Thuốc không dùng cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh

18/12/2018

1. Liều lượng thuốc sử dụng cho trẻ em:

  • Khi phân liều thuốc, sử dụng các dụng cụ đo lường của nhà sản xuất kèm theo.
  • Không dùng muỗng và tự ước lượng để phân liều thuốc.

2. Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách:

  • Sau khi mở nắp lọ thuốc, cần bảo quản thuốc nhỏ mắt theo như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc về: hạn dùng, ngày hết hạn.
  • Khi nhỏ mắt, không để đầu lọ thuốc chạm vào tay hoặc mi mắt vì có thể gây nhiễm bẩn cả lọ thuốc.
  • Sau khi dùng, đậy nắp lọ thuốc càng nhanh càng tốt.
  • Không cất trữ lọ thuốc dùng dở sau khi đã khỏi bệnh.

3. Không để thuốc trong tầm với của trẻ:

  • Tất cả các loại thuốc phải được đặt trong tủ an toàn có khóa.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi:

  • KHÔNG sử dụng các loại dầu có chứa menthol hay tinh dầu bạc hà vì những thành phần này gây suy hô hấp.
  • KHÔNG sử dụng dầu long não cho trẻ vì camphor trong dầu long não có thể gây kích thích thần kinh và co giật.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc cảm, thuốc ho cho trẻ em:

  • Chỉ sử dụng thuốc cảm, ho cho trẻ dưới 2 tuổi khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Việc sử dụng đồng thời nhiều sản phẩm thuốc có chứa paracetamol để điều trị cảm, ho cho trẻ có thể dẫn đến quá liều paracetamol và gây ngộ độc. Do đó, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chắc chắn không có sự trùng lắp về thành phần.

6. Không pha thuốc vào sữa hay thức ăn của trẻ:

  • Nhiều ông bố bà làm cách này để thuận tiện trong việc cho con dùng thuốc, tuy nhiên điều này có thể khiến trẻ từ chối đồ ăn, thức uống những lần sau đó dù không có pha thuốc.

7. Không bôi thuốc lên da trẻ rồi băng kín lại:

  • Khi bôi thuốc lên da trẻ rồi băng kín lại làm cho thuốc dễ ngấm sâu vào bên trong gây hại cho trẻ.

8. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ:

  • KHÔNG tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc.
  • KHÔNG sử dụng đơn thuốc cũ hay lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống.

9. Khi cho trẻ uống thuốc, cần lưu ý:

  • KHÔNG bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc vì việc này sẽ làm cho trẻ sợ hãi, việc uống thuốc sẽ trở nên khó khăn hơn, mặc khác rất dễ gây sặc dẫn đến nguy hiểm cho trẻ.
  • KHÔNG cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật.

10. Không tự ý dùng thuốc cho trẻ em:

  • Việc tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể gây ngộ độc và lờn thuốc.
  • Khi trẻ có triệu chứng bệnh, tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị.

[TH - Trích dẫn tài liệu Hướng dẫn sử dụng thuốc cho trẻ em, BV Từ Dũ]

- 30 October 2017

Thuốc kháng sinh được ví như một con dao hai lưỡi, khi sử dụng đúng thì bệnh thuyên giảm, sử dụng sai bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, điều này càng hết sức phải lưu ý khi đối tượng sử dụng kháng sinh là trẻ nhỏ, chúng ta càng cần tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn kháng sinh phù hợp với bệnh, với độ tuổi, đúng hàm lượng, liều lượng, cách dùng, đường dùng để vừa đem lại tác dụng hiệu quả cho sức khỏe vừa tránh được tác dụng phụ và tai biến cho trẻ.

Theo ông Phạm Văn Thịnh, Giám đốc, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Lạng Sơn cho biết, các thuốc kháng sinh không có tác dụng với Virút mà chỉ có tác dụng điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Khi người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ bị mắc bệnh viêm nhiễm không nên tự mua thuốc kháng sinh về điều trị, mà nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Tuy nhiên lại có trường hợp nhiều bậc làm cha, làm mẹ vì thương con, khi đi khám nhất nhất đòi bác sĩ kê cho loại kháng sinh mà bệnh của con mình chưa cần dùng đến là không nên, vì sử dụng lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết, không đúng liều cũng  gây ra tình trạng nhờn thuốc của vi khuẩn hay còn gọi là kháng thuốc.

