Thực trạng sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ở địa phương

Phần 1ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con ngườiđặc biệt là với các dân tộc Châu Á, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày càng tăng caovề số lượng và chất lượng.Trong quá trình sản xuất rau trên đồng ruộng một số loài sâu, bệnh xuất hiệnthành dịch gây hại năng suất, chất lượng rau, khiến nông dân đã phải sử dụng mộtsố loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống chúng.Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì mức độ ô nhiễm, trong đó có ônhiễm về hoá chất bảo vệ thực vật [BVTV] ngày càng gia tăng. Hoá chất BVTVđược sử dụng nhiều trong nông nghiệp để lại dư lượng trong nông sản sau thuhoạch vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên nhân liên quan đến công tác vệsinh an toàn thực phẩm mà thời gian qua Nhà nước, Thành phố và người dân quantâm, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục.Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp đãmang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hiệnnay việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng của nôngdân Việt Nam nói chung và nông dân Văn Đức nói riêng còn nhiều tồn tại, bất cập,vi phạm các quy định của Nhà nước, của Thành phố. Tình trạng sử dụng thuốcBVTV không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly vẫn xảy ra đặc biệt ởvùng sản xuất rau.1Chính vì vậy, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Yên, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở vùng trồng rauVăn Đức.- Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vậttrong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.1.3. Yêu cầu của đề tài- Đánh giá được hiện trạng sử dụng phân bón chính [N, P, K] và phân chuồngcho các cây rau trồng chính tại xã Văn Đức theo lượng nguyên chất và phươngpháp bón.- Đánh giá được hiện trạng sử dụng hoá chất BVTV cho các cây rau trồng chínhtại xã Văn Đức theo lượng nguyên chất và kỹ thuật sử dụng.- Đề xuất một số giải pháp sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả gópphần giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ người dân.Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1. Khái quát chung về thuốc BVTV2.1.1. Khái quát thuốc bảo vệ thực vật2Thuốc BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học dùng để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, loài gặm nhấm gây hại cho cây trồng ngoài đồng ruộng, nông sản trong kho bảo quản và được gọi chung là vi sinh vật gây hại trồng và nông sản [Trần Quang Hùng, 2000]Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học [vô cơ, hữu cơ], những chế phẩm sinh học [chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng…], những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại [côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…] [Chi cục BVTV Phú Thọ, 2009].Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV [ban hành kèmtheo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ], ngoài tác dụngphòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả nhữngchế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khôcây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện [thu hoạchbông vải, khoai tây bằng máy móc, …]. Những chế phẩm có tác dụng xua đuổihoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộngvà chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp kháckhông thể thực hiện được. Là biện phỏp hoỏ học đem lại hiệu quả phòng trừ rõrệt, bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lạihiệu quả kinh tế; lại dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lạihiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.Ngay từ khi mới ra đời thuốc BVTV đã được đánh giá cao và được coi làmột trong những thành tựu lớn của khoa học kỹ thuật. Đến nay, thuốc BVTVđã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền nôngnghiệp hiện đại. Mặc dù ngày nay khoa học đã đạt được những thành tựu tolớn về nhiều mặt như sinh thái học dịch hại, miễn dịch thực vật… nhiều biện3pháp phòng trừ dịch hại được áp dụng có hiệu quả như lại tạo các giống chốngchịu sâu bệnh, tạo giống sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mụ, cỏc biệnpháp sinh học trong bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp… nhưng thuốcbảo vệ thực vật vẫn có vai trò to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nôngnghiệp. Đặc biệt, đối với người nông dân, sử dụng thuốc BVTV được coi làphương pháp đơn giản và được áp dụng thường xuyên.2.1.2. Một số khái niệm liên quanDịch hại [pest]: dùng chỉ mọi loài sinh vật gây hại cho người, cho mùamàng, nông lâm sản; công trình kiến trúc; cho cây rừng, cho môi trường sống.Bao gồm các loài côn trùng, tuyến trùng, vi sinh vật gây bệnh cây, cỏ dại, cácloài gặm nhấm, chim và động vật phá hoại cây trồng. Danh từ này không baogồm các vi sinh vật gây bệnh cho người, cho gia súc.Thuốc trừ dịch hại [pesticide ]: Là những chất hay hỗn hợp các chất dùngđể ngăn ngừa, tiêu diệt hay phòng trừ các loài dịch hại gây hại cho cây trồng,nông lâm sản, thức ăn gia súc, hoặc những loài dịch hại gây hại cản trở quátrình chế biến, bảo quản, vận chuyển nông lâm sản; những loại côn trùng, vebét gây hại cho người và gia súc. Thuật ngữ này còn bao gồm cả các chất điềuhoà sinh trưởng cây trồng, chất làm rụng hay khụ lỏ hoặc các chất làm cho quảsáng đẹp hay ngăn ngừa rụng quả sớm và các chất dùng trước hay sau thuhoạch để bảo vệ sản phẩm không bị hư thối trong bảo quản và chuyên chở. Thếgiới cũng quy định thuốc trừ dịch hại còn bao gồm thuốc trừ ruồi muỗi trong ytế và thú y.Tài nguyên thực vật gồm cây, sản phẩm của cây, nông sản, thức ăn gia súc, lâm sản khi bảo quản.Sinh vật gây hại tài nguyên thực vật bao gồm: côn trùng, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, chuột và các tác nhân sinh vật gây hại khác.Dư lượng là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hoá và cácthành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước saumột thời gian dưới tác động của các hệ sống [living systems] và điều kiện4ngoại cảnh [ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ]. Dư lượng của thuốc được tính bằngmg [miligam] thuốc có trong 1kg nông sản, đất hay nước [mg/kg].Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kỳ dẫn xuất nào của thuốccũng như các sản phẩm chuyển hoá của chúng có thể gây độc cho môi sinh,môi trường. Dư lượng có thể có nguồn gốc từ những chất đã xử lý vào đất haytrên bề mặt vật phun; phần khác lại bắt nguồn từ sự ô nhiễm [biết hay khôngbiết] có trong không khí, đất và nước.2.1.3. Phân loại thuốc BVTV Thuốc BVTV đang được sử dụng trên thị trường rất đa dạng về chủng loại,phong phú về sản phẩm. Theo Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở ViệtNam năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 1.643 hoạt chấttrong đó nhóm thuốc trừ sâu có 745 hoạt chất và 1.662 tên thương phẩm, thuốc trừbệnh có 552 hoạt chất và 1.229 tên thương phẩm, còn lại là các loại thuốc khác.Tùy theo mục đích nghiên cứu có nhiều cách để phân loại thuốc BVTV:2.1.3.1. Phân loại theo tính độcCác nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại. Đơn vị đolường được biểu thị dưới dạng LD50 [Lethal Dose 50] và tính bằng mg/kg cơthể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau: - Vạch màu đỏ trờn nhón là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm. - Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại. - Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận. - Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc.Nhà sản xuất dùng kí hiệu đầu lâu gạch chéo là vô cùng nguy hiểm, rất độc,có thể gây chết người.5Bảng 2.1 – Phân loại thuốc BVTV theo tính độc.Mức độ độcLD50 với chuột [mg/kg]Qua miệng Qua daThuốc rắn ThuốcnướcThuốc rắn ThuốcnướcNhóm I < 5 < 20 < 10 < 40Nhóm II 5 - 50 20 - 200 10 - 100 40 - 400Nhóm III 50 - 500 200 -2000100 - 1000 400 - 4000Nhóm IV > 500 > 2000 > 1000 > 4000[Nguồn: Cách phân nhóm độc của tổ chức WHO]Nói chung, thuốc BVTV có LD50 thấp thỳ có độ độc cao và ngược lại. Chonên, trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loạithuốc có LD50 cao, vì an toàn hơn.2.1.3.2. Phân loại theo công dụngThuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng vàthường được chia làm 2 loại chính là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; ngoài racũng có thuốc trừ bệnh, thuốc diệt chuột và chất điều hoà sinh trưởng câytrồng.6• Thuốc trừ sâu là chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi haydi chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng đượcdùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng,nông lâm sản, gia súc và con người. Bao gồm các thuốc diệt trứng và thuốcdiệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng. Các loại thuốc trừ sâuthường gặp:Các loại thuốc trừ sâu ngấm vào cơ thể : được kết hợp vào trong các loạicây được xử lý. Các loại côn trùng ăn vào thuốc trừ sâu khi ăn cây.Các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc độc hại với côn trùng: có tiếp xúc trực tiếpvới chúng. Tính hiệu quả thường liên quan tới số lượng sử dụng , với các giọtnhỏ [như sương ] thường cải thiện tính năng.Các loại thuốc trừ sâu tự nhiên: như các chiết xuất nicotine , pyrethrum vàneem do các loại cây tạo ra để bảo vệ chống lại côn trùng. Các loại thuốc trừsâu dựa trên nicotine đã bị cấm tại Hoa Kỳ từ năm 2001 để ngăn chặn dưlượng làm nhiễm độc thực phẩm. Các loại thuốc trừ sâu vô cơ: được sản xuất bằng các kim loại bao gồm cáchợp chất arsenate đồng - và fluorine , hiện ít được sử dụng, và sulfur , thườngđược sử dụng.Các loại thuốc trừ sâu hữu cơ: là các hóa chất tổng hợp chiếm phần lớnlượng thuốc trừ sâu sử dụng ngày nay.• Thuốc diệt cỏ là những hóa chất có khả năng giết chết hoặc ức chế sự pháttriển của cỏ, được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại [cỏ dại, cây dại]mọc lẫn với cây trồng, tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với câytrồng, khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năngsuất cây trồng và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho câytrồng nhất. Vì vậy khi dựng các thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng.Bảng 2.2 – Phân loại thuốc diệt cỏ.Cách phânloại thuốcdiệt cỏLoại thuốc Đặc điểm7Theo đặc tínhchọn lọc củathuốc trừ cỏThuốc trừ cỏcó chọn lọc.Có tác dụng diệt hoặc làm ngừng sinhtrưởng đối với một số loài cỏ dại màkhông hoặc ít ảnh hưởng đến cây trồngvà các loài cỏ dại khác.Thuốc trừ cỏkhông chọnlọc.Những thuốc trừ cỏ khi dùng gây độccho mọi loại cỏ và cây trồngTheo phươngthức tác độngThuốc trừ cỏtiếp xúcChỉ gây hại cho thực vật ở những nơithuốc có tiếp xúc với cỏ và thường chỉdiệt những phần trên mặt đất của cỏ dại.Thuốc trừ cỏnội hấpXâm nhập qua lá hoặc qua rễ và thuốcdịch chuyển khắp trong cây và gây độccho cỏ dại.Theo thờigian sử dụngThuốc trừ cỏdùng khi chưalàm đấtDùng trên ruộng chưa gieo trồng cónhiều cỏ dại, sau một thời gian thuốc bịphân huỷ, không hại cây trồng.Thuốc trừ cỏdùng sau khigieo hạtNhững thuốc trừ cỏ xử lý đất, chỉ diệt cỏdại mới nảy mầm [còn gọi là thuốc trừcỏ tiền nẩy mầm].Thuốc trừ cỏtrên ruộng cócây trồng đangsinh trưởngNhững thuốc trừ cỏ chọn lọc và phảidùng vào thời kỳ mà cây có sức chốngchịu cao, còn cỏ dại có sức chống chịuyếu đối với thuốc.[Nguồn: Giáo trình sử dụng thuốc BVTV – Trường ĐH Nông nghiệp HN]• Thuốc trừ bệnh: bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học [vô cơ và hữucơ], sinh học [vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật], cótác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng vànông sản [nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn] bằng cách phun lên bề mặt cây, xửlý giống và xử lý đất Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bịcác loài vi sinh vật gây hại tấn công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tácdụng chữa trị những bệnh do những yếu tố phi sinh vật gây ra [thời tiết, đấtúng, hạn ]. Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm [Fungicides] và trừ vi8khuẩn [Bactericides]. Thường thuốc trừ vi khuẩn có khả năng trừ được cả nấm;còn thuốc trừ nấm thường ít có khả năng trừ vi khuẩn. Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ bệnhthành 2 nhóm:- Thuốc có tác dụng phòng bệnh [còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây]:Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn - ngâm hạt giống, có tác dụng ngănngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để pháttriển rồi gây hại cho cây. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báobệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốckhông thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ: Boocđô, Đồng oxyclorua,Monceren, Mancozeb…- Thuốc có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâmnhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây bệnhđang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều loại thuốc trừ bệnh thông dụngở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh như Aliette, Anvil, Kitazin,Validacin, …Muốn đạt hiệu quả phòng trừ bệnh cao những thuốc có tác dụng trừ bệnhcũng cần được phun sớm, khi bệnh chớm phát hiện. Phun muộn thì cho dù códiệt được nấm bệnh ở bên trong mô thực vật, nhưng cây sẽ khó hồi phục vàđiều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, chất lượng nông sản.• Thuốc diệt chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốc sinhhọc có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùngđể diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng. Chúng tác động đếnchuột chủ yếu 2 con đường vị độc và xông hơi [ở nơi kín đáo].• Chất điều hoà sinh trưởng cây trồng: còn được gọi là chất [thuốc] kích thíchsinh trưởng cây trồng. Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này kích thích câysinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống của mầm, giúp9cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng tăng năng suấtvà chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực vật. Thuốc ítđộc với động vật có vú, môi sinh và môi trường.Các nhóm thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một số loài dịch hại nhất định, chỉphát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định về thời tiết, đất đai,cây trồng, canh tác…2.1.3.3. Phân loại theo gốc hóa học: Thuốc trừ sâu gồm các gốc hóa học chính như Clo hữu cơ, Lân hữu cơ,Carbamate, Cúc tổng hợp [Pyrethroid], thuốc thảo mộc, thuốc vi sinh, thuốcđiều hòa sinh trưởng côn trùng và nhóm khác. Thuốc trừ bệnh gồm nhóm thuốc vô cơ [đồng, lưu huỳnh, thủy ngân] vànhóm thuốc hữu cơ [có nhiều gốc hóa học như Lân hữu cơ, Carbamate,Dithiocarbamate, Triazole, thuốc sinh học] Thuốc diệt cỏ gồm nhóm thuốc vô cơ [Sulfat đồng, Natri Clorat] và nhómthuốc hữu cơ [có nhiều gốc hóa học như Acetamic, Lân hữu cơ, Phenoxy,Phenylure, Triazin]Thuốc diệt chuột gồm nhóm vô cơ [Thạch tín, Phốt phua kẽm], nhóm hữucơ [chủ yếu các chất chống đụng mỏu như Wafarin, Brodifacoum] và nhóm visinh [chủ yếu vi khuẩn Sanmonella]Thuốc điều hòa sinh trưởng thực vật gồm cỏc nhúm chủ yếu là Auxin,Gibberellin, Cytokinin, Ethrel và các chất ức chế sinh trưởng 2.1.3.4. Phân loại dựa vào con đường xâm nhập [hay cách tác động củathuốc] đến dịch hại: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp.2.1.3.5. Phân loại dựa vào nguồn gốc:Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ haycác sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật [các loài ký sinh ], cácsản phẩm có nguồn gốc sinh vật [ như các loài kháng sinh ] có khả năng tiêu10diệt dịch hại.Thuốc có nguồn gốc vô cơ : bao gồm các hợp chất vô cơ [ như dung dịchboocđô, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi ] có khả năng tiêu diệt dịch hại.Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khảnăng tiêu diệt dịch hại [như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat ].Gần đây, do nhiều dịch hại đã hình thành tính chống nhiều loại thuốc cócùng một cơ chế, nên người ta còn phân loại theo cơ chế tác động của các loạithuốc [ như thuốc kìm hãm men cholinesterase, GABA, kìm hãm hô hấp ]hay theo phương thức tác động [thuốc điều khiển sinh trưởng côn trùng, thuốctriệt sản, chất dẫn dụ, chất xua ủuổi hay chất gõy ngỏn]. Phân chia theo cácdạng thuốc [ thuốc bột, thuốc nước ] hay phương pháp sử dụng [thuốc dùngđể phun lên cây, thuốc xử lý giống ].Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng,người ta còn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa. Không có sựphân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối, vì một loại thuốc có thể trừđược nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm nhập vào cơ thể dịch hạitheo nhiều con đường khác nhau, có cùng lúc nhiều cơ chế tác động khác nhau;trong thành phần của thuốc có các nhóm hay nguyên tố gây độc khác nhau nên các thuốc có thể cùng lúc xếp vào nhiều nhóm khác nhau.2.1.4. Vai trò tích cực của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệpĐể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do viêc bùng nổ dân số, cùng với xuhướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cáchduy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cay trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gâymất cân bắng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng.để giảmthiệt hại gây ra, con người ta phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành biện phápphòng trừ, trong đó biện pháp hóa học được coi là quan trọng. Biện pháp hóa học11bvtv đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểmnổi trội:- Thuốc hóa học có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng vàchặn đứng các trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thểthực hiện được.- Biện pháp hóa học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ đượcnăng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế,đồng thời giảm diện tích canh tác.- Biện pháp hóa học dễ dùng, có thể áp dụng nhiều vùng khác nhau, đem lạihiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phong trừ duy nhất Đến nay, thuốc bảo vệ thực vật đã để lại những dấu ấn quan trọng tronghầu hết các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Nhưng loài người vẫn tiếp tụctìm kiếm các dạng sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch hại cao hơn,thân thiện hơn với môi sinh và môi trường. [Trần Quang Hùng, 2000]2.2 Lịch sử phát triển, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thếgiới và tại Việt Nam2.2.1. Lịch sử phát triển thuốc BVTV trên thế giớiQuá trình phát triển của thuốc BVTV trên thế giới, theo PGS.TS NguyễnTrần Oánh và CS [2007, tr 6-7] chia thành các giai đoạn như sau:• Giai đoạn 1 [Trước thế kỷ 20]: Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống câytrồng có năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chưa lớn. Để bảo vệ cây,người ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống sẵn có. Sự phát triển nôngnghiệp trông chờ vào sự may rủi. Tuy con người đã phát hiện ra cách sử dụngmột số chất hóa học để diệt trừ sâu bệnh như:- 1848, lưu huỳnh trừ bệnh phấn trắng Erysipphacea hại nho.12- Dung dịch boocđô ra đời năm 1879; lưu huỳnh vôi dùng để trừ rệp sápAspidiotus perniciosus hại cam [1881]- Mở đầu cho việc dùng các chất xông hơi trong BVTV là sự kiện dùng HCNtrừ rệp vảy Aonidiella aurantii hại cam [1887]- 1889, aseto asenat đồng dùng trừ sâu Leptinotarsa decemeatas hại khoai tây - 1892, asenat chì trừ sâu rừng Porthetria despr, sâu ăn quả- Nửa cuối thế kỷ 19, dùng cacbon disulfua [CS2] để chống chuột đồng và các ổrệp Pluylloxera hại nho Nhưng những biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa cómột vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.• Giai đoạn 2 [ Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960]: Các thuốc trừ dịch hại hữu cơra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp.Lúc này người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết bằngthuốc hoá học. Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, thậm chí người tacòn hy vọng, nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trong mộtvùng rộng lớn. Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốcBVTV gây ra cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện. Kháiniệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra đời.• Giai đoạn 3 [những năm 1960- 1980]: Việc lạm dụng thuốc BVTV đã để lạinhững hậu quả rất xấu cho môi sinh môi trường dẫn đến tình trạng, nhiềuchương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tếdựa vào thuốc hoá học đã bị sụp đổ; tư tưởng sợ hãi, không dám dùng thuốcBVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng, cần loại bỏ không dùng thuốcBVTV trong sản xuất nông nghiệp.Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối vớimôi sinh môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, các thuốc trừ sâu bệnh có nguồngốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng vàcây trồng vẫn liên tục ra đời. Lượng thuốc BVTV được dựng trờn thế giớikhông những không giảm mà còn tăng lên không ngừng. ●Giai đoạn 4 [từ những năm 1980 đến nay]: Vấn đề bảo vệ môi trườngđược quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó cónhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng an toànvới môi trường ra đời. Vai trò của biện pháp hoá học đã được thừa nhận. Tư13tưởng sợ thuốc BVTV cũng bớt dần. Quan điểm phòng trừ tổng hợp được phổbiến rộng rãi.2.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giớiMặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học có nhiều lúc thăng trầm, songtổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên khôngngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và dạng thuốcmới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các quyđịnh quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và kinhphí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.Trong 10 năm gần đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu hướng giảm,nhưng giá trị của thuốc tăng không ngừng. Nguyên nhân là cơ cấu thuốc thayđổi: nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc với môi sinh môitrường được thay thế dần bằng các loại thuốc mới hiệu quả, an toàn và dùngvới lượng ít hơn, nhưng lại có giá thành cao. Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốctuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước. Ngày nay,biện pháp hoá học BVTV được phát triển theo các xu hướng chính sau:- Nghiên cứu tìm ra các hoạt chất mới có cơ chế tác động mới, có tính chọnlọc và hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, lượng dùng nhỏ hơn, tồn lưu ngắn, ít độcvà dễ dùng hơn. Thuốc trừ sâu tác dụng chậm [điều khiển sinh trưởng côntrùng, pheromon, các chất phản di truyền, chất triệt sản] là những ví dụ điểnhình. Thuốc sinh học được chú ý dùng nhiều hơn.- Tìm hiểu các phương pháp và nguyên liệu để gia công thành các dạngthuốc mới ít ô nhiễm, hiệu lực dài, dễ dùng, loại dần dạng thuốc gây ô nhiễmmôi trường.- Nghiên cứu công cụ phun rải tiên tiến và cải tiến các loại công cụ hiện cóđể tăng khả năng trang trải, tăng độ bám dính, giảm đến mức tối thiểu sự rửatrôi của thuốc. Chú ý các phương pháp sử dụng thuốc khác bên cạnh phunthuốc còn đang phổ biến. Thay phun thuốc sớm, đại trà và định kỳ bằng phun14thuốc khi dịch hại đạt đến ngưỡng.Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụngHCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tại Trung Quốc để tăng cường tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung Quốcđã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy ngành côngnghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2500 nhà máy sảnxuất lớn, nhỏ. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh,năm 2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn. Trung Quốc lànhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp HCBVTV toàn cầu. Năm 2007lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ. Trung Quốc đứng đầu thế giới vềsản xuất, sử dụng HCBVTV và cũng là nước xuất khẩu lượng HCBVTV đứnghàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổng lượng xuất khẩuHCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD [Phát triểnnông nghiệp nông thôn, 2009]. Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân tăngrất mạnh, diện tích cây trồng được phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng gấpđôi, 75 % diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụngHCBVTV. Số HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệuPound. Ở Hoa Kỳ sản lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công tylớn [Eichers, T.R., Szmedra, P.I, 2006]. Hoa Kỳ là một quốc gia xuất khẩuHCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn kim ngạch hơn 2 tỷ USD[Phát triển nông nghiệp nông thôn, 2009]. Trên đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng, kim ngạch xuất nhậpkhẩu và sử dụng HCBVTV, ngoài ra một số nước sử dụng nhiều như: TháiLan, Nhật Bản, Brazil…Tuy vậy, mức đầu tư và cơ cấu tiêu thụ các nhóm hoáchất tuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước [PGS.TSNguyễn Trần Oánh, 2007]. Trong 10 năm gần đây đã có những thay đổi trong ngành công nghiệpHCBVTV thế giới là những hoá chất có độc tính cao đã từng bước được loại rakhỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với môitrường và sức khoẻ cộng đồng [Lvxian, Wang, 2009], [The Future of Pesticide15in China, 2009-2015]. 2.2.3. Lịch sử phát triển, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở ViệtNamTheo PGS.TS Nguyễn Trần Oánh và CS [2007, tr8-9], chia thành ba giaiđoạn:• Giai đoạn trước năm 1957: Biện pháp hoá học hầu như không có vị trí trongsản xuất nông nghiệp. Một lượng rất nhỏ sunfat đồng được dùng ở một số đồnđiền do Pháp quản lý để trừ bệnh gỉ sắt cà phê và bệnh thối gốc chảy mủ caosu và một ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau.Việc thành lập Tổ Hoá Bảo vệ thực vật [1/1956] của Viện Khảo cứu trồngtrọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá Bảo vệ thực vật ở Việt nam. ThuốcBVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc là trừ sâugai, sâu cuốn lá lớn bựng phỏt ở Hưng yên [vụ đông xuân 1956-1957]. Ở miềnNam, thuốc BVTV được sử dụng từ 1962.• Giai đoạn từ 1957 - 1990: Thời kỳ bao cấp, việc nhập khẩu, quản lý và phânphối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện. Nhà nước nhập rồi trực tiếp phânphối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp, rồi qua HTX nông nghiệp đến tay xãviên để phòng trị dịch hại. Lượng thuốc BVTV dùng không nhiều, khoảng15000 tấn thành phẩm/năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu [chủ yếu]và thuốc trừ bệnh. Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi trường haycó độ độc cao. Tuy lượng thuốc dùng ít, nhưng tình trạng lạm dụng thuốc BVTV vẫn nảysinh. Để phòng trừ sâu bệnh, người ta chỉ biết dựa vào thuốc BVTV. Thuốcdùng tràn lan, phun phòng là phổ biến, khuynh hướng phun sớm, phun định kỳra đời, thậm chí dùng thuốc cả vào những thời điểm không cần thiết; tình trạngdùng thuốc sai kỹ thuật nảy sinh khắp nơi; thậm chí người ta còn hy vọng dùngthuốc BVTV để loại trừ hẳn một loài dịch hại ra khỏi một vùng rộng lớn.Thuốc đã để lại những hậu quả rất xấu đối với môi trường và con người.Khi nhận ra những hậu quả của thuốc BVTV, cộng với tuyên truyền quá16mức về tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ thuốc. Từ cuối những năm 80của thế kỷ 20, có nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí loại bỏ hẳn thuốcBVTV; dùng biện pháp sinh học để thay thế biện pháp hoá học trong phòng trừdịch hại nông nghiệp.• Giai đoạn từ 1990 đến nay: Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản: nềnkinh tế từ tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Năm thành phầnkinh tế, đều được phép kinh doanh thuốc BVTV. Nguồn hàng phong phú,nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọnthuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân. Lượng thuốc BVTV tiêu thụ quacác năm đều tăng. Nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc mới, hiệu quả hơn,an toàn hơn với môi trường được nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTVrộng khắp cả nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuậnlợi. Công tác quản lý thuốc BVTV được chú ý đặc biệt và đạt được hiệu quảkhích lệ.Nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gâykhó khăn cho công tác quản lý; quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng khó lựachọn được thuốc tốt và việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng gặp không ítkhó khăn. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại biện pháp hoá học đã đểlại những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khoẻ con người. Ngược lại, cónhiều người “bài xớch” thuốc BVTV, tìm cách hạn chế, thậm chí đòi loại bỏthuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp và tìm cách thay thế bằng các biệnpháp phòng trừ khác.Tuy vậy, vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp vẫnđược thừa nhận. Để phát huy hiệu quả của thuốc BVTV và sử dụng chúng antoàn, phòng trừ tổng hợp là con đường tất yếu phải đến. Phải phối hợp hài hoàcác biện pháp trong hệ thống phòng trừ tổng hợp; sử dụng thuốc BVTV là biệnpháp cuối cùng, khi các biện pháp phòng trừ khác sử dụng không hiệu quả.2.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường, hệ sinh thái và sức khỏecon người2.3.1. Ảnh hưởng tới môi trường17Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn lưu HCBVTV trong đất,nước, không khí, trong cây trồng và cả trong thực phẩm, hậu quả đã ảnh hưởngxấu đến động vật đặc biệt là con người. - Không khí có thể dễ dàng bị ô nhiễm bởi HCBVTV dễ bay hơi, thậm chíkhông bay hơi như DDT sẽ bay hơi rất nhanh vào không khí trong điều kiệnkhí hậu thời tiết nóng. Ở các vùng nhiệt đới, khoảng 90 % HCBVTV phốt phohữu cơ có thể bay hơi nhanh hơn. Các thuốc diệt cỏ cũng bị bay hơi nhất làtrong quá trình phun thuốc. Tuy nhiên theo Ewards có rất ít bằng chứng về tiếpxúc với HCBVTV trong không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏecon người trừ những nơi mà HCBVTV được sử dụng trong những khu vực bịquây kín, thông khí không được thông thoáng [Đỗ Hàm và CS, 2007]. - Trong đất có tới 50 % lượng HCBVTV được phun để bảo vệ mùa màng hoặcđược sử dụng diệt cỏ đã phun không đúng vị trí và dải trên mặt đất. Một vàiHCBVTV như clo hữu cơ có thể tồn tại trong đất nhiều năm mặc dù là mộtlượng lớn HCBVTV đã bay hơi. Theo Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng nghiêncứu dư lượng HCBVTV trong đất tại Dắk Lắk thấy trong đất canh tác các loạicó chứa dư lượng HCBVTV chung là 62,22 % số mẫu và 44,44 % mẫu có dưlượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đất trồng cà phê 60,0 % số mẫu có dưlượng HCBVTV và 33,33 % số mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn chophép. Đất trồng rau, màu 66,66 % số mẫu có dư lượng HCBVTV và 60,0 %mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đất trồng lúa 60,0 % số mẫucó dư lượng HCBVTV và 40,0 % mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn chophép [Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng và CS, 2004]. - Nước có thể bị ô nhiễm bởi việc đổ các HCBVTV thừa sau khi phun xong. Đổnước rửa dụng cụ sau khi phun xuống hồ ao. Cây trồng được phun HCBVTV ởngay cạnh mép nước, sự rò rỉ, xói mòn từ đất đã xử lý bằng HCBVTV hoặcHCBVTV rơi xuống từ không khí bị ô nhiễm. Sử dụng HCBVTV cho xuốngcác sông hồ để giết cá và vớt cá để ăn [Ngô Thanh Hà, Nguyễn Minh Trang,tài liệu dịch 2007], [Nguyễn Đình Mạnh, 2000]. Nghiên cứu của Bùi VĩnhDiên, Vũ Đức Vọng dư lượng HCBVTV chung là 58,33 % số mẫu và 20,0 %mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nước giếng đào có 60,0 % số18mẫu có dư lượng HCBVTV và 20,0 % mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩncho phép. Nước hồ thủy lợi 53,33 % số mẫu có dư lượng HCBVTV và 26,66 %mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nước ruộng có 66,66 % sốmẫu có dư lượng HCBVTV và 33,33 % vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nướcsông, suối có 53,33 % số mẫu có dư lượng HCBVTV và không có mẫu nàovượt quá tiêu chuẩn cho phép [Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng và CS, 2004]. - Trong thực phẩm và nông sản, nghiên cứu của Nguyễn Văn Nguyên và CS,dư lượng HCBVTV trên chè cho thấy 13/13 mẫu chè khô có dư lượng cao gấp2 - 4,5 lần so với tiêu chuẩn của FAO. Các kết quả nghiên cứu của Cục Bảo vệthực vật liên tục trong 4 năm từ năm 2000 - 2004 cho thấy có 29,4 % - 37,3 %mẫu rau muống có dư lượng HCBVTV nhưng chỉ có 2,8 % đến 8,5 % là cómức lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Trong rau cải còn tồn dư HCBVTV cao hơntừ 38,2 % đến 63,9 %. Trong nhóm đậu đỗ tỷ lệ nhiễm HCBVTV từ 30,6 % -51,5 %; trong chè khô tìm thấy dư lượng HCBVTV tồn tại giảm dần theo cácnăm từ 67,1 % giảm xuống còn 40 %. Trên thực tế hiện tượng sử dụng HCBVTV không theo chỉ dẫn ở nhiều nơihiện nay đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kết quả địnhlượng HCBVTV ở một số địa phương cho thấy dư lượng HCBVTV trong đất,nước và thực phẩm đang ở mức báo động và có nguy cơ gia tăng [Trần TuấnKhanh, 2008]. Chính vì vậy nhiễm độc HCBVTV đang là vấn đề đáng lưu tâmtrong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người lao động nông nghiệp.2.3.2. Ảnh hưởng tới hệ sinh tháiThuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến quần thể sinh vật. các côn trùng cóích giúp tiêu diệt các loài dịch hại [thiên địch] cũng bị tiêu diệt, hoặc yếu đi dothuốc bảo vệ thực vật, hoặc di cư đi nơi khác do môi trường bị ô nhiễm dothiếu thức ăn do ta xử lý thuốc bảo vệ thực vật để trừ dịch hại. hậu quả là mấtcân bằng hệ sinh thái. Nếu côn trùng đối tượng quay trở lại thì dịch rất dễ xãyra do không còn thiên địch thống chế. Một số côn trùng có khả năng kháng thuốc sẽ duy truyền tính nỳ cho thế hệsau và như vậy hiệu lực của thuốc BVTV giảm. muốn diệt sâu, lại phải giatăng liều lượng thuốc sử dụng, điều này làm gia tăng dư lượng thuốc BVTV19trên nông sản và môi trường ngày càng bị ô nhiểm hơn. Mặt khác nông dân sẽsử dụng các loại thuốc cấm sử dụng do có độ độc cao và tính tồn lưu lâu dàihoặc phối trộn nhiều thuốc BVTV làm tăng độ độc. theo thống kê đến năm1971 đã có 225 loài côn trùng và nhệnh kháng thuốc. thuốc BVTV làm tăngloài này và giảm loài kia, song nhìn chung làm giảm đa dạng sinh học [loài giatăng đa số là loài gây hại].2.3.3. Ảnh hưởng tới sức khỏe con ngườiẢnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người bao gồm: - Nhiễm độc cấp thường gặp là: các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt dothức ăn bị nhiễm HCBVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công nghiệp và sựtiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là nguyên nhân của phần lớn các vấnđề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan tới HCBVTV [Craig Meisner, 2004]. - Các ảnh hưởng mãn tính do sự tiếp xúc với HCBVTV với liều lượng nhỏtrong thời gian dài có liên quan tới nhiều sự rối loạn và các bệnh khác nhau.Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữaHCBVTV với bệnh ung thư não, ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, bàng quang,thận. Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng, quái thai, ảnh hưởngchất lượng tinh dịch, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn hành vi, tổn thươngchức năng miễn dịch và dị ứng, tăng cảm giác da. Đặc biệt là những liên quancủa HCBVTV với ung thư, bạch cầu cấp ở trẻ em. Liên quan đến một số bệnhnhư Alheimer, bệnh Parkison, các bệnh ở hệ thống miễn dịch, tạo huyết. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có những con số chính xác về ngộ độcHCBVTV trên phạm vi toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Liên Mỹ ước tính khoảng3 % người lao động nông nghiệp tiếp xúc với HCBVTV bị ngộ độc cấp tính,với khoảng 1,3 tỷ người lao động nông nghiệp trên toàn thế giới có nghĩa làkhoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm. Một phương pháp khác để tính số trường hợp nhiễm độc do HCBVTV làdựa vào số dân có nguy cơ. Theo Jayaratnam và CS ở một số nước mỗi năm cókhoảng 7 % số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có sử dụngHCBVTV đã từng có triệu chứng nhiễm độc [bao gồm cả các trường hợpnhiễm độc nhẹ]. Một số đánh giá khác do Trung Quốc đưa ra lại cho rằng mỗi20năm có 1 % số người sử dụng HCBVTV bị nhiễm độc, tuy nhiên tất cả cácđánh giá trên vẫn chưa được thống nhất.2.3.3.1. Thực trạng nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật trên thế giới Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] năm 1990, mỗi năm cókhoảng 25 - 39 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc, trong đó3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng làm 220.000 ca tử vong liên quan đếnHCBVTV. Ở các nước đang phát triển chiếm 99 % số trường hợp, cho dùnhững nước này chỉ tiêu thụ 20 % lượng HCBVTV. Con số thực tế có thể còncao hơn nhiều. Cụ thể thống kê của một số quốc gia như sau: Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1951-1990 có ít nhất 184 vụ ngộ độccấp tính do HCBVTV, gây nhiễm độc cho 24.731 người, chết 1.065 người [4,3%]. Năm 1992-1995 có 214.094 trường hợp ngộ độc HCBVTV cấp tính với22.545 người chết. Năm 1997-2003 có 108.372 người bị ngộ độc HCBVTV.Trong đó, tỷ lệ nhiễm độc nghề nghiệp chiếm 25,39 % và nhiễm độc khôngnghề nghiệp 74,61 %. Tỷ lệ tử vong là 6,86 % [Jinxiang Huang, 2001]. Bộ Y tế Thái Lan, trong báo cáo thường niên năm 1998 đã có 4.398 trườnghợp ngộ độc HCBVTV và tỷ lệ trên 100.000 dân là 7,16. Năm 2003, số vụ ngộđộc là 2.342 trường hợp và tỷ lệ trên 100.000 dân là 3,72 [PanpimonChunyanuwat, 2005]. Ở I-Rắc có vụ nhiễm độc HCBVTV điển hình vào năm 1971-1972 hơn6.000 người đã phải vào viện triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm và 459 ngườichết, sau khi ăn bánh mì đã được làm từ ngũ cốc đã bị phun thuốc diệt nấmmethylmercury [Litchfield M.H, 2005]. Ở Ấn Độ vụ ngộ độc khủng khiếp tại Bhopal do rò rỉ HCBVTVMethylisocyanate đã làm 200.000 người mắc và 2000 người tử vong [Đỗ Hàmvà CS, 2007] . Tại Campuchia theo nghiên cứu của Sylviane Nguyen và CS phỏng vấn 210nông dân sử dụng HCBVTV có 88 % có triệu chứng ngộ độc. Nhiễm độc HCBVTV là “bệnh dịch vô hình” luôn tồn tại ở tất cả các quốcgia. Có rất nhiều thống kê, báo cáo và những nghiên cứu ở nhiều nước trên thếgiới về ngộ độc và cách phòng ngộ độc cũng như xử trí ngộ độc HCBVTV. 212.3.3.2. Thực trạng nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam HCBVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1957, trong thời gian 20 nămđầu người ta không chú ý nhiều về tác hại của các HCBVTV đối với môitrường và con người. Đến những năm 80 mới có những công trình nghiên cứuvề ô nhiễm môi trường và tác dụng độc hại của HCBVTV đối với sức khỏe conngười. Những ảnh hưởng trên lâm sàng, cận lâm sàng của HCBVTV đối vớingười Việt Nam bước đầu được làm sáng tỏ và là tiếng chuông báo động vềnguy cơ sức khỏe môi trường do HCBVTV gây nên ở nước ta. Theo Hà Minh Trung và CS trong nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước 11-08, cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc nghề nghiệpvới HCBVTV ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với tỷ lệ nhiễm độc HCBVTVmạn tính là 18,26 % thì số người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước có thểlên tới 2,1 triệu người. Theo Bộ Y tế từ năm 1980-1985 chỉ riêng 16 tỉnh phía Bắc đã có 2.211người bị nhiễm độc nặng do HCBVTV, 811 người chết. Năm 1997 tại 10 tỉnh,thành phố cả nước với lượng HCBVTV sử dụng mới chỉ là 4.200 tấn nhưng đãcó 6.103 người bị nhiễm độc, 240 người chết do nhiễm độc cấp và mãn tính.Nghiên cứu của Vụ Y tế dự phòng [chương trình VTN/OCH/010 - 96.97], tại 4tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Tiền Giang, Cần Thơ trong 4 năm [1994-1997] đã có 4.899 người bị nhiễm độc HCBVTV, 286 người chết [5,8 %]. Cácbiểu hiện nhiễm độc sau ngày làm việc khá phổ biến: đau đầu, chóng mặt, mệtmỏi, lợm giọng, buồn nôn, chán ăn…Nhiều tác giả đã nghiên cứu đánh giá ảnhhưởng của HCBVTV đến sức khoẻ con người. Nguyễn Văn Nguyên và CS nghiên cứu trên 571 công nhân của 2 nôngtrường chè có sử dụng HCBVTV thấy 77,2 % đau đầu kém ngủ, 75,5 % đautức ngực và khó thở, 65,5 % đau lưng và xương khớp, 46,5 % mệt mỏi runchân tay, 44,8 % ho và khạc đờm, 29,3 % đau bụng không rõ nguyên nhân,24,1 % chán ăn. Khám lâm sàng thấy 25,0 % có hội chứng suy nhược thầnkinh, 26,5 % có hội chứng rối loạn tiêu hóa, 16,3 % bị bệnh xương khớp,12,4% bị bệnh đường hô hấp, 10 % bị bệnh ngoài da. Những rối loạn sớm nổibật là hoạt tính enzym cholinesetrase giảm xuống chỉ còn 75 % so với nhóm22chứng, 19,6 % thiếu máu, 37,2 % có bạch