Thức ăn có hàm lượng gluxit lớn hơn bao nhiêu phần trăm thì được gọi là giàu gluxit

Phát biểu nào sau đây là SAI?

A.

Thức ăn có hàm lượng Gluxit > 50% thuộc loại thức ăn giàu gluxit.

B.

Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.

C.

Thức ăn có hàm lượng Protein > 14% thuộc loại thức ăn giàu protein.

D.

Thức ăn có hàm lượng chất xơ < 30% thuộc loại thức ăn thô.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Thức ăn được gọi là giàu gluxit có hàm lượng gluxit tối thiểu là bao nhiêu\/ Các thành phần dinh dưỡng được hấp thụ qua các đường nào? Những điều kiện để công nhận giống vật nuôi là gì?

Các câu hỏi tương tự

Câu 1. Gà có thể ăn được những loại thức ăn nào sau đây?

A. Rơm, rạ. B. Cám, thóc. C. Giun, châu chấu. D. Cả B và C.

Câu 2. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

A. Thực vật, động vật và chất khoáng. B. Các loại cây và rau.

C. Một số động vật sống trong đất. D. Cả A, B và C

Câu 3. Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?

A. Nước, chất xơ. B. Chất thô, chất khoáng. C. Nước và chất khô. D. Cả B và C.

Câu 4. Tỉ lệ nước trong rau muống là bao nhiêu %?

A. 89,40%. B. 9,19%. C. 12,70%. D. 73,49%.

Câu 5. Loại thức ăn nào sau đây có chất khô chiếm 91%?

A. Khoai lang củ. B. Bột cá C. Rơm lúa. D. Ngô [bắp] hạt.

Câu 6. Khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chất nào trong thức ăn không bị biến đổi?

A. Vitamin B. Prôtêin C. Gluxit. D. Cả B và C.

Câu. 7. Prôtêin sau khi được cơ thể vật nuôi tiêu hóa sẽ biến đổi thành chất nào?

A. Nước B. Axit amin. C. Đường đơn. D. Ion khoáng

Câu 8. Đường đơn là sản phẩm tiêu hóa từ loại thức ăn nào?

A. Lipit. B. Prôtêin. C. Gluxit. D. Vitamin.

Câu 9. Lipit được cơ thể vật nuôi hấp thụ dưới dạng nào?

A. Đường đơn. B. Axit amin. C. Ion khoáng. D. Glyxerin và axit béo.

Câu 10. Thức ăn sau khi được hấp thụ sẽ được vật nuôi sử dụng để làm gì?

A. Tạo ra các sản phẩm chăn nuôi. B. Tạo ra lông, sừng, móng

C. Tái tạo cơ thể D. Cả A và B.

Câu 11. Chế biến thức ăn cho vật nuôi nhằm mục đích gì?

A. Thể hiện sự sáng tạo trong chăn nuôi. B. Làm tăng tính ngon miệng.

C. Để thức ăn lâu bị hỏng D. Tạo ra nhiều thức ăn cho vật nuôi.

Câu 12. Để thức ăn vật nuôi lâu hỏng người ta thường làm gì?

A. Phơi khô, ủ xanh B. Ngâm trong nước C. Cho vào kho đông lạnh D. Cả A và C

Câu 13. Mục đích của việc dự trữ thức ăn cho vật nuôi là gì?

A. Làm giảm bớt khối lượng của thức ăn. C. Để thức ăn lâu bị hỏng

B. Làm giảm độ thô cứng của thức ăn. D. Tạo ra nhiều thức ăn hơn

Câu 14. Có mấy phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi?

A. 3. B. 4 C.5 D. 6.

Câu 15. Cho các phát biểu sau

1. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật, thực vật và chất khoáng.

2. Thức ăn vật nuôi là tất cả thức ăn có trong tự nhiên.

3. Phần chất khô của thức ăn gồm: nước và các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

4. Nước và muối khoáng trong thức ăn được cơ thể vật nuôi hấp thụ trực tiếp qua vách ruột.

5. Chế biến thức ăn nhằm tạo ra nhiều thức ăn cho vật nuôi.

Số phát biểu sai trong các phát biểu trên là:

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 16. Nhóm thức ăn nào sau đây được chế biến bằng cách xử lí nhiệt?

A. Thức ăn có chất độc, khó tiêu. B. Thức ăn thô xanh.

C. Thức ăn hạt, củ. D. Thức ăn có nhiều xơ.

Câu 17. Các loại thức ăn giàu tinh bột thường dùng phương pháp nào để chế biến?

A. Nghiền nhỏ. B. Kiềm hóa. C. Xử lí nhiệt. D. Đường hóa, ủ lên men.

Câu 18. Để dự trữ rơm, cỏ cho vật nuôi người ta thường sử dụng phương pháp nào?

A. Làm khô. B. Ủ lên men. B. Ủ xanh D. Cả A và C.

Câu 19. Dự trữ thức ăn bằng cách ủ xanh được áp dụng cho loại thức ăn nào?

A. Các loại hạt. B. Các loại củ. C. Các loại rau, cỏ tươi. D. Các loại cá.

Câu 20. Người ta thường vỗ béo cho các vật nuôi sắp xuất chuồng bằng

A. Bột cá. B. Bột ngô. C. Khoai lang củ. D. Rau muống.

Có thể bạn chưa biết, gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể con người. Trong khẩu phần ăn hằng ngày của chúng ta, năng lượng cho gluxit cung cấp chiếm tới 70%. Bài viết hôm nay, Luận Văn Việt xin chia sẻ về khái niệm Gluxit là gì? Phân loại và vai trò dinh dưỡng của Gluxit.

1. Gluxit là gì?

Gluxit là một chất hữu cơ có chứa 3 nguyên tử là cacbon [C], oxi [O] và Hidro [H] với tỷ lệ H:O = 2:1 [tương tự tỷ lệ của nước H2O]. Là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm hidroxy [-OH] và nhóm cacbonyl [-CHO, -CO]. Gluxit khá phổ biến ở cả động vật, thực vật và vi sinh vật.

2. Các loại gluxit

Gluxit là các aldehyde polyhydroxy, xeton, rượu, axit, các chất dẫn xuất đơn giản của chúng và polyme của chúng có sự liên kết của các loại acetal. Chúng có thể được phân loại theo mức độ trùng hợp [polymerization] và có thể được chia thành ba nhóm chính ban đầu, cụ thể là các loại đường [thực phẩm], oligosaccharides và polysaccharides.

2.1. Monosaccharide

Glucoza, fructoza, galactoza là các phân tử đơn giản nhất của gluxit, dễ hấp thu đồng hóa nhất. Khác nhau về hàm lượng và chủng loại, các thực phẩm động vật và thực vật đều có chứa các phân tử gluxit đơn giản này, tạo nên vị ngọt của thực phẩm.

2.2. Disaccarit

Saccaroza, lactoza là các phân tử đường kép tiêu biểu. Các disaccarit khi thủy phân cho 2 phân từ đường đơn. Disaccarit và monosaccarit đều có vị ngọt. Nếu saccaroza có độ ngọt là 100 thì fructoza có độ ngọt là 173, lactoza là 16 và galactoza là 32, glucoza là 79.

2.3. Polysaccarit

Tinh bột [amidon, amilopectin], glycogen, xenluloza là các dạng phân tử gluxít lớn. Hàm lượng và chủng loại của các phân tử gluxit này rất khác nhau trong các loại thực phẩm. Chúng có ảnh hưởng lớn đến trạng thái và độ đồng hóa hấp thu của thực phẩm.

Hiện tại Luận Văn Việt đang cung cấp dịch vụ viết luận văn thuê bằng tiếng anh Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn, tiểu luận của mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ một cách tốt nhất.

3. Vai trò dinh dưỡng của gluxit là gì?

Vai trò của gluxit là gì? Gluxit có nhiều vai trò quan trọng trong các cơ thể sống như tích trữ và vận chuyển năng lượng [như tinh bột, glycogen] và các thành phần cấu trúc [như cellulose trong thực vật và chitin trong động vật]. Thêm vào đó, carbohydrat và các dẫn xuất của nó có vai trò chính trong quá trình làm việc của hệ miễn dịch, thụ tinh, phát bệnh, sự đông máu, và sinh học phát triển.

Ðối với người vài trò chính của gluxit là sinh năng lượng. Hơn một nửa năng lượng của khẩu phần do gluxit cung cấp, 1g gluxit khi đốt cháy trong cơ  thể cho 4 kcal. Ở gan, glucoza được tổng hợp thành glycogen.

Gluxit ăn vào trước hết chuyển thành năng lượng, số dư một phần chuyển thành glycogen và một phần thành mỡ dự trữ ở mức độ nhất định, gluxit tham gia tạo hình như một thành phần của tế bào và mô. Trong cơ thể luôn luôn xảy ra quá trình phân giải gluxit để tạo năng lượng nhưng hàm lượng gluxit máu luôn luôn ở mức 80-120 mg%.

Ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu. Ngược lại khi lao động nặng nếu cung cấp gluxit không đầy đủ sẽ làm tăng phân hủy protein. ăn uống quá nhiều, gluxit thừa sẽ chuyển thành lipit và đến mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo phệ.

4. Gluxit tinh chế và gluxit bảo vệ

Dưới danh từ gluxit tinh chế, người ta ám chỉ những thực phẩm giàu gluxit đã thông qua nhiều mức chế biến làm sạch, đã mất tối đa các chất kèm theo gluxit trong thực phẩm. Mức tinh chế càng cao, lượng mất các thành phần cấu tạo càng lớn, chất xơ bị loại trừ càng nhiều, hàm lượng gluxit càng tăng và thực phẩm trở nên dễ tiêu hơn.

Gluxit tinh chế chính trong vấn đề gây béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ và cholesterol ở người nhiều tuổi, người già ít lao động chân tay.

Xem thêm:

Thuộc loại gluxit tinh chế cao có:

  • Các loại đồ ngọt, trong đó lượng đường quá 70% năng lượng. Tuy có hàm lượng đường thấp [40- 50%] nhưng mỡ cao [30% và hơn].
  • Bột ngũ cốc tỷ lệ xay xát cao, hàm lượng xeluloza ở mức  0,3% hoặc thấp hơn cũng thuộc loại gluxit tinh chế vì chúng dễ tạo mỡ để tích chứa trong cơ thể.

Người nhiều tuổi, người già, người ít vận động thể lực nên hạn chế lượng gluxit tinh chế. Cụ thể là dưới 1/3 tổng số gluxit khấu phần.

Hi vọng bài viết “Gluxit là gì? Phân loại và vai trò dinh dưỡng của Gluxit” này sẽ giúp bạn nhiều trong quá trình học tập. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ giảng viên của Luận Văn Việt để được hỗ trợ cụ thể nhé. 

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề