Tiêm huyết thanh phòng dại ở đâu

Huyết thanh kháng dại giúp tạo nhanh miễn dịch thụ động để bảo vệ người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại chủ động được tạo ra sau khi tiêm vắc xin phòng dại.

Bạn thân mến,

Huyết thanh kháng dại là một dung dịch không màu hoặc màu vàng nhạt, có nguồn gốc từ huyết thanh/ huyết tương người hoặc ngựa chứa kháng thể kháng virus dại. Đây  là  một  chế  phẩm  sinh  học được sử dụng để cung cấp ngay lập tức kháng thể đã được  tạo  ra  sẵn  [miễn  dịch  thụ động]  cho  đến khi  hệ  miễn  dịch  của  bệnh  nhân  có  thể tạo  ra  kháng  thể  qua  việc  tiêm  phòng  [miễn  dịch  chủ động].

Kháng thể có trong huyết thanh có tác dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại, làm cho các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế, nhờ đó bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại được sản sinh sau khi tiêm vắc-xin phòng dại.

Huyết thanh kháng dại được sử dụng cùng với vắc xin phòng dại để điều trị dự phòng bệnh dại trong các trường hợp: Những người bị chó dại hoặc động vật dại cắn, cào rách các vùng da trên cơ thể; Niêm mạc [mắt, miệng, bộ phận sinh dục...] của người bị dính nước dãi súc vật nghi bị dại hoặc súc vật liếm trên vùng da bị trầy xước, chảy máu của con người.

Huyết thanh kháng dại chống chỉ định với người có hệ thống miễn dịch suy giảm; Những người quá mẫn với huyết thanh có nguồn gốc từ ngựa hay bất cứ thành phần nào của huyết thanh.

Hiện nay, tại Việt Nam chủ yếu chỉ có huyết thanh kháng dại SAR do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang sản xuất. Huyết thanh SAR có chứa kháng thể kháng virus dại tinh chế, có nguồn gốc từ ngựa.

Chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại 1 lần, thường vào ngày đầu khi bị cắn cùng với tiêm vắc xin phòng dại. Tuy nhiên, sử dụng khác bơm kim tiêm và khác vị trí tiêm. Tuy nhiên nếu không tiêm SAR được ngày đầu, có thể tiêm bất cứ ngày nào cho đến ngày thứ 7 sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên.

Quá ngày thứ 7, không được chỉ định huyết thanh kháng dại bởi vì sau 7-8 ngày vắc xin đã có thể giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chủ động phòng bệnh dại. Nếu tiêm huyết thanh kháng dại thời điểm này có thể ức chế quá trình sản xuất kháng thể chủ động do vắc xin tạo ra. Chính vì vậy cũng không được tiêm SAR vượt quá liều khuyến cáo đế tránh ức chế quá trình tạo kháng thể chủ động.

Theo tìm hiểu của AloBacsi, hiện tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng còn huyết thanh kháng dại SAR [VN] với giá là 405.000 đồng/ lọ 5ml. Bạn nên liên hệ đến tổng đài phòng tiêm chủng 1900.988.975 [ấn phím 1 hoặc 2] để kiểm tra tình trạng vắc xin tại thời điểm đến.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng 315 Phan Châu Trinh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng ĐT : 023 6382 1469 Cơ sở tiêm chủng: Số 103 Hùng Vương - TP.Đà Nẵng

Phòng tiêm chủng: 1900.988.975 - Ấn phím 1 hoặc 2

Trân trọng!

Số trường hợp tử vong do bệnh dại trong cả nước đang ở mức cao với khoảng 100 người/năm. Tại Hà Tĩnh, từ năm 2013 đến nay đã có 9 trường hợp tử vong sau khi bị chó cắn.

Bệnh dại là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương, do virus dại gây ra. Các trường hợp tử vong vì bệnh dại đều do không được tiêm vắc-xin, huyết thanh đầy đủ ngay sau khi bị phơi nhiễm.