cầu trung tính thấp. Nguyễn Đình Chất nghiên cứu 62 bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc cấplân hữu cơ thấy tổng số nhiễm khuẩn là 29/62 [46,78 %] trong đó nhiễm khuẩnphổi - phế quản là 23/29 [79,32 %]. Ngộ độc càng nặng thì càng dễ bị nhiễmkhuẩn, ngộ độc độ I: nhiễm khuẩn 0 %, độ II: 39,29 %, độ III: 62,5 %, độ IV:80 %. Nguyễn Duy Thiết điều tra 100 hộ gia đình tại 5 đội xã Tam Hiệp, huyệnThanh Trì - Hà Nội thấy 73 % có biểu hiện triệu chứng như nôn nao, khó chịu,choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ, ngứa và nóng rát cácvùng da hở. Tạ Thị Bình và CS nghiên cứu trên 30 công nhân tiếp xúc thường xuyên vớiHCBVTV thấy hoạt tính enzym cholinesterase giảm đi so với nhóm chứng, 10% số tiếp xúc có sự giảm enzym cholinesterase hồng cầu, 36,6 % giảm enzymcholinesterase huyết tương. Trần Ngọc Lan và CS điều tra 1667 lao động thường xuyên sử dụngHCBVTV tại 16 xã thuộc 8 tỉnh miền Trung và miền Nam cho thấy các triệuchứng hay gặp là các triệu chứng về hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh thựcvật. Bệnh thường gặp là các bệnh về đường hô hấp [trong đó có mũi họng]. Chỉtính từ 2000 đến tháng 6/2001 tại 14 xã được điều tra đã có 199 trường hợpnhiễm độc, 86,93 % những ca đi phun thuốc có biểu hiện nhiễm độc. Tỷ lệ tửvong do nhiễm độc chiếm 2,51 %. Trần Như Nguyên, Đào Ngọc Phong nghiên cứu trên 500 hộ gia đình ngoạithành Hà Nội thấy dấu hiệu phổ biến nhất sau khi sử dụng HCBVTV là chóngmặt, nhức đầu, buồn nôn thấy ở 70 % đối tượng ngoài ra còn các triệu chứngăn kém, hoa mắt, đau bụng [rối loạn giấc ngủ]. Trần Như Nguyên, Lê Minh Giang và CS sử dụng phương pháp xã hội họcvà dịch tễ học điều tra cộng đồng trên 510 người ở ba vùng chuyên canh tại:Hà Nam - Thái Nguyên và ngoại thành Hà Nội năm 1995-1997. Kết quả nhậnthấy có sự trùng hợp giữa những biến động thai nghén không mong muốn khácnhau với mức độ phun thuốc khi mang thai. Hà Huy Kỳ và CS nghiên cứu 213 công nhân sang chai, đóng gói HCBVTV23ở 4 cơ sở sản xuất. Kết quả cho thấy giảm hoạt tính enzym cholinesterase toànphần chiếm 34,7 % ; giảm enzym cholinesterase hồng cầu 33,8 %; enzymcholinesterase huyết tương giảm trên 30 % chiếm 8,9 %. Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Dư Loan, Hoàng Thị Bích Ngọc nghiên cứu trên36 người dân thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV ở 2 xã thuộc huyện ThườngTín, nhóm chứng gồm 32 sinh viên Học viện Quân y. Kết quả nghiên cứu chothấy: ở những người làm nông nghiệp, tiếp xúc dài ngày với HCBVTV thì hoạtđộ enzym cholinesterase [5931 U/l] giảm so với nhóm chứng [8359U/l]. Cao Thuý Tạo tiến hành một nghiên cứu ngang, mô tả nguy cơ nhiễm độcHCBVTV trên người sử dụng tại một số vùng chuyên canh khác nhau. Kết quảcho thấy người sử dụng HCBVTV thường có biểu hiện mệt mỏi chóng mặt,tăng tiết nước bọt, mất ngủ. Nồng độ HCBVTV/cm2 da sau khi phun gấp 2 lầntrước khi phun, 32,4 % đối tượng nghiên cứu có biểu hiện cường phó giaocảm. Có thể nói nhiễm độc HCBVTV là một thực tế diễn ra thường xuyên liêntục ở tất cả các địa phương trong nước và trở thành một vấn đề lớn trongCSBVSK người lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 2.4. Nguyên nhân làm tăng ảnh hưởng xấu của hóa chất BVTV tới môi trường Trong sản xuất nông lâm nghiệp [NLN], lợi ích của thuốc BVTV manglại là không thể phủ nhận. Thuốc BVTV giúp tiêu diệt các loài dịch hại cây trồngnhư: Sâu, bệnh, cỏ dại và mối, mọt, nấm mốc trong dụng cụ, kho bảo quảnthóc, ngô, đậu tương, các loại gỗ, hàng mây che đan Góp phần vào nâng caonăng suất, giá trị sản xuất rất thiết thực, hiệu quả. Tuy nhiên, những tác hại mà thuốc BVTV gây ra cho sức khoẻ con người và môitrường về trước mắt cũng như lâu dài không phải ai cũng nhận ra được như:- Gây ô nhiễm môi trường sống [đất, nước, không khí] khi phun thuốc trênđồng ruộng, khử trùng nông sản, ngâm ủ rau quả.24- Để lại dư lượng với mức độ gây độc khác nhau trên các loại nông sản tiêudùng hàng ngày như: Gạo, ngô, các loại rau quả đã làm suy giảm sức khoẻ conngười, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như: Ung thư, thoái hoá xương khớp, bịnhiễm nặng có thể gây dị tật cho các thế hệ sau - Ngoài ra, việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan, không đúng kỹ thuật, phunthuốc theo kiểu “đi tắt, đón đầu”, không cần căn cứ vào hiện trạng của hệ sinh tháiđồng ruộng sẽ làm cho hiểm hoạ sâu bệnh của những năm sau ngày càng trầmtrọng và việc chi phí cho thuốc BVTV ngày càng lớn hơn; đây chính là vòng luẩnquẩn trong canh tác nông nghiệp hiện nay. - Ngoài ra, tại một số vùng của nước ta do việc xây dựng một số kho thuốcBVTV không đúng qui định đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng màcác phương tiện thông tin đại chúng đã từng công bố. - Thuốc BVTV làm đảo lộn hệ sinh thái nông nghiệp là nguyên nhân chủyếu gây lên những đợt dịch sâu bệnh trầm trọng trên cây trồng những năm sau: - Khi phun thuốc BVTV trên đồng ruộng không chỉ tiêu diệt các loài sâu,bệnh, cỏ dại gây hại cây trồng mà còn tiêu diệt các loài thiên địch có ích, đa sốcác loài thiên địch bị tiêu diệt trước và chết nhiều hơn do chúng dễ mẫn cảm vớithuốc BVTV hơn nhiều so với các loài sâu hại. Bên cạnh đó, các loài sâu hại saukhi bị phun thuốc, những cá thể còn sống sẽ phục hồi quần thể nhanh hơn nhiều sovới các loài thiên địch vì các loại thuốc BVTV hiện nay không thể tiêu diệt đượchết các loài sâu, bệnh khi phun trên đồng ruộng [hiệu quả của thuốc BVTV chỉ đạttừ80 – 85%]. Vì vậy, ở những nơi nào người dân dùng nhiều thuốc để phòng trừcác đối tượng sâu bệnh hại lúa hoặc các cây rau mầu khác thì ở chính những nơiđó sẽ thường xuyên bùng phát dịch sâu bệnh vào những vụ và năm sau do thiênđịch chưa kịp hồi phục để đủ sức khống chế sâu hại. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc25

Video liên quan

Chủ Đề