch điện tử dựa trên máy tính; hầu hết chỉ có thể được truy cập bởi các thực thể trong lĩnh vực tài chính hoặc bộ tài chính của các chính phủ và tập đoàn, nhưng một số có thể được truy cập trực tiếp bởi công chúng. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, bất kỳ công dân Mỹ nào có kết nối internet đều có thể tạo tài khoản với TreasuryDirect và sử dụng nó để mua trái phiếu trên thị trường chính, mặc dù doanh số bán cho các cá nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng khối lượng trái phiếu được bán ra. Các công ty tư nhân khác nhau cung cấp các nền tảng dựa trên trình duyệt cho phép các cá nhân mua cổ phiếu và đôi khi cả trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Có hàng ngàn hệ thống như vậy, hầu hết chỉ phục vụ một phần nhỏ của thị trường vốn nói chung. Các thực thể lưu trữ các hệ thống bao gồm các sàn giao dịch chứng khoán, ngân hàng đầu tư và các cơ quan chính phủ. Về mặt vật lý, các hệ thống được lưu trữ trên toàn thế giới, mặc dù chúng có xu hướng tập trung ở các trung tâm tài chính như London, New York và Hồng Kông.

  1. ^ The idea of governments making investments may be less familiar than the case involving companies. A government can make investments that are expected to develop a nation's economy, by improving a nation's physical infrastructure, such as by building roads, or by improving public education.

  1. ^ Brooks, John: The Fluctuation: The Little Crash in '62, in Business Adventures: Twelve Classic Tales from the World of Wall Street. [New York: Weybright & Talley, 1968]
  2. ^ Neal, Larry [2005]. “Venture Shares of the Dutch East India Company,”, in Goetzmann & Rouwenhorst [eds.], Oxford University Press, 2005, pp. 165–175
  3. ^ Shiller, Robert [2011]. Economics 252, Financial Markets: Lecture 4 – Portfolio Diversification and Supporting Financial Institutions [Open Yale Courses]. [Transcript]
  4. ^ Macaulay, Catherine R. [2015]. “Capitalism's renaissance? The potential of repositioning the financial 'meta-economy'”. [Futures, Volume 68, April 2015, p. 5–18]
  5. ^ Petram, Lodewijk: The World's First Stock Exchange: How the Amsterdam Market for Dutch East India Company Shares Became a Modern Securities Market, 1602–1700. Translated from the Dutch by Lynne Richards. [Columbia University Press, 2014,
  6. ^ O'Sullivan, Arthur; Sheffrin, Steven M. [2003]. Economics: Principles in Action. Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall. tr. 283. ISBN 0-13-063085-3.

  Bài viết liên quan đến tài chính này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thị_trường_vốn&oldid=64609432”

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề