Thương mại điện tử trường công nghệ thông tin

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ biết đến các website amazon.com [Mỹ], 1688.com, taobao.com [thuộc Alibaba Group – TQ], hay thân thuộc hơn là Shopee, Tiki, Lazada, Adayroi… ở Việt Nam. Tất cả những website trên đều được gọi là website thương mại điện tử.

Đã có những tỷ phú thuộc top giàu nhất thế giới dựa vào thương mại điện tử như Jeff Beros, Jack Ma… Chính bởi vì họ biết nắm lấy cơ hội từ ngành thương mại điện tử.

Website thương mại điện tử này đã đưa Jeff Beros trở thành tỷ phú hàng đầu thế giới

Vậy thương mại điện tử là gì? Những điều các bạn cần biết về ngàn học này từ mùa tuyển sinh cho tới chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp sau này ra sao? Tất cả sẽ được mình chia sẻ trong bài viết này nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử [tiếng Anh là Electronic Commerce và được viết tắt thành E-Commerce] là một hình thức kinh doanh đặc biệt với cách thức sử dụng nền tảng công nghệ để hỗ trợ cho kinh doanh. Các giao dịch thanh toán trong kinh doanh thương mại điện tử đều được thực hiện trực tuyến.

Với những con số biết nói từ báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2017 đến nay, có khả năng trong nhiều năm tới, thương mại điện tử sẽ phát triển và thay thế hầu như tất cả các mô hình kinh doanh truyền thống bởi sự tiện lợi từ nó.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Thương mại điện tử

Hiện tại đã có rất nhiều trường tuyển sinh và đào tạo ngành thương mại điện tử, hãy cùng tham khảo qua danh sách các trường đó đi kèm với điểm chuẩn ngành thương mại điện tử năm 2021 nhé.

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Thương mại điện tử năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Thương mại điện tử năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 27.1 [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Thương mại điện tử

Thông thường 1 trường đại học chỉ sử dụng 3-4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành học, các bạn có thể tham khảo những khối xét tuyển được sử dụng để xét vào ngành Thương mại điện tử dưới đây nhé. Để biết chi tiết tổ hợp nào sử dụng với trường nào, các bạn nên click vào tên từng trường và tìm tới ngành Thương mại điện tử nhé.

Những khối phổ biến với hầu hết các trường bao gồm:

Và các tổ hợp ít phổ biến hơn, chỉ được một số trường sử dụng:

  • Khối A07 [Toán, Sử, Địa]
  • Khối A09 [Toán, Địa, GDCD]
  • Khối A10 [Toán, Vật lý, GDCD]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối C01 [Văn, Toán, Lý]
  • Khối C04 [Toán, Văn, Địa]
  • Khối C15 [Văn, Toán, KHXH]
  • Khối C20 [Văn, Địa, GDCD]
  • Khối D90 [Toán, KHTN, Anh]

Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử

Mình xin chia sẻ với các bạn chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử của trường Đại học thương mại nhé :3

Sinh viên ngành Thương mại điện tử trường Đại học Thương mại sẽ học những môn như sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Học phần bắt buộc:
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 1 [2]
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 2 [3]
Tư tưởng Hồ Chí Minh [2]
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam [3]
Pháp luật đại cương [2]
Tiếng Anh 1, 2, 3
Toán cao cấp 1, 2
Lý thuyết xác suất và thống kế toán [2]
Tin học đại cương [3]
Phương pháp nghiên cứu khoa học [2]
Học phần tự chọn:
Kinh tế thương mại [2]
Xã hội học đại cương [2]
Kinh tế môi trường [2]
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A. Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc:
Kinh tế vi mô [3]
Kinh tế vĩ mô [3]
Quản trị học [3]
Hệ thống thống tin quản lý [3]
Marketing căn bản [3]
Thương mại điện tử căn bản [3]
Tiếng Anh 4
Học phần tự chọn:
Quản trị dịch vụ [3]
Nguyên lý thống kê [3]
Cơ sở lập trình [3]
Cơ sở dữ liệu [2]
Khởi nghiệp kinh doanh [2]
Mạng máy tính và truyền thông [2]
B. Kiến thức ngành [bao gồm cả chuyên ngành]
Học phần bắt buộc:
Thiết kế và triển khai website [3]
An toàn và bảo mật thông tin [3]
Quản trị thương mại điện tử 1 [3]
Quản trị thương mại điện tử 2 [3]
Marketing thương mại điện tử [3]
Phát triển hệ thống thương mại điện tử [3]
Pháp luật thương mại điện tử [3]
Thanh toán điện tử [3]
Thương mại di động [3]
Chính phủ điện tử [2]
Thực hành quảng cáo trực tuyến [2]
Thực hành khai thác dữ liệu trên internet [2]
Học phần tự chọn:
Quản trị chất lượng [3]
Quản trị thương hiệu [3]
Quản trị công nghệ [3]
Quản trị tài chính [3]
Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế [3]
Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp [3]
C. Kiến thức bổ trợ
Học phần bắt buộc:
Ngoại ngữ 2 [3]
Nguyên lý kế toán [3]
Nhập môn tài chính tiền tệ [3]
Quản trị chiến lược [3]
Học phần tự chọn:
Quản trị thương hiệu điện tử [2]
Tâm lý quản trị kinh doanh [2]
Văn hóa kinh doanh [2]
D. Tốt nghiệp khóa học [10 tín chỉ]

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Công việc của ngành thương mại điện tử rất đa dạng

Tốt nghiệp ngành thương mại điện tử ra trường các bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn công việc. Tuy nhiên mình cũng khuyến khích các bạn nên bắt đầu tìm hiểu cấc công việc và làm chúng ngay từ năm 2 trở đi. Khi đó, các bạn sẽ có thời gian để phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng, làm bệ đỡ cho công việc sau này.

Các công việc ngành thương mại điện tử bạn có thể thử sức như:

  • Kinh doanh trực tuyến: Hãy làm quen với kinh doanh bởi phi thương bất phú, muốn giàu hãy học kinh doanh. Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào bạn muốn. Thử kinh doanh chưa chắc giúp bạn giàu ngay, thậm chí còn có thể đối mặt với những thất bại nhưng chắc chắn sẽ rèn luyện cho bạn những kỹ năng quan trọng. Hãy thử bắt đầu với việc bán những mặt hàng trên các website thương mại điện tử nhé.
  • Chuyên viên tư vấn thương mại điện tử: Nếu có những kỹ năng nhất định, bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch phát triển hệ thống thương mại điện tử, xây dựng và bảo dưỡng các dự án TMĐT, quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử;
  • Người xây dựng các trang thương mại điện tử: Xây dựng lên những website tương tự lazada, shopee, tiki… Tại sao không?
  • Giảng viên ngành TMĐT: Với những bạn muốn làm công tác sư phạm có thể trở thành giảng viên đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng thương mại điện tử tại các trường đại học.
  • Khởi nghiệp và phát triển sự nghiệp: Sau khi đã có được lượng kiến thức chắc chắn cùng một chút tài chính cơ bản, bạn có thể bắt tay vào khởi nghiệp và biến giấc mơ thành hiện thực.

Mức lương ngành Thương mại điện tử

Mức lương bình quân ngành Thương mại điện tử là 11 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và năng lực của mỗi cá nhân mà sẽ có những mức lương thưởng khác nhau. Cụ thể:

  • Mức lương ngành thương mại điện tử bậc thấp nhất: Từ 6 – 8 triệu đồng/tháng
  • Mức lương ngành Thương mại điện tử bậc cao: Có thể đến 20 – 25 triệu đồng/tháng
  • Ngoài ra có rất nhiều công việc ngành Thương mại điện tử có thu nhập không phụ thuộc vào lương thưởng mà theo dạng “làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu”

Trên đây là một số chia sẻ của mình về ngành Thương mại điện tử hi vọng có thể giúp ích phần nào trong việc lựa chọn ngành học cho các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề