Tại sao khi trời tuyết rơi người ta phải rắc muối lên trên mặt đường

Những câu hỏi liên quan

Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do:

A. tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.

B. thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.

C. trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt.

D. các phương án đưa ra đều sai.

Trong điều kiện nào thì nước chuyển sang các thể khác?

Trong điều kiện nào thì nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại?

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự bay hơi?

Nước tồn tại ở các thể nào khi đun sôi nước?

Ở nhiệt độ nào thì nước sôi?

Nhiệt độ của nước có thay đổi trong thời gian sôi hay không?

Mô tả sự chuyển thể của nước trong "chu trình của nước"

Vì sao điều này lại có thể giúp giảm sự thoát hơi nước ở cây xương rồng?

Nếu bạn đã từng thắc mắc tại sao người ta lại rắc muối trên đường phố vào mùa đông thì tại sao bạn lại không thử làm một cuộc thí nghiệm nhỏ này, để xem có gì xảy ra nếu bạn cho muối vào cục đá trong tủ lạnh.

Bạn cần : 1 ít đá 1 ít muối ăn 1 cuộn chỉ nhỏ

1 cái chén hoặc ca

Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta thường thắc rằng sao người ta lại rắc muối lên đường khi có tuyết rơi. Phải chăng nó có thể làm tan băng tuyết nên họ mới làm như vậy?

Như mọi người đã biết ở những quốc gia hàn đới, mỗi khi tuyết rơi nhiều và dày, người ta thường rắc muối ăn lên đường nhằm làm tan tuyết và giảm nguy cơ tai nạn giao thông. Nhưng vì sao muối lại có thể làm tan tuyết được như vậy?

Câu trả lời ở đây là vì nhiệt độ đóng băng của nước muối thấp hơn nước tinh khiết.

Chúng ta biết rằng, nhiệt độ đóng băng của nước đá là 0oC, khi rắc muối lên tuyết, nước trong tuyết và muối kết hợp tạo thành dung dịch nước muối sẽ làm giảm nhiệt độ đông đặc của nước xuống dưới 0oC. Nói cách khác, thay vì nước sẽ đông đặc ở nhiệt độ 0 độ C thì muối sẽ giữ cho nước ở thể lỏng với nhiệt độ thấp hơn khoảng -5oC đến -10oC. Băng tuyết khi tiếp xúc với nước mặn bị tan chảy, tạo ra nhiều nước hơn… Hàm lượng muối càng cao thì điểm đóng băng càng thấp.

[Ảnh: Saigon Ocean]

Hãy thử tưởng tượng, viên đá như 1 mạng lưới to lớn hoặc cấu trúc ma trận của mớ phân tử nước hút vào nhau.

Nhiều phân tử nước sẽ dao động mạnh đến khi “thoát” khỏi viên đá, tan chảy thành dạng lỏng xung quanh. Thông thường, 1 phân tử khác sẽ nhảy vào thế chỗ của phân tử bị khuyết kia để giữ cho nhiệt độ viên đá ở 0oC. Nhưng nếu có muối xâm lấn, phân tử nước bị chảy ra và hòa tan với phân tử muối. Càng rắc muối lên tuyết, những phân tử nước sẽ càng bị muối giữ lại càng chặt và khiến đá tan chảy ra nhanh hơn.

Tại 0oC, số lượng phân tử nước tách ra và liên kết trở lại bề mặt đá là bằng nhau. [Ảnh: Ideasonthemove.com] Khi muối [phân tử màu đỏ] được thêm vào, số lượng phân tử nước quay lại để tạo đá ít hơn lượng phân tử nước tách ra. [Ảnh: Cliparts Zone]

Vì vậy, nếu chúng ta cho muối [hoặc bất kỳ chất nào có thể hòa tan] vào nước, các phân tử nước sẽ bị giữ lại giữa phân tử muối và phải tốn thời gian nhiều hơn để chúng có thể quay trở lại tạo đá, do đó quá trình đông đặc sẽ chậm, quá trình tan chảy thì không thay đổi. Ở nhiệt độ thấp hơn, quá trình đông đặc xảy ra mạnh mẽ hơn, làm giảm nhiệt độ đóng băng dưới 0°C. Trong thực tế, nhiệt độ mà hỗn hợp nước đá và muối có thể đạt được là -180°C.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ xuống quá thấp [khoảng -20 đến -30oC], việc rắc muối vào đá sẽ mất tác dụng. Khi đó bạn sẽ phải dùng một hóa chất khác như natri axetat [CH3COONa] – chất thường dùng để tạo vị giấm trong các lát khoai tây chiên giòn có vị mặn và chua, nó khá hữu hiệu và không gây ô nhiễm môi trường.

Đừng quá bất ngờ nếu chứng kiến một ai đó rắc muối ăn ra đường mỗi khi có tuyết rơi vì chúng sẽ khiến cho tuyết tan nhanh hơn và mặt đường không bị đóng băng đó.

Sơn Tùng

Ảnh minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Người phương tây họ biết tác hại của muối nên họ hạn chế ăn mặn do đó phải đổ bớt muối ra đường. Muối và tuyết có màu trắng giống nhau nên khi đổ ra đường sẽ không ai biết nhé!!! - [Phạm Nhật]

Điều này bạn có thể tự quan sát bằng cách rắc muối hạt lên đá lạnh tại nhà đó ạ,hạt muối sẽ làm tan 1 khoản nhỏ tại khu vực quanh nó và hạt muối sẽ găm vào bề mặt băng,điều này hỗ trợ tăng lực ma sát,bám dính giữa bánh xe với mặt băng,điều này giảm tai nạn do trơn trượt đó bạn! - [Truong Mai Nguyen]

vì chi phí rẻ nhất trong việc tránh băng đóng trên mặt đường . Giảm thiểu tai nạn do mất ma sát - [Nguyễn trung kiên]

hi rắc muối vào tuyết sẽ hút ẩm + tuyết tạo nên dung dịch muối có nhiệt độ đóng băng thấp hơn nước thường nên... nó làm tan tuyết.Ở các nước có tuyết đặc thì người ta hay dải muối lên đường sau khi cào tuyết để làm con đg đó không bám tuyết trong 1 thời gian - [Hoan Huy]

Muối cộng với tuyết sẽ tan ra, làm cho đường không đóng băng dẫn đến trơn trượt. Hỗn hợp nước muối có có nhiệt độ đóng băng thấp hơn nhiều so với nước [ dưới âm 20 độ ???] do đó ở ngưỡng nhiệt độ môi trường nước muối sẽ không bị đóng tuyết. - [Viet Ngoc Tran]

Để làm tan tuyết. Nếu không thì tuyết sẽ đóng thành băng cứng, nguy hiểm cho người và xe cộ lưu thông vì trơn trượt. Còn lý do tại sao muối làm tan tuyết thì mình chịu. - [Khanh Nguyen]

để đỡ trơn trượt cho phương tiện đi lại. muối sẽ làm giảm sự hình thành lớp nước mỏng trên mặt băng và từ đó làm giảm sự trơn trượt. - [Chien Do Anh]

Sẽ không bị đóng đá[băng] trên mặt đường và không bị trơn. - [Quang Huy]

Tạo độ bám - Chống trượt ....Liên kết băng - Tạo Độ dính .Muối được dùng đông kết trong Nghệ Thuật Điêu Khắc Băng [ Ở Nước Ngoài ] Còn bạn muốn tìm tòi kĩ : Bất Cứ Sinh Viên Hoá Học nào Gần - Cạnh và Quen . Có thể Giải Thích Cho Bạn . - [Phạm Anh Quốc]

thực ra thì người ta rắc muối chống băng vì nước muối đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn  - [Long]

Sau khi Tuyết tan , nếu không dùng Muối mặt đường sẻ đóng thành lớp Băng [ Đường sẻ trơn trợt rất nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông ] Và Muối cũng sẻ tan khi không còn Tuyết . Muối là lựa chon hoàn hảo nhất . - [2 lúa]

Vì muối khi hút nước từ tuyết sẽ thành dung dịch muối có nhiệt độ đóng băng rất thấp, hơn nữa dung dịch muối truyền nhiệt ra môi trường xung quang như nền đất rất tốt qua đó giảm khả năng đóng băng của tuyết. Trong các nhà máy nước đá người ta làm lạnh các bể nước muối rồi nhúng các khuôn làm đá vào kết quả là nước trong khuôn thành đá lạnh nhưng nước muối thì không - [Lee Nguyễn]

Theo mình biết thì nó được dùng để làm tan băng. - [Võ Đinh Lâm]

giống kem có muối. - [Lệ Quyên Nguyễn]

Rắc muối trên đường có tuyết rơi nhằm hạ nhiệt độ đông của tuyết, hạn chế tuyết đống băng làm gia tăng nguy cơ gây tai nạn cho các phương tiện giao thông. - [Ha Phan Duy Thong]

Vì muối làm tan tuyết và băng trên đường vì nó rất dễ gây trơn trượt xảy ra tai nạn , nhưng hình như ở nhiệt độ lạnh quá thì cũng ko tác dụng thì phải vì nước biển vẫn có thể đóng băng . - [Hà Tùng Lâm]

Tại sao rải muối làm tan tuyết thì các bạn đã giải thích rồi. Nguyên nhân của việc rải muối là để ngăn nước đông đặc và như thế tránh tình trạng trơn trợt trên mặt đường hoặc các lối đi khi nhiệt độ trên bề mặt ở những nơi này thấp hơn 0°C [nhiệt độ đông đặc của nước]. Bản thân tuyết [có thể so sánh với nước đá bào] chưa trơn, nhưng khi nó bị dẫm lên hoặc bị xe cán qua nhiều lần thì nó bị ép lại thành những mảng băng trơn trợt. Ban có thể làm thử nghiêm này ở ngăn đông đá trong tủ lạnh của bạn. - [khanhtuyet]

Video liên quan

Chủ Đề