Thực tế cho thấy không phải bệnh nào cũng phải dùng thuốc kháng sinh để giải quyết. Mặt khác, bất cứ loại kháng sinh nào cũng đều có tác dụng phụ không mong muốn đối sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là đối trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mà các hệ cơ quan trong cơ thể đang ở giai đoạn phát triển, chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh, chưa tự đào thải độc tố từ thuốc kháng sinh ra khỏi cơ thể như người trưởng thành. Do vậy cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ, chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh, hạn chế thấp nhất tác dụng không mong muốn trong suốt quá trình điều trị.

Để sử dụng kháng sinh được an toàn, cách tốt nhất khi trẻ mắc bệnh, các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào, khi không có chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ khi trẻ tái phát bệnh các biểu hiện như bệnh cũ mà không có  sự thăm khám, hướng dẫn của thầy thuốc. Đặc biệt lưu ý hiện nay trên thị trường thuốc có một số nhóm kháng sinh được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ nhỏ do gây nhiều độc tính cho cơ thể của trẻ như nhóm Quinolon có thể gây động kinh; nhóm Tetracyclin có thể gây chậm phát triển xương, răng vàng nâu vĩnh viễn; nhóm Aminozid có thể gây điếc, nhiễm độc gan...

Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ phải sử dụng đúng liều, đủ thời gian theo chỉ đỉnh của bác sỹ tùy vào mức độ nhiễm khuẩn. Chỉ dừng thuốc khi trẻ khỏi bệnh từ 2 đến 4 ngày. Liều dùng thông thường sẽ được tính theo độ tuổi, cân nặng, chiều cao của trẻ, do vậy không nên tự ý tăng hay giảm liều hoặc lấy đơn thuốc của trẻ này để mua thuốc điều trị cho trẻ khác.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên chọn thuốc uống dạng  lỏng như: siro, hỗn dịch, dạng bột, dạng cốm hòa tan vì các dạng bào chế này có vị ngọt, thơm dễ uống. Không cho trẻ uống thuốc có dạng viên bao phim hoặc nén vì những thuốc này khó nuốt, có vị đắng làm trẻ sợ hãi. Chỉ sử dụng dạng tiêm hoặc truyền khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Khi cho trẻ uống thuốc, không nên pha thuốc kháng sinh vào thức ăn, sữa, các loại nước ép trái cây, sinh tố, nước ngọt có ga vì sẽ gây ra phản ứng hóa học, làm thay đổi tác dụng cũng như giảm hiệu quả và tác dụng của thuốc. Chỉ nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội để đảm bảo đặc tính và duy trì hiệu quả sử dụng. Tuân thủ hướng dẫn bác sĩ về thời gian uống thuốc trước bữa ăn, sau bữa ăn, trong bữa ăn để thuốc được hấp thu tốt nhất vào cơ thể trẻ. Khi trẻ xuất hiện tác dụng phụ của thuốc như nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, khó thở hoặc các biểu hiện của dị ứng thuốc cần dừng thuốc kháng sinh và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Bản tin y tế số 2/2017

Thuốc kháng sinh là gì? Kháng sinh hoạt động theo cách thức nào để có thể phát huy được công dụng của thuốc? Khi nào nên dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh. Ngày nay trên thị trường, có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau. Vậy phụ huynh có thể lựa chọn kháng sinh như thế nào? Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Thuốc kháng sinh hoạt động như thế nào?

Thuốc kháng sinh giúp kháng lại tình trạng nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm.

Các cơ chế hoạt động của thuốc là:

  • Thuốc có thể tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn
  • Ngoài ra, thuốc có thể giúp ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn
  • Không những vậy, kháng sinh còn giúp ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn

2. Cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh khi nào?

Trẻ có thể cần sử dụng kháng sinh nếu

  • Tình trạng ho của trẻ vẫn không cải thiện sau 14 ngày
  • Bị viêm họng do liên cầu đã được chẩn đoán. Nếu nhiễm liên cầu không được chẩn đoán thì không cần thiết dùng kháng sinh.
  • Không những vậy, dùng thuốc khi trẻ đã được chẩn đoán là viêm phổi hoặc ho gà
  • Ngoài ra, các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ vẫn không cải thiện sau 10 ngày. Hoặc đã cải thiện nhưng nay các triệu chứng xấu trở lại
  • Trường hợp trẻ chảy nước mũi vàng – xanh và sốt từ >39°C trong vài ngày
  • Lưu ý ở trường hợp trẻ 38°C. Gọi cho bác sĩ nhi của bạn. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng nên trẻ có thể phải được sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh.
  • Khi trẻ sơ sinh bị sốt, ho, sổ mũi, … Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị bệnh là do nhiễm siêu vi thì không thể điều trị bằng kháng sinh.
  • Do vậy, với trẻ sơ sinh, kháng sinh chỉ nên được dùng khi trẻ bị bệnh do vi khuẩn [đã tìm ra được vi khuẩn gây bệnh hoặc các triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn] hoặc trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Một số bệnh lý ở trẻ sơ sinh cần phải dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh để điều trị là

  • Trẻ bị viêm tai giữa
  • Ngoài ra, trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây ra thì cũng nên dùng kháng sinh để điều trị
  • Mắc bệnh viêm phổi, viêm màng não
  • Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn máu
  • Trẻ bị giang mai bẩm sinh
  • Trẻ sơ sinh mắc uốn ván

3. Các loại thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay

Có thể tham khảo một số thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh dưới đây

Penicillin [amoxicillin và penicillin G]

Thường được kê đơn như là một liệu pháp đầu tay khi điều trị tình trạng viêm tai giữa và viêm xoang do vi khuẩn.

Liều dùng: thường được dùng với tần suất 2 lần/ ngày x 10 ngày.

Thuốc ức chế beta-lactamase [Augmentin]

Thuốc được chỉ định trong những trường hợp viêm tai giữa phức tạp hơn. Không những vậy, có thể dùng  cho trẻ đã từng bị viêm tai giữa tái phát, viêm xoang nặng và một số dạng viêm phổi.

Cách dùng: thường được dùng 2 lần/ ngày x 10 ngày.

Cephalosporin [Cefdinir, ceftibuten…]

Kháng sinh này được kê đơn cho các trường hợp viêm tai giữa phức tạp

Ngoài ra, Cephalosprin còn được dùng điều trị viêm phổi và trẻ đã từng bị viêm tai giữa tái phát và viêm xoang do vi khuẩn.

Macrolid [azithromycin và erythromycin]

Thường được chỉ định để điều trị bệnh ho gà và các dạng viêm phổi nhẹ hơn

Thuốc có thể dùng trong các đợt ngắn hơn trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.

Thuốc sulfat [trimethoprim + sulfamethoxazole]

Thuốc kháng sinh này được chỉ định để điều trị nhiễm trùng do tụ cầu và nhiễm trùng đường tiết niệu.

4. Thận trọng khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh

Trong thăm khám và điều trị, việc dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh luôn được các bác sĩ nhi khoa cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế những tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.

Tùy vào tác nhân gây bệnh, các loại kháng sinh khác nhau sẽ được chỉ định với liều dùng phù hợp với tình trạng, độ tuổi, thể trạng và cân nặng của trẻ. Mục đích là để làm giảm đến mức tối thiểu các tác dụng không mong muốn. Khi có chỉ định dùng kháng sinh tức là trẻ cần phải được sử dụng để điều trị tình trạng bệnh lý cụ thể, kể cả trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinhcần thận trọng và lưu ý như sau:

  • Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn và cần phải dùng nhiều loại kháng sinh cùng lúc. Lưu ý, không trộn lẫn các loại thuốc lại với nhau khi dùng
  • Cần phải ngưng sử dụng kháng sinh cho trẻ nếu không có bất kì chứng cứ nào cho thấy trẻ bị nhiễm khuẩn
  • Ngoài ra, không được tự ý ngừng kháng sinh dù các triệu chứng đã thuyên giảm vì có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh
  • Nếu sau 72h dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà tình trạng bệnh vẫn không cải thiện. Đưa trẻ đi tái khám để được đánh giá và chẩn đoán lại. Đồng thời cân nhắc thay đổi loại kháng sinh sao cho phù hợp
  • Cần thận trọng với những loại kháng sinh có độc tính cao: Aminoglycoside, Chloramphenicol, Quinolone vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận.
  • Trong quá trình điều trị, nếu tiêu hóa của trẻ có vấn đề cần đưa đến bệnh viện để được điều trị và hỗ trợ kịp thời.

5. Hậu quả khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi

  • Như đã đề cập ở trên, không tự ý ngưng dùng kháng sinh khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Điều này có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh.
  • Việc dùng kháng sinh bừa bãi có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vì với những loại kháng sinh có độc tính cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận.
  • Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên đường tiêu hóa đặc biệt là tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ

Bên trên là những thông tin về thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh với công dụng cũng như cách thức hoạt động của thuốc. Bố mẹ cần phải nắm rõ cũng như theo dõi tình hình bệnh của con để thông tin cho bác sĩ kịp thời nhằm giúp cho việc điều trị của bé hiệu quả và tối ưu nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề