Thương hiệu là gì trong Marketing

Cùng nhau hiểu rõ khái niệm thương hiệu là gì

Thương hiệu là gì? Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện [brand identities], giá trị [brand values], thuộc tính [brand attributes], cá tính [brand personality]. Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng [brand-consumers relationship].

Về mặt nhận diện, thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững. Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola , Shell …là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp. Louis Vuiton, GUCCI, Dove, Tide… là những ví dụ điển hình về thương hiệu sản phẩm.

Related Articles

Thương hiệu là một thành phần phi vật thể nhưng lại là một thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp. Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm. thương hiệu nói lên sự tin tưởng và sự an toàn. Thương hiệu là gì

Ta có thể hình dung sự khác biệt giữa thương hiệu và sản phẩm như sau:

“Sản phẩm là thứ được làm ra từ trong nhà máy

Thương hiệu là thứ mà khách hàng mua

Sản phẩm là thứ có thể bị bắt chước một cách dễ dàng

Thương hiệu là độc nhất vô nhị

Một sản phẩm có thể bị lỗi thời nhanh chóng

Thương hiệu là trường tồn”

– Stephen King

Thương hiệu là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu: Thương hiệu là một sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức, có tên gọi, nhận diện và uy tín đã được công nhận.Thương hiệu cũng có thể là tập hợp các khía cạnh thuộc về cách mà khách hàng nhìn nhận về một công ty, một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Các khía này sẽ bao gồm: mô tả nhận diện [brand identities], giá trị [brand values], thuộc tính [brand attributes], cá tính [brand personality]Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng [brand-consumers relationship].

Thương hiệu là gì? what is brand? – Ý nghĩa của thương hiệu – Các yếu tố tạo nên thương hiệu – [Ảnh: Internet]

Thương hiệu là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm, giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm dịch vụ của công ty này với công ty khác. Vậy bạn hiểu Giá trị thương hiệu là gì? Thực chất nó tác động phần lớn lên nhận thức và quyết định mua hàng của người tiêu dùng vì nó liên quan đến mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, niềm tin, sự trung thành,.. Do đó, một thương hiệu mạnh thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình, hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên.

Mr. Quyền Vũ, sáng lập Vũ Digital

Khi đó thương hiệu hiện hữu, trong tâm trí của tất cả những người đã trải nghiệm nó bao gồm: đội ngũ nhân viên, nhà đầu tư, người làm truyền thông, và trên hết chính là khách hàng.

Đơn giản và ngắn gọn, thương hiệu chính là nhận thức.

Một thương hiệu thực sự hình thành, khi bạn nhận biết một dấu hiệu, và có ý thức về dấu hiệu đó là gì trong suy nghĩ.

– Quyền Vũ, sáng lập Vũ Digital –

Xét về bản chất, thương hiệu không có thật, thương hiệu được tạo ra từ trí tưởng tượng của con người, là một “trật tự tưởng tượng”. Thương hiệu giúp mọi người tin tưởng, giao dịch, thoả thuận với nhau một cách trật tự, điều này giúp doanh nghiệp, xã hội phát triển. Tương tự như tiền hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn, thương hiệu thuyết phục càng nhiều người biết và tin tưởng rằng “trật tự tưởng tượng” có giá trị và giá trị cao thì người chủ sở hữu càng thành công.

Thương hiệu là tài sản có giá trị nhất của bạn.

Mặc dù xét về bản chất thương hiệu không có thật, nhưng nó chính là công cụ hàng đầu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại.

Bạn hãy nhắm mắt và dành khoảng 10 giây để nghĩ tới một thương hiệu bất kỳ…: Apple, Samsung, Coca Cola, Pepsi,… Tôi tin chắc bạn sẽ nghĩ tới rất nhiều thương hiệu đúng không? Nhưng đó không phải là vấn đề, tại Vũ chúng tôi là người hâm mộ Apple, vì vậy chúng ta sẽ cùng thảo luận về nó.

Sir. Steven Paul Jobs trong buổi giới thiệu chiếc Iphone đầu tiên.

Vậy thương hiệu của Apple là gì? Đó là máy tính Imac, là macbook, điện thoại iphone và những thiết bị thông minh tuyệt vời khác mà họ đã tạo ra? Đó có phải là những từ ngữ quảng cáo, những video “trên tay” và review về sản phẩm Apple của rất nhiều Youtuber, Vlog? Hay nó là những bài thuyết trình tuyệt vời của cố sáng lập Sir. Steven Paul Jobs? Đó là tất cả mọi nội dung trên?, nhưng vẫn còn…

Ngay với cả tên thương hiệu Apple và logo của nó cũng được kết nối và liên kết chặt chẽ với nhau về thông điệp và ý nghĩa khi chúng ta nhận thức về nó, là hình dạng của quả táo.

Tên thương hiệu ban đầu có thể gây nhầm lẫn với khá nhiều khách hàng khi họ nghĩ, thương hiệu này bán Apple [táo], nếu bạn đã từng xem bộ phim tuyệt vời Forrest gump [1994], bạn sẽ nhận thấy một phân cảnh mà nhân vật Forrest Gump do diễn viên tài ba Tom Hanks thủ vai. Anh chàng Forrest Gump với nhận thức hạn chế, đã dùng 100.000 USD mua 3% cổ phiếu của Apple, nhận thức ban đầu của cậu ấy mua số cổ phiếu chỉ vì anh thích ăn táo. Số tiền đó hiện trị giá 48,6 tỷ đô la, khiến anh ta trở thành người giàu thứ 22 trên thế giới hiện nay [2020], mọi người vẫn nghĩ cậu ta là một chàng khờ, với tôi thì không!

Phân cảnh có thể gọi là hay và kinh điển với giới đầu tư thương hiệu trong bộ phim Forrest Gump [1994].

Ồ, thế ra Apple, thương hiệu này không là bất kỳ điều gì theo đúng nghĩa của từ Apple [trái táo], họ không hề bán táo, đó chính là cách thương hiệu tạo nên nhận thức của bạn, nó khiến tới thời điểm hiện tại Apple không còn là quả táo.

Dù bạn chưa có cơ hội được trải nghiệm các thiết bị của Apple, chưa từng được nghe trực tiếp Sir. Jobs phát biểu hoặc chưa từng nghe về nó. Nhưng điều đó không có nghĩa Apple không phải là thương hiệu mạnh với bạn, bất kỳ khi nào đủ điều kiện và nhu cầu, tôi nghĩ bạn đều muốn trải nghiệm với thương hiệu này.

Thương hiệu Apple với hình trái táo khuyết, chính là lý do khiến bạn phải trả tiền để sở hữu những sản phẩm đó. Tư duy tương lai, trải nghiệm mang tính hệ thống, liền mạch các thiết bị của thương hiệu Apple đã trở thành một phần không thể tách rời trong bản sắc thương hiệu của một đội ngũ những người nhân viên tận tụy. Vì lý do này, nó chính là là lợi thế cạnh tranh cuối cùng của Apple. Không một thương hiệu khác có thể giành lại tâm trí khách hàng khi họ đã tham gia vào hệ sinh thái mà Apple tạo ra.

Một thương hiệu mạnh, làm tăng cơ hội khách hàng lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Nó thu hút nhiều khách hàng hơn, những người sẵn lòng trả nhiều tiền hơn và sẽ mua thường xuyên, đó chính là điều tạo ra giá trị thường xuyên cho bạn.

Để hiểu và làm thế nào để xây dựng một thương hiệu có giá trị như vậy, hãy bắt đầu bằng cách chia nhỏ nó thành các yếu tố cơ bản.

Mục lục

Nội hàm khái niệmSửa đổi

Có hai khía cạnh gắn với thương hiệu: tâm lý và trải nghiệm. Trải nghiệm về một thương hiệu là tổng hợp tất cả những gì người tiêu dùng cảm nhận được khi tiếp xúc với sản phẩm mang thương hiệu đó. Khía cạnh tâm lý, hoặc hình ảnh của một thương hiệu, là một kiến tạo biểu tượng được tạo ra trong tâm trí người tiêu dùng và gợi lên tất cả những thông tin và trông đợi gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu đó.

Xây dựng thương hiệu là đề ra và gây dựng được những trông đợi gắn với trải nghiệm thương hiệu, tạo ra được ấn tượng rằng thương hiệu đó gắn với một sản phẩm hoặc dịch vụ với những chất lượng hoặc đặc tính nhất định khiến sản phẩm/dịch vụ đó trở nên độc đáo hoặc duy nhất. Vì thế thương hiệu là một trong những thành tố có giá trị nhất trong chủ đề quảng cáo, vì nó cho thấy nhà sản xuất có thể đem lại gì cho thị trường. Nghệ thuật tạo ra và duy trì thương hiệu được gọi chung là quản lý thương hiệu. Định hướng toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất nhắm vào phục vụ thương hiệu chính là tiếp cận thị trường theo lối lồng ghép tổng thể.

Nếu biết quản lý thương hiệu một cách thận trọng, cùng với một chiến dịch quảng cáo thông minh, có thể thuyết phục được khách hàng trả giá cao hơn rất nhiều giá thành sản phẩm. Đó là khái niệm tạo ra giá trị. Đó là cách thức vận dụng hình ảnh của sản phẩm làm sao để người tiêu dùng thấy được rằng sản thẩm đó xứng đáng với giá trị mà nhà quảng cáo muốn người tiêu dùng thừa nhận, chứ không phải là giá trị hợp lý của giá thành sản phẩm [nguyên liệu, công, chuyên chở, v.v.].

Nhưng giá trị của thương hiệu không chỉ là con số chênh lệch giữa giá bán và giá thành. Nó là tổng hợp những phẩm chất của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Có rất nhiều giá trị phi vật thể trong làm ăn chứ không chỉ là những gì thể hiện được trong bảng hạch toán: kỹ năng của một người công nhân lành nghề, từng loại, từng kiểu, từng cách làm khác nhau, v.v. Đó là những giá trị khó có thể hạch toán được, và những người mang những tri thức và kỹ năng như thế cần được công ty trân trọng và giữ lại, vì sự khác biệt mà họ mang lại là không thể so sánh được. Doanh nghiệp nào không nhìn nhận ra và không biết duy trì những tải sản quý như vậy đều có thể chịu sự thất bại nặng nề.

Một thương hiệu được thừa nhận rộng rãi trên thị trường tức là đã đạt được sự khẳng định thương hiệu. Đến một lúc nào đó một thương hiệu được thừa nhận thu hút được đông đảo người tiêu dùng trên thị trường, nó có thể bắt đầu nhượng quyền thương hiệu.

Người tiêu dùng thường tìm kiếm trong những sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu những khía cạnh giá trị gia tăng, vì chúng cho thấy một phẩm chất hoặc tính cách hấp dẫn nào đó. Từ góc độ của nhà sở hữu thương hiệu, các sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu bao giờ cũng bán được giá cao hơn. Khi có hai sản phẩm tương tự như nhau, nhưng có một sản phẩm có thương hiệu còn một sản phẩm không có thương hiệu, người tiêu dùng thường chọn sản phẩm có thương hiệu và đắt tiền hơn dựa trên chất lượng gắn với uy tín của thương hiệu đó.

Hiểu Đúng Về Marketing Thương Hiệu – Vì Sao Cần Tư Vấn Marketing Thương Hiệu

Nhìn ra thế giới, chúng ta nhận thấy rằng việc xây dựng chiến lược marketing thương hiệu là bắt buộc. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tăng doanh thu và tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng. Hoặc doanh nghiệp muốn xây dựng giá trị tài sản thương hiệu. Và thông thường việc xây dựng chiến lược được thuê ngoài. Nếu tổ chức 1 bộ phận chuyên xây dựng chiến lược sẽ tốn kém. Bởi vì, chiến lược phải 2 đến 3 năm , thậm chí 5 năm mới thực hiện một lần. Do vậy đầu tư bộ phận này trong nội bộ doanh nghiệp là không hợp lý.

Chính vì vậy các doanh nghiệp thường thuê ngoài dịch vụ tư vấn marketing thương hiệu. Nhiều công ty tư vấn chiến lược được hình thành hơn 100 năm. Dịch vụtư vấn marketing thương hiệulà một giải pháp an toàn. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế những sai lầm trong quá trình vận hành. Thông thường marketing được chia thành 2 loại: Sales Marketing và Brand Marketing. Bài viết này chúng tôi muốn hướng đến nội dung Brand Marketing – Marketing thương hiệu.

Tổng quan về thương hiệu

Thương hiệu là gì?

“Thương hiệu chính là nhận thức” [Quyền Vũ – CEO Vũ Digital].

Quả thật, thương hiệu là hình ảnh mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp, công ty tạo dựng nên. Thương hiệu được cảm nhận hữu hình hay vô hình từ những người đã trải nghiệm nó. Dù thế nào, thương hiệu vẫn là một tài sản vô cùng giá trị, công cụ hữu ích thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại.

Thương hiệu, không đơn giản chỉ là một cái tên, một khẩu hiệu, một biểu tượng nào đó. Nói đến thương hiệu là bàn về sự nhận biết, đánh giá, cảm nhận sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi, tạo dựng nên. Lúc này, những người đã trải nghiệm sẽ có những hình dung, sự hiện hữu trong tâm trí về thương hiệu đó. Những người này có thể là nhà đầu tư, người làm truyền thông, đội ngũ nhân viên và phần lớn vẫn là khách hàng.

Ví dụ: Thương hiệu Apple – cái tên “nổi đình nổi đám” trên toàn cầu và chưa có dấu hiệu ngừng hot. Apple được biết đến với những sản phẩm đặc trưng như máy tính Imac, macbook, điện thoại iPhone, các thiết bị thông minh khác. Ngay cả cái tên thương hiệu “APPLE” và logo “quả táo cắn dở” độc quyền cũng toát lên sự gắn kết và chặt chẽ trong cách thể hiện thông điệp với người dùng.

Những khái niệm liên quan đến thương hiệu

Chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu được hiểu là một bản kế hoạch dài hạn bao gồm tập hợp những nguyên tắc và định hướng. Chúng trải qua thời gian nghiên cứu và được lập ra nhằm dẫn dắt các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu vững chắc, mạnh mẽ trên thị trường.

Bản sắc thương hiệu

Bản sắc là hội tụ những yếu tố thuộc về thương hiệu. Những yếu tố này bao gồm yếu tố về mặt lý tính và cảm tính, yếu tố hàm súc bên trong và thể hiện ra bên ngoài.

Tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn của một thương hiệu sẽ là thông điệp mô tả những dự định trong tương lai mà doanh nghiệp nhất định hướng tới và đạt được.

Câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu được biết đến là những câu chuyện riêng, có thể là điểm nhận diện của thương hiệu trong suốt quá trình gây dựng tên tuổi tương ứng với từng cột mốc đặc biệt, đáng tự hào.

Giá trị thương hiệu

Giáo sư Aaker đến từ trường Đại Học Berkeley từng định nghĩa: “Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản và khoản nợ gắn liền với một thương hiệu mà nó công thêm vào hoặc trừ bớt ra từ giá trị được cung cấp bởi một sản phẩm hoặc một dịch vụ cho công ty và khách hàng của công ty đó”.

Bản chất của thương hiệu

Nhìn chung, khi nhắc đến thương hiệu mọi người sẽ có cái nhìn chung rằng nó tương tự như nhãn hiệu. Tuy nhiên, câu trả lời chính xác nhất dành cho nhãn hiệu và thương hiệu vẫn luôn là một ẩn số chưa được giải đáp trong các cuộc tranh biện lớn của giới chuyên môn và công đồng Marketing trên thế giới. Dù vậy, khi nhắc đến thương hiệu ở hướng tiếp cận thương mại, ứng dụng Marketing hay sở hữu trí tuệ đều có chung những đặc điểm cụ thể sau:

Video liên quan

Chủ Đề