Thể dục ở đại học gồm những môn nào

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM tập bài tổng hợp về thể lực - Ảnh: M.G.

Sáng 14-4, một nhóm sinh viên Trường ĐH Văn Lang được huấn luyện viên hướng dẫn các kỹ thuật bơi dưới hồ và thực hiện các bài tập bơi. Tiếp đó, TS Đỗ Trọng Thịnh - nguyên huấn luyện viên đội tuyển bơi quốc gia, giảng viên bộ môn giáo dục thể chất của trường - nói về vai trò của nước cũng như cung cấp các kiến thức về phòng chống tai nạn dưới nước.

Đa dạng môn học

Đây là năm đầu tiên Trường ĐH Văn Lang đưa môn bơi vào giảng dạy giáo dục thể chất trong hơn 10 môn học tự chọn như võ, yoga, khiêu vũ thể thao, bóng chuyền, điền kinh, bóng rổ, bóng đá... Ông Thịnh cho biết chỉ riêng trong học kỳ này hơn 700 sinh viên chọn môn bơi để học. "Nam thường chọn võ và bóng đá. Nữ thích khiêu vũ thể thao, yoga. Môn bơi số lượng nam nữ chọn học gần như nhau" - ông Thịnh nói.

Chúng tôi hỏi ngẫu nhiên ba sinh viên trong lớp bơi. Hai bạn nói chưa biết bơi nên học để biết bơi ít nhất một kiểu. Bạn còn lại đã biết bơi, chọn học để dễ qua môn. Dù lý do chọn khác nhau nhưng cả ba đều có điểm chung là thích môn học này. 

"Đây không chỉ là môn học rèn luyện thể lực mà còn trang bị kỹ năng cần thiết cho bản thân trong những thời điểm cần thiết. Hơn nữa, nó cũng giúp tôi thư giãn, giảm căng thẳng" - một nữ sinh viên nói.

Một cán bộ Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết trước đây trường chỉ có vài môn giáo dục thể chất. Tuy nhiên, sau đó trường tiến hành khảo sát nhu cầu học thể thao của sinh viên từ năm 1 đến năm 3 để xây dựng chương trình học 13 môn được áp dụng từ nhiều năm qua. Sinh viên tốt nghiệp có thể chơi ít nhất ba môn thể thao. Trong đó, học phần bắt buộc là môn bơi, tất cả sinh viên đều phải học và đạt. Hai học phần tự chọn còn lại mỗi học phần có sáu môn.

Học phần tự chọn 1 gồm bóng đá, tennis, gym, cầu lông, bóng chuyền, taekwondo. Học phần tự chọn 2 gồm bóng rổ, võ cổ truyền, vovinam, yoga và cờ vua vận động. Nguyễn Hoàng Mỹ Vân - sinh viên năm 3 ngành ngôn ngữ Anh Trường ĐH Tôn Đức Thắng - cho biết đã hoàn thành các học phần bơi, cầu lông và vovinam của môn giáo dục thể chất.

"Đó là những môn mà tôi thích nên việc học cũng rất thoải mái và có động lực. Tôi đã biết bơi, cải thiện được thể lực. Bên cạnh đó, tôi học được sự tập trung và dẻo dai từ môn cầu lông, tính kỷ luật của môn vovinam. Môn võ này giúp tôi có thể tự vệ trong những hoàn cảnh cần thiết. Tôi cảm thấy có được thể lực và trí lực tốt hơn phục vụ việc học" - Vân nói thêm.

Nhiều trường đại học khác cũng đưa nhiều môn học "thời thượng" vào giáo dục thể chất. Trong đó, Trường ĐH Kinh tế - tài chính dạy aerobic, boxing, vovinam, thể hình thẩm mỹ. Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng có môn gym và fitness, yoga, golf... 

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM từ chỗ chỉ có các môn điền kinh, bóng bàn, bóng chuyền và taekwondo đã bỏ điền kinh và bổ sung ba môn mới là cầu lông, bóng đá, bóng rổ. Sắp tới khi nhà thi đấu đa năng cơ sở Nguyễn Văn Linh của trường đi vào hoạt động, sẽ đưa thêm nhiều môn mới như khiêu vũ giao tiếp, tennis hay golf vào giảng dạy.

Tạo hứng khởi cho sinh viên

Nhiều môn học thể chất đã tạo cho sinh viên sự thoải mái và tích cực vận động. "Có nhiều yếu tố tạo hứng khởi cho sinh viên khi học giáo dục thể chất. Đó là số môn đa dạng, cơ sở vật chất tốt, có sự yêu thích và điều quan trọng nhất là người dạy.

Tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, người dạy các môn đều là kiện tướng, vận động viên quốc gia môn đó. Họ có thời gian dài tập luyện, thi đấu, am hiểu và có đam mê nên sẽ truyền được cảm hứng ấy cho người học. Giáo dục thể chất không chỉ là rèn luyện thể lực, tinh thần, nhiều môn còn trang bị kỹ năng sống cho người học, chẳng hạn bơi, võ" - một cán bộ Trường ĐH Tôn Đức Thắng nói.

Tương tự, TS Đỗ Trọng Thịnh cho rằng đuối nước xảy ra đối với người không biết lẫn người biết bơi. Do đó, ngoài dạy kỹ năng còn phải trang bị cho sinh viên kiến thức về phòng chống đuối nước. 

"Việc dạy giáo dục thể chất ở trường đại học đã thay đổi nhiều so với trước đây như môn học đa dạng hơn, điều kiện học hành cũng tốt hơn. Điều quan trọng nữa là phải tạo cho sinh viên sự lựa chọn phù hợp với sở thích, thể trạng và sức khỏe, đáp ứng các yêu cầu cá nhân về khỏe đẹp hình thể cũng như tinh thần. 

Yoga, gym, bơi, khiêu vũ thể thao không chỉ là các môn rèn luyện sức khỏe, thể lực mà còn giúp có thân hình thon gọn, rắn chắc - đây là điều mà giới trẻ ngày nay rất cần. Với môn bơi, các trường cần phải đưa vào giảng dạy bởi sẽ giúp sinh viên có kỹ năng, ý thức được sự rủi ro, có thể tự cứu mình và hỗ trợ cứu người khác trong trường hợp cần thiết" - ông Thịnh chia sẻ thêm.

ThS Nguyễn Văn Trúc, trưởng ban giáo dục thể chất Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ việc bổ sung những môn học mới sẽ mang đến cho sinh viên đa dạng sự lựa chọn, phù hợp sở thích của từng bạn. Bên cạnh đó, sinh viên không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn cảm thấy vui tươi, thích thú và thư giãn hơn sau những giờ học trên lớp. 

Hơn nữa, đây là những bộ môn rất thiết thực, đặc biệt hữu ích khi sinh viên kinh tế tốt nghiệp ra trường, giúp tăng cơ hội kết nối, giao lưu và mở rộng mối quan hệ trong môi trường làm việc chuyên nghiệp sau này...

Thể thao giúp học tập tốt hơn

PGS.TS Lương Thị Ánh Ngọc - trưởng khoa giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng - cho rằng thể thao không chỉ là một môn học. Nếu học môn phù hợp sở thích và sức khỏe sẽ giúp sinh viên có được sức khỏe tốt, thẩm mỹ ngoại hình đẹp hơn giúp tự tin, học tập tốt hơn. Thậm chí một số môn còn giúp phòng và chữa bệnh như bơi, yoga.

TS Đỗ Trọng Thịnh cho rằng hoạt động thể thao giúp việc học tốt hơn: "Thể thao dạy bằng động tác, rèn luyện khả năng phản xạ, điều hành phản xạ, quyết định hành động. Điều này giúp hệ thần kinh linh hoạt hơn, từ đó giúp việc xử lý thông tin, học tập các môn khác tốt hơn".

Bơi được 50m mới qua môn

Cũng như các môn học khác, các môn thuộc giáo dục thể chất cũng có những yêu cầu định lượng cụ thể bằng điểm số. Chẳng hạn để qua môn bơi, sinh viên Trường ĐH Văn Lang phải bơi được tối thiểu 25m. Tương tự, sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng bơi được 25m với nữ, nam 50m và phải đứng nước được.

Giáo dục thể chất ở đại học là lỗi thời?

MINH GIẢNG

Giáo dục thể chất, một ngành học không mới nhưng không hẳn mọi người đều hiểu về ngành học này - một ngành học không bao giờ lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục, đến cả tiến sĩ đại học Harvard cũng đề cao. Vì vậy, thật dễ hiểu khi sức hút của ngành Giáo dục thể chất trong những năm gần đây rất cao. Giáo dục thể chất luôn là ngành học tạo được hứng thú khi nghe qua, nhưng đa phần thí sinh cũng như phụ huynh thường đắn đo và dễ bỏ qua ngành học này vì thiếu thông tin và lo sợ về khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

Giáo dục Thể chất là gì

Giáo dục Thể chất [tiếng Anh là Physical education] là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động [động tác] và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.

Đây là ngành đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục thể chất trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sinh viên theo học ngành Giáo dục thể chất sẽ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, huấn luyện và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao tại các trường học, các trung tâm hoặc làm việc tại các cơ quan tổ chức.

Đây được xem là ngành nghề phù hợp với những con người năng động, giúp bạn tiếp cận được với rất nhiều lĩnh vực ngành nghề đa dạng.

