Cơ thể uống nước luộc rau thấy nước lọc không

Các loại thực phẩm thông dụng như nước dừa, nước mía, nước ép trái cây, rau má, râu ngô, mã đề, rễ cỏ tranh… được rất nhiều người lựa chọn. Hầu như ai ai cũng cho rằng là lành tính, tốt cho sức khỏe nên có thể sử dụng tùy ý. 

Nguyên nhân làm cơ thể bị nhiệt là do uống không đủ nước, do ảnh hưởng của khói, bụi, sức nóng của môi trường, do nhiễm siêu vi, vi trùng, mất nước do táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra, còn là do chức năng giải độc của cơ thể kém, mắc các bệnh mãn tính, phải dùng thuốc dài ngày... Vì thế, việc thanh nhiệt, giải độc là vô cùng cần thiết. 

Các loại nước mát bằng thảo mộc có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách, tuy nhiên không nên lạm dụng dùng hàng ngày thay nước lọc. Bởi ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu dễ làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải… Mỗi loại đều có những lưu ý và kiêng cữ riêng khi sử dụng, người dùng cần phải nắm rõ. Dùng thảo dược không cẩn thận cũng chẳng khác gì độc dược.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi uống nước lọc hay nước giải nhiệt cần uống từ từ để cho cơ thể hấp thu nước, không uống tới mức quá no trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng lưu lượng tuần hoàn, làm tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm đối với người lao động nặng, vừa đi nắng về, vận động viên vừa hoạt động mạnh xong. 

Không nên sử dụng nước các loại thảo mộc một cách tùy tiện. Nên uống nước lọc hàng ngày, với người bình thường, lượng nước được đưa vào cơ thể khoảng 2.500ml nước/ngày, trong đó nước uống khoảng 1.000-1.500ml. Nếu phải di chuyển nhiều trên đường hay làm việc ngoài trời cần bổ sung thêm nhiều nước hơn. Không nên để đến lúc khát mới uống nước. Khi đó cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước khá lớn, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tim, nguy cơ đột quỵ dưới trời nắng nóng.

Loại nước uống giúp giải nhiệt mùa hè tốt nhất vẫn là nước lọc, nước đun sôi để nguội. Chỉ cần uống nhiều nước để bù lại việc mất nước do thời tiết, đổ nhiều mồ hôi, cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời tăng sức chống chọi với các nguy cơ bệnh tật. Ngoài ra, bổ sung hợp lý nước trái cây, ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể bổ sung các vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng, năm phút sau khi uống, nước đã rời khỏi dạ dày. Vì thế, chỉ nên uống nước mười phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn. Không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn. Uống nước trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến tiêu hóa khó khăn. Vừa uống vừa ăn cũng dễ khiến thức ăn chưa được nhai kỹ đã nuốt xuống, không tốt cho tiêu hóa và hấp thu.

Uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày, không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc. Tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước.

Nếu không phải lao động đặc biệt, ra mồ hôi nhiều, mất nước thì bạn cần chia đều lượng nước cần uống hàng ngày cho buổi sáng, chiều, tối. Buổi tối có thể uống ít hơn.

Những loại nước uống tốt cho sức khỏe

Nước uống có thể là nước máy đun sôi để nguội, sữa, nước ép trái cây, nước ép rau củ, nước súp... đều có thể dùng được hàng ngày.

- Nước ép trái cây tươi: nước cam, quýt, bưởi, dưa chuột, táo...; khi uống không nên cho thêm đường. Loại nước quả ép này vừa cung cấp nước lại cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nó giúp tăng cường chức năng hoạt động của não và làm khỏe mạnh những mạch máu, giúp lưu thông khí huyết.

- Các loại nước ép từ rau củ như củ đậu, bí xanh, nước rau má... rất tốt cho cơ thể, nhất là đối trẻ bị thừa cân, béo phì; không sợ bị tăng cân, có tác dụng giải nhiệt.

- Sữa đậu nành không đường: Cung cấp nước, canxi và các chất dinh dưỡng khác.

- Nước rau luộc: rất tốt cho cơ thể vì cung cấp các vitamin và khoáng chất.

- Loại nước uống tốt nhất cho con người là nước sạch tự nhiên có trong rau quả, nước băng tan hoặc nước sạch nhân tạo.

Để đảm bảo sức khỏe nên tự đun sôi nước sạch để nguội uống hàng ngày, nếu uống nước đóng chai thì phải chọn các hãng có uy tín trên thị trường.

Video chỉ ra hầu hết mọi người uống nước chưa đúng cách

Hà An

Cách đây không lâu tại Tứ Xuyên [Trung Quốc], 2 trẻ sơ sinh bị ngộ độc nitrit được điều trị, nguyên nhân là do cha mẹ sợ con mình bị nóng trong vì uống sữa bột. Họ cho rằng nước rau ngót có thể hạ hỏa nên mới dùng nước luộc rau thay nước lọc để pha sữa cho con khiến 2 cháu bé bị ngộ độc, toàn thân tím tái, thiếu oxy nặng, rất may sau khi được cấp cứu kịp thời cả 2 đã thoát khỏi cơn nguy kịch.

Đây chỉ là một trong số những ví dụ liên quan đến tác hại của việc dùng sai các loại nước để tiêu thụ trong ngày. Chúng ta đều biết thường xuyên uống nước ngọt và nước có ga sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với sức khỏe nhưng lại không ngờ rằng còn nhiều loại nước khác cũng rất quen thuộc đang đe dọa đến cuộc sống của cả gia đình bạn.

Dưới đây là 5 loại nước uống thường xuyên có thể gây ngộ độc, tạo sỏi, thậm chí gây ung thư mà nhà nào cũng có và sử dụng hàng ngày, cần tránh xa càng sớm càng tốt.

1. Nước nấu/luộc rau

Cái gọi là "nước rau" là nước còn lại sau khi nấu rau với nước. Nước rau có uống được hay không còn phụ thuộc vào loại rau đó là loại rau gì, đối tượng uống, liều lượng uống.

Nhiều loại rau lá xanh, rau ăn củ có chứa lượng lớn nitrat, trong quá trình nấu ăn nitrat sẽ xâm nhập vào nước, dưới tác động của vi khuẩn… nó bị khử thành nitrit. Nitrit được tiêu thụ quá nhiều có thể gây ngộ độc, ăn trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư.

Trẻ còn nhỏ, khả năng tự điều chỉnh kém, liều lượng gây ngộ độc cũng rất thấp, do đó trẻ uống nước rau như vậy dễ bị ngộ độc hơn người lớn. Ngay cả người lớn cũng không nên dùng nước rau thay nước uống bình thường.

Ngoài nitrit, một số loại rau có hàm lượng axit oxalic cao như rau câu, chân vịt, rau muống, củ cải, cải bẹ xanh, mướp đắng, măng, hạt dẻ... Những loại rau có vị đắng nhẹ cho thấy lượng axit oxalic cao. Nếu chế biến chúng nên chần trước khi nấu, và nước rau lúc này vì chứa nhiều axit oxalic có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi nên không thích hợp để uống.

2. Nước quá lạnh/quá nóng

Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều không phù hợp để uống.

Nước nóng dễ làm bỏng khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày. Uống quá nhiều nước và đồ ăn nóng được coi là nguyên nhân vật lý gây ra bệnh ung thư đường tiêu hóa trên. Đồ uống nóng trên 65 độ C được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế [IARC] phân loại là chất gây ung thư 2A.

Trong khi đó, nước quá lạnh có thể gây co thắt đường tiêu hóa.

Tốt nhất là uống nước ấm, nhiệt độ nước khoảng 40 độ C. Nhiệt độ này gần với nhiệt độ của cơ thể người, sẽ giúp bạn cảm thấy rất dễ chịu, cơ thể người dễ hấp thụ.

3. Nước thô

Nguồn nước thô chưa được xử lý bằng các biện pháp hữu hiệu có thể chứa clo, vi khuẩn, trứng côn trùng, các chất hữu cơ còn sót lại… tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe con người, có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính và một số bệnh truyền nhiễm.

4. Nước muối nhạt

Nước muối nhạt là loại nước chứa lượng nhỏ muối, có thể làm tăng huyết áp và kích thích niêm mạc dạ dày khi uống vào.

Dù rằng nó có tác dụng ức chế vi khuẩn và bổ sung chất điện giải nên rất thích hợp để uống trong trường hợp viêm miệng, tiêu chảy; hoặc dùng để sát trùng khoang miệng, nhưng bạn tốt nhất nên hạn chế sử dụng. Cách dùng nước muối nhạt an toàn nhất là súc miệng, sau đó phải nhổ đi.

5. Nước bình trong hơn 7 ngày

Do có nhiều đầu vào và đầu ra nước nên rất khó để khử trùng hoàn toàn vòi uống. Khi nước trong vòi giảm dần, vi khuẩn sẽ phát triển trong vòi uống, vì vậy cần phải chú ý vệ sinh thường xuyên.

Nước trong bình cũng có hạn sử dụng, nói chung là không quá 7 ngày là thích hợp.

Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, Healthline

Video liên quan

Chủ Đề