Bà Hồ Phúc Thị Bảy được cán bộ CDC Hà Tĩnh tiêm phòng dại mũi thứ 4.

Bà Hồ Phúc Thị Bảy, 72 tuổi, ở xóm Đình Hàn, xã Thạch Sơn [Thạch Hà] được người nhà đưa đến tiêm phòng dại mũi 4 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh.Bà Bảy chia sẻ, ngày 10/9, khi đi qua nhà hàng xóm, bà không may bị chó đuổi cắn. Ngay sau đó, bà đã được rửa vết cắn bằng xà phòng cẩn thận. Tuy nhiên, để phòng bệnh dại, bà đã kịp thời đến Trung tâm để tiêm vắc-xin.Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 50.000 - 70.000 người tử vong do bệnh dại và trên 10 triệu người phải điều trị dự phòng bằng vắc-xin dại. Tại Việt Nam, số trường hợp tử vong do bệnh dại cũng ghi nhận ở mức cao với khoảng 100 người/năm.

Tại Hà Tĩnh, từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn đã có 9 trường hợp tử vong sau khi bị chó cắn.


Biểu hiện của một con chó bị mắc bệnh dại [Ảnh Internet].

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2019, Hà Tĩnh có 2.050 người được tiêm vắc-xin phòng dại; năm 2020 là 1.985 người và trong 9 tháng đầu năm 2021 là 1.254 người.Bác sỹ Nguyễn Chí Trung - Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh cho biết: Virus dại thuộc họ Rhabdoviridae lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ chó và mèo. Virus xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắn hoặc vết liếm trên da, niêm mạc đã bị tổn thương, vết thương hở. Thời gian ủ bệnh có thể thay đổi từ 12 ngày đến 1 năm, nhưng thông thường từ 2 - 3 tháng, kể từ ngày bị virus xâm nhập.Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài thường tùy thuộc vào vị trí vết cắn trên cơ thể và số lượng virus xâm nhập qua vết thương. Cần lưu ý là vết thương lớn, ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi… tức là càng gần khu vực thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.Bệnh dại khởi phát với các triệu chứng ban đầu như: sốt, sợ hãi, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu... Giai đoạn phát bệnh dại xuất hiện với các biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động, gió và nước. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo các rối loạn như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp và tử vong.

Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh ngay sau khi bị phơi nhiễm.


Virus dại xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắn hoặc vết liếm trên da, niêm mạc đã bị tổn thương, vết thương hở [Ảnh Internet].

Bác sỹ Nguyễn Chí Trung khuyến cáo: Khi bị chó cắn, việc đầu tiên cần làm là phải xử lý vết thương bằng việc rửa nước xà phòng đậm đặc. Nếu không có xà phòng thì có thể dùng các chất tẩy rửa sẵn có như nước rửa chén bát. Tiến hành rửa dưới vòi nước 15 phút là tốt nhất để nhanh chóng loại trừ virus khỏi vết cắn. Việc làm này cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc kéo dài thời gian ủ bệnh. Sau đó, đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Tuyệt đối không nặn máu, không khâu kín vết thương, không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vết cắn; không được phòng bệnh bằng việc dùng thuốc nam, các loại thuốc lá…


Bác sỹ Nguyễn Chí Trung - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh trao đổi về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

Hiện nay, một số người dân dù bị động vật cắn nhưng vẫn chủ quan, không đi tiêm phòng khi bị phơi nhiễm vì cho rằng chó nhà nuôi đã được tiêm phòng và tiêm vắc-xin dại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí nhớ người bệnh. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi vì vắc-xin phòng dại đã được Tổ chức Y tế thế giới [WHO] kiểm chứng rất an toàn, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.Do vậy, khi chó, mèo cào, cắn bị trầy xước hoặc liếm vào chỗ da đã bị tổn thương thì người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, tiêm vắc-xin phòng dại và hoàn toàn yên tâm với chất lượng và độ an toàn của vắc-xin đối với sức khỏe.

Theo Bác sỹ Nguyễn Chí Trung, biện pháp duy nhất để cứu người bị súc vật dại cắn là tiêm vắc-xin và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Bệnh dại không thể cứu được khi đã phát bệnh và tỷ lệ tử vong là 100%.

Theo Báo Hà Tĩnh

Tin này, chưa cập nhật nội dung để máy đọc. Mời bạn quay lại sau.

Mới đây, bé trai người Mông 11 tuổi ở Sơn La đã tử vong thương tâm do lên cơn dại sau 3 tháng bị chó cắn. Trước đó, một người phụ nữ ở Hải Dương cũng chết tức tưởi sau khi bị chó dại cắn nhưng không đi tiêm phòng mà lại đến thầy lang “lấy nọc”. Những cái chết do chó dại cắn luôn là đề tài nóng mỗi năm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy vậy người dân vẫn còn rất chủ quan với vấn đề tiêm phòng.

Những cái chết thương tâm do chủ quan và thiếu hiểu biết

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin dại. Tại Việt Nam, hàng năm có tới  650.000 người bị súc vật [chủ yếu là chó nghi dại] cắn, trong đó, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có  67 trường hợp tử vong do bệnh dại.

Bé 11 tuổi ở Sơn La lên cơn dại đau đớn trước khi tử vong thương tâm [Nguồn: Baomoi.com]

Trường hợp bị chó dại cắn gây tử vong mới đây xảy ra tại Hải Dương, nạn nhân là bà Đ.T.O [68 tuổi]. Cách đó 2 tháng, bà có tiêm phòng cho con chó nhà đang bị bệnh, trong lúc tiêm thì không may bị chó cắn vào tay. Sau vài ngày, bà O. chủ quan không đi tiêm phòng, con chó cũng không qua khỏi, gia đình đã làm thịt để ăn. Ngay sau đó, bà O. xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, sợ nước, sợ gió, co giật từng cơn. Được đưa đến điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương nhưng bà O không qua khỏi và đã tử vong.

Trước đó không lâu, cũng vì tin thầy lang “phán” bị chó dại cắn có thể chữa bằng thảo dược, anh T. [Hà Nội] đã được thầy lang dùng một loại lá chà xát vào vết thương. Ít ngày sau, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương trong tình trạng nguy kịch, lên cơn co giật, tụt huyết áp, sùi bọt mép và tử vong.

Xem thêm:

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây nên. Bệnh nhân mắc bệnh dại một khi đã lên cơn, chắc chắn sẽ chết rất đau đớn và thương tâm. Tuy là căn bệnh nguy hiểm gây chết người nhưng cho đến nay, người dân vẫn còn thờ ơ với việc tiêm phòng.

Chia sẻ về vấn đề này, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Có rất nhiều trường hợp nghĩ rằng chó nhà cắn thì sẽ không sao, vì trước đó con chó không có biểu hiện khác thường. Cho đến khi con chó chết, người bệnh bất ngờ lên dại thì mới cuống cuồng đi tiêm vắc xin. Lúc này đã quá muộn, virus dại khi lên đến não thì không có thuốc nào chữa được”.

Cho đến nay, nhiều người vẫn lo ngại về ảnh hưởng của vắc xin phòng dại đối với sự phát triển của hệ thần kinh và sức khỏe.

Tuy nhiên, Thạc sĩ, Bác sĩ Bạch Thị Chính đã nêu rõ: “Nếu như trước đây các loại vắc xin phòng dại đều là vắc xin thế hệ cũ, được sản xuất từ tế bào não chuột có độ tinh khiết không cao, thì hiện nay, vắc xin phòng dại đã được cải tiến, chiết xuất từ tế bào thận, tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào Vero tinh khiết. Đặc biệt, vắc xin phòng dại thế hệ mới là vắc xin bất hoạt [vắc xin chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên], với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng được kiểm định gắt gao nên sẽ không có những phản ứng phụ như vắc xin đời cũ”.

Tiêm phòng dại chính là cuộc chạy đua của vắc xin với virus dại. Do đó, ngay khi bị chó dại, chó nghi dại hoặc động vật cắn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng, không nên chờ đợi theo dõi tình trạng của con chó, cũng không phải lo ngại sự ảnh hưởng của vắc xin dại đến sức khỏe. Tất cả vắc xin tiêm phòng thế hệ mới hiện nay đều rất an toàn.

Một bệnh nhân đến tiêm phòng dại tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Thạc sĩ, Bác sĩ Bạch Thị Chính cũng khuyến cáo, nếu bị chó hoặc động vật nghi dại cắn tại các vị trí nguy hiểm, đặc biệt là gần hệ thần kinh trung ương như mặt, đầu, cổ…, người bệnh cần tiêm phòng càng sớm càng tốt. Khi người bệnh được tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật, vắc xin được bảo quản tốt, hiệu lực bảo vệ trung bình sẽ là 1 năm.

Hiện nay, tại Việt Nam đang có 3 vacxin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành gồm vắc xin tiêm phòng Verorab [Pháp], Abhayrab và Indirab [Ấn Độ]. Trong đó, vắc xin Verorab là vắc xin thế hệ mới, được sản xuất bởi Công ty Sanofi Pasteur [Pháp].

Vắc xin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab được sản xuất tại Pháp

Trên thế giới, các nước tiên tiến đã bắt đầu sử dụng vắc xin phòng dại thế hệ mới Verorab từ năm 1985. Năm 2004, loại vắc xin nhập từ Pháp này đã được bộ Y tế cho triển khai rộng rãi tại tại điểm tiêm phòng ở Việt Nam. Đây là loại vacxin cấy trên tế bào Vero, có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả trẻ em và người lớn, trước hoặc sau khi tiếp xúc với động vật bị dại. Ưu điểm nổi bật của vắc xin Verorab là rất an toàn, hiệu quả bảo vệ cao, thời gian bảo vệ được 1 năm và không gây ra các bệnh lý não sau khi tiêm ngừa vì vậy được WHO khuyến cáo sử dụng.

Phác đồ tiêm vắc xin dại thế hệ mới Verorab

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm – Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều [0.5ml/liều] vào các ngày 0, 7 và 28
– Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.
Tiêm sau phơi nhiễm ở bắp tay Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi [0.5ml/liều] vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp
Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3
Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.
Tiêm trong da
Liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên
Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Tháng 4/2018, trên tất cả các bệnh viện, trung tâm Y tế dự phòng tại địa bàn TP.HCM liên tục báo động tình trạng hết vắc xin phòng dại. Trước tình hình “cháy hàng” vắc xin dại, nhiều người dân lo lắng đổ xô đi tiêm trước hoặc về các điểm tiêm phòng lớn để được tiêm mũi vắc xin này.

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, tiêm vắc xin dại là cách giúp người bệnh vượt qua “cửa tử” đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Do vậy, ngay khi bị động vật hoặc động vật nghi dại cắn, người bệnh cần sơ cứu vết thương và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng. Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung ứng đủ vắc xin dại để phục vụ nhu cầu cho người dân, kể cả tại thời điểm khan hiếm. Hiện tại, VNVC đang có 3 loại vắc xin phòng dại là Verorab của Pháp, Abhayrab và Indirab của Ấn Độ.

Với quy trình một chiều liên tục 4 khâu bao gồm: phòng chờ, phòng khám và tư vấn trước tiêm, tiêm vắc xin, theo dõi sau tiêm, VNVC cam kết 100% khách hàng đến tiêm phòng đều được khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí, miễn phí wifi, nước uống, giữ xe, và bỉm tã đối với trẻ sơ sinh.

Giá vắc xin phòng dại tại VNVC

  • Verorab [Pháp] 0.5ml: 260,000 đồng/liều
  • Abhayrab [Ấn Độ] 0.5ml: 255,000 đồng/liều
  • Indirab [ẤN Độ] 0.5ml: 255,000 đồng/liều.

Gọi ngay tổng đài VNVC 028.7300.6595 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm

Thanh Hằng

Video liên quan

Chủ Đề