Thuốc gây nghiện gồm những sản phẩm nào

https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/phong-chong-toi-pham-xam-hai-tre-em/phan-loai-cac-chat-ma-tuy-807.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

- Phân loại chất ma túy dựa theo nguồn gốc sản xuất: Trong phương pháp này, người ta phân loại các chất ma túy dựa vào nguồn gốc của nguyên liệu dùng để sản xuất chúng và nguồn gốc của các sản phẩm tạo ra chúng. Theo phương pháp phân loại này thì hiện có ba nhóm chất ma túy: + Các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên. Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa,... Các chất ma túy loại này đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước Công nguyên và vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Điển hình cho các chất ma túy thuộc nhóm này là: nhựa thuốc phiện, cần sa, v.v... + Các chất ma túy có nguồn gốc bán tổng hợp. Đây là các chất ma túy mà một phần nguyên liệu dùng để sản xuất ra chúng được lấy từ tự nhiên. Người ta cho những nguyên liệu này phản ứng với các chất hóa học đã được điều chế trong phòng thí nghiệm để tổng hợp nên chất ma túy mới. Những chất ma túy mới đó được gọi là chất ma túy bán tổng hợp, có độc tính cao hơn, có tác dụng tâm lý mạnh mẽ hơn so với chất ma túy ban đầu. Điển hình như morphine là chất ma túy có nguồn gốc từ tự nhiên cho kết hợp với anhydric axetic là hóa chất được điều chế trong phòng thí nghiệm để thu được heroin là chất ma túy bán tổng hợp. + Các chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp toàn phần. Đây là các chất ma túy mà nguyên liệu dùng để điều chế và các sản phẩm cuối cùng đều được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Ví dụ, người ta lấy ephedrine là tiền chất được điều chế trong phòng thí nghiệm cho kết hợp với một số hóa chất khác để tổng hợp ra chất methamphetamine là một trong những chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp toàn phần. Nếu so với các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên thì các chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp ra đời muộn hơn nhưng lại chiếm tỉ̉ lệ nhiều hơn trong tổng số các chất ma túy đã được quy định. Sự ra đời của các chất ma túy và các tiền chất thuộc loại này gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của ngành hóa học. - Phân loại các chất ma tuý dựa vào tác dụng đối với tâm sinh lý: Trong phương pháp này, người ta phân loại các chất ma túy dựa trên những triệu chứng lâm sàng do chúng gây ra sau khi được đưa vào cơ thể. Nhìn chung, sau khi được đưa vào cơ thể, các chất ma túy gây ra những đặc điểm tâm sinh lý ở người sử dụng khác với đặc điểm tâm lý của con người bình thường. Đây là cách phân loại hay được sử dụng nhất trong thực tế. Theo cách phân loại này, hiện có một số nhóm chất ma túy chủ yếu sau: + Nhóm các chất ma túy an thần: Các chất thuộc nhóm này, sau khi được đưa vào cơ thể khoảng từ 5 đến 10 phút thì người nghiện có cảm giác bồng bềnh trôi nổi như những cuộc du ngoạn ngắn, quên hết mọi nhọc nhằn, đau khổ, nhạy cảm về xác thịt. Tại Việt Nam và một số nước trên thế giới, các chất ma túy thuộc nhóm này chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số các chất ma túy đang tồn tại, phổ biến như: + Nhóm chất an thần, gây ngủ + Rượu (ethanol): Bia, rượu chát, rượu mạnh,... + Benzô-đai-zê-pin (Benzodiazepines): là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc thuốc ngủ. Những loại Ben-zô thông dụng như Librium, Antenax, Valium, Propam, Mogadon, Dormicum, Nitepam, Alepam, Murelax, Serapax, Benzotran, Rivotril, Euhypnos, Normison, Temaze, Rohypnol,... + Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện như thuốc phiện (opium), morphine, pethidine, codeine, bạch phiến (heroin), methadone, buprenorphine,... + Cần sa ở liều lượng nhẹ + Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít, như xăng, thuốc chùi sơn, keo, dung dịch pha loãng sơn (paint thinner),... - Nhóm các chất ma túy gây kích thích: Các chất thuộc nhóm này sau khi đưa vào cơ thể từ 10 đến 15 phút sẽ có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn, tự tin hơn và không cảm thấy đói, mệt, nếu dùng liều cao sẽ gây cảm giác về sức mạnh và ảo tưởng khoái lạc. Các chất kích thích còn được gọi là các chất “doping”. Điển hình cho các chất ma túy thuộc nhóm này là: cocain, crack, amphetamine, methamphetamine, v.v... - Nhóm các chất ma túy gây ảo giác: Nhóm này bao gồm nhiều loại chất có nguồn gốc khác nhau, cấu tạo hóa học khác nhau. Có loại là sản phẩm tự nhiên, có loại là sản phẩm tổng hợp toàn phần. Khi được đưa vào cơ thể, các chất gây ảo giác tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây nên những thay đổi trong thái độ và nhận thức, từ ảo ảnh đến ảo giác, còn được gọi là loạn tâm thần. Người sử dụng mất đi những tiếp xúc với thực tế, có những cơn hoang tưởng giống như bệnh nhân mắc bệnh tâm thần thể hoang tưởng. Người nghiện cảm thấy bản thân mình rất anh hùng, rất dũng cảm. Điển hình cho nhóm ma túy này là: lysergide (LSD), cỏ Mỹ, cần sa ở liều cao,… - Phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc hóa học của các chất ma túy. Đây là phương pháp phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc hóa học của các chất ma túy. Cách phân loại này ít được sử dụng trong đời sống xã hội, nhưng lại được các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu để chuyển hóa từ chất này thành chất khác và đặc biệt là việc tìm ra các phương pháp giám định chúng. - Phân loại dựa theo danh mục kiểm soát ma túy của quốc tế. Phương pháp phân loại này dựa trên cơ sở độc tính, tác hại của các chất ma túy và mức độ quản lý của pháp luật đối với chúng. Theo cách phân loại này, các chất ma tuý được chia thành 3 bảng sau: + Bảng 1: Gồm 45 chất rất độc hại, tuyệt đối không được sử dụng trong lĩnh vực y tế. Điển hình cho bảng này là axetorphine, heroin, học lysergide, v.v... + Bảng 2: Gồm 136 chất độc hại, được sử dụng hạn chế trong y và trong nghiên cứu khoa học, đồng thời chịu sự kiểm soát của các cơ quan pháp luật. Điển hình cho nhóm này là amphetamine, cocain, codeine, mecloqualone, methamphetamine. + Bảng 3: Gồm 69 chất độc hại, được sử dụng trong y học và trong nghiên cứu khoa học, nhưng chịu sự kiểm soát ở mức độ thấp hơn so với các chất ma túy ở bảng 1 và bảng 2. Điển hình trong nhóm này là các benzodiazepine, các babiturat, v.v... - Phân loại dựa theo mức độ gây nghiện và khả năng lạm dụng. Theo phương pháp này, người ta chia các chất ma túy ra làm 2 nhóm. + Nhóm ma túy có hiệu lực cao: Đây là những chất ma túy có độc tính cao, có hoạt tính sinh học mạnh, gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng: heroin, cocain, Ecstasy,… - Nhóm ma túy có hiệu lực thấp: Đây là những chất ma túy có độc tính thấp hơn, mức độ hoạt tính sinh học của chúng cũng thấp, thường là những chất an thần như diazephin, clordiazepam./.