Tiêu chí đánh giá quản lý năm 2024

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:

(1) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp được xếp loại A theo quy định;

(2) Kết quả công tác của cá nhân:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;

- Luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

- Hoàn thành từ 100% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận;

- Hoàn thành tốt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);

- Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước.

(Điều 14 Nghị định 159/2020/NĐ-CP)

2. Tiêu chí đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:

(1) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:Doanh nghiệp được xếp loại A theo quy định;

(2) Kết quả hoạt động của cá nhân:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;

- Luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

- Hoàn thành tốt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);

- Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước.

- Hoàn thành từ 90% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

(Điều 15 Nghị định 159/2020/NĐ-CP)

3. Tiêu chí đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước hoàn thành nhiệm vụ

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:

(1) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp được xếp loại B theo quy định;

(2) Kết quả công tác của cá nhân:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;

- Luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

- Hoàn thành tốt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);

- Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước.

- Hoàn thành từ 70% đến dưới 90% các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

(Điều 16 Nghị định 159/2020/NĐ-CP)

4. Tiêu chí đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành nhiệm vụ

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong các tiêu chí sau:

(1) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp được xếp loại C theo quy định;

(2) Kết quả công tác của cá nhân:

- Có biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức; có lối sống không lành mạnh; vi phạm các quy định về ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong, lề lối làm việc đã được cấp có thẩm quyền kết luận;

- Không thực hiện hoặc vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

- Hoàn thành dưới 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận;

- Không thực hiện hoặc tuân thủ không đúng ý kiến chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cấp có thẩm quyền;

- Không khắc phục được các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có).

(Điều 17 Nghị định 159/2020/NĐ-CP)

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Muốn quản lý tốt phải đưa ra quy định - quy định là chuẩn mực để các bộ phận: Thực hiện, Đánh giá & Kiểm tra - xử lý, Cải tiến. Để đáp ứng tiêu chí 01, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Doanh nghiệp đã có hệ thống quy trình quản lý hay chưa?

- Nếu chưa có, với mô hình của doanh nghiệp cần có những quy định gì, cách thức xây dựng các quy định đó ra sao?

- Nếu đã đưa ra quy định quản lý - các quy định đó đã phù hợp hay chưa?

Tiêu chí đánh giá quản lý năm 2024

2. THỰC HIỆN: (DO)

Muốn cho nhân viên thực hiện tốt công việc và tuân thủ những định hướng lãnh đạo đưa ra doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Các quy định đưa ra đã phù hợp hay chưa?

- Nhân viên có biết và thấu hiểu những quy định đó hay không?

- Làm thế nào để duy trì việc tuân thủ các quy định đó?

3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, XỬ LÝ: (CHECK)

Kiểm tra phát hiện ra sự không phù hợp ở các bộ phận phòng ban, hay trên dây truyền sản xuất, đúng lúc, đúng thời điểm và đưa ra cách thức xử lý hợp lý mới đảm bảo hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp cũng như loại bỏ một số lãng phí không cần thiết do Sự không phù hợp gây ra. (Sự không phù hợp bao gồm: công việc không phù hợp, sản phẩm không phù hợp, dịch vụ không phù hợp)

Tiêu chí đánh giá quản lý năm 2024

Chuyên gia QMC cho rằng sự không phù hợp xảy ra ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín và gây ra lãng phí cho doanh nghiệp: lãng phí về nguyên vật liệu, lãng phí về thời gian, lãng phí về cơ hội. Hạn chế sai sót trong công việc cũng như hạn chế sai lỗi trên dây chuyền sản xuất chắc chắn sẽ đem lại tính hiệu quả và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Để đáp ứng tiêu chí 03, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chuẩn mực, tần suất để đánh giá, kiểm tra công việc hay sản phẩm là gì?

- Nguồn lực tham gia đánh giá, kiểm tra đã có kỹ năng hay chưa?

4. CẢI TIẾN: (ACTION)

Việc kiểm tra, đánh giá chỉ mới giải quyết bài toán phát hiện ra sự không phù hợp đúng lúc và đưa ra cách thức xử lý kịp thời (thông thường một doanh nghiệp đạt ở mức độ 03 chỉ đảm bảo doanh nghiệp tồn tại).

Yếu tố quyết định sự thành công & phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc: cải tiến chất lượng công việc, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ.(Khi doanh nghiệp đạt được mức độ 04 là cơ sở đảm bảo doanh nghiệp sẽ thành công và phát triển).