Theo học ngành Giáo dục thể chất, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức đại cương, sau đó đi vào các môn thể thao chuyên ngành [chuyên sâu] hấp dẫn như: Điền kinh; Thể dục; Bóng đá; Bóng chuyền; Bóng rổ; Cầu lông; Võ; Bơi; Cờ ; Đá cầu; Bóng bàn; Quần vợt… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ học những môn về kiến thức giải phẫu cơ thể người, sinh lý học TDTT, tâm lý trong việc giảng dạy thể chất, y học TDTT… để phòng tránh những chấn thương hoặc những sai sót đáng tiếc xảy ra cho người dạy, người học. Bên cạnh đó là được trang bị những kiến thức nâng cao về lĩnh vực tâm lý học và được tham gia tìm hiểu các chuyên đề, kỹ năng mền về xử lý tình huống trong đời sống…

Học Giáo dục thể chất không chỉ để tìm việc mà còn để nâng cao sức khỏe cho chính mình. Bởi sức khỏe là chủ đề lớn trong đời sống chúng ta. Xã hội càng phát triển, kéo theo tác động thiên nhiên với con người ngày càng xấu đi. Chúng ta phải làm gì để chống chọi với thiên nhiên, với những vi khuẩn ngày càng tiến hóa. Giáo dục thể chất cho chúng ta trả lời những câu hỏi đó. Hãy lựa chọn ngành Giáo dục thể chất để không ngừng nghiên cứu các chất chống lại bệnh và hơn hết nâng cao sức khỏe của chính mình. Đối với con người chúng ta, đó là thứ vốn quý nhất. Một sức khỏe tốt là khi chúng ta trong trạng thái tốt nhất về tinh thần lẫn thể chất. Khi đó, chúng ta mới có thể làm những điều mình thích, đóng góp cho sự phát triển của xã hội và nhân loại.

Cơ hội việc làm ngành Giáo dục thể chất

Cơ hội việc làm ngành Giáo dục thể chất rất rộng mở, sau khi ra trường, sinh viên theo học ngành này sẽ có thể đảm nhận các vị trí việc làm như:

Giáo viên dạy môn Thể chất ở các trường từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông; Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các công ty truyền thông

Giảng viên dạy chuyên ngành Giáo dục thể chất tại đại học, cao đẳng;

Nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục;

Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe…

Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới trung ương;

Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục thể chất phi chính phủ;

Làm việc tại các trung tâm, câu lạc bộ thể thao và các công ty tổ chức sự kiện Thể dục thể thao;

Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất có thể làm công tác giáo dục và giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất ở các trường 

Làm công tác quản lý, huấn luyện trong ngành thể dục thể thao.

Nâng cao trình độ sau khi ra trườngcó khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ.Tiếp tục học các chương trình đào tạo sau đại học để nhận bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ,…

Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo có liên quan để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Nghiên cứu và tổ chức các sự kiện trong lĩnh vực thể dục thể thao

Có thể nói cơ hội việc làm ngành Giáo dục thể chất ngày càng rộng mở. Theo xu thế phát triển, ngành Giáo dục thể chất ở Việt Nam đang ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi. Với vai trò như một dịch vụ cho cộng đồng, nhu cầu tuyển dụng trong ngành này được dự báo sẽ tăng mạnh cả trong nước lẫn nước ngoài.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, nhu cầu nhân lực ngành Giáo dục thể chất trong thời gian tới rất lớn. Theo thống kê cả nước gần 80.000 giáo viên thể thao trong các trường phổ thông và mầm non nhưng trong số đó chỉ khoảng ⅔ là chuyên còn lại là kiêm nhiệm.

Hơn nữa, theo dự báo của nhiều chuyên gia, những người làm trong lĩnh vực Giáo dục thể chất đã và sẽ luôn yên tâm về mức lương, chế độ đãi ngộ vì ngành học này gần như các loại máy móc không thể thay thế được trong thời đại công nghệ.

Để theo đuổi ngành Giáo dục thể chất bạn cần những tố chất gì?

Yêu cầu chung: Thí sinh không bị khuyết tật; có chiều cao 1m50 với nữ, 1m60 với nam

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Yêu thích các hoạt động TDTT

Chọn 1 trong 2 phương thức để xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả 2 môn lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, kết hợp với thi năng khiếu TDTT [Chạy 60m và bật xa tại chỗ]

Phương thức 2: Xét điểm thi 2 môn THPT quốc gia, kết hợp với thi năng khiếu TDTT [Chạy 60m và bật xa tại chỗ].

Cụ thể, thí sinh lựa chọn 1 trong các tổ hợp sau:

Mã tổ hợp T00: Toán + Sinh + Năng khiếu TDTT

Mã tổ hợp T03: Văn + Sinh + Năng khiếu TDTT

Mã tổ hợp T05: Văn + Giáo dục công dân + Năng khiếu TDTT

Mã tổ hợp T08: Toán + Giáo dục công dân + Năng khiếu TDTT.

Video liên quan

Chủ Đề