Top 10 nhân vật mạnh nhất Kim Dung

Thần điêu hiệp lữ là tác phẩm được Kim Dung đặt trọng điểm miêu tả chuyện tình yêu, là tiểu thuyết mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc sâu thẳm trong tâm hồn. Trong đó, nhân vật nam chính Dương Quá hiện lên như một mẫu anh hùng thông minh, trung thực và can đảm tuyệt vời.Tảo Địa Tăng

Vị đại sư bí ẩn này xuất hiện trong Thiên Long Bát Bộ khi ra tay hóa giải thù hận giữa Tiêu Phong và Mộ Dung Phục. Khiến người đọc bất ngờ nhất là khi Tảo Địa Tăng dùng hai chưởng đánh gục Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn nhẹ như lông hồng, dùng một tay để đỡ Hàng Long Thập Bát Chưởng từ Tiêu Phong mà chỉ thụt lùi vài bước. Người đọc vẫn tò mò về thân thế của Tảo Địa Tăng, vì sao ông chịu làm người quét dọn Tàng Kinh Các trong suốt 50 năm khi mà tài đức lại cao đến thế?

Bản sắc anh hùng của Dương Quá thể hiện rõ rệt nhất trong tình yêu – dù Tiểu Long Nữ đã thất tiết với Doãn Chí Mình nhưng trong mắt anh nàng vẫn là người con gái đoan trang nhất. Quan điểm của Dương Quá đã chiến thắng những rào cản luân lý cứng nhắc của xã hội cũ, thể hiện khí chất của một đấng trượng phu thực sự.

Lệnh Hồ Xung: Tiếu ngạo giang hồ

Tiếu ngạo giang hồ là tác phẩm được Kim Dung khắc họa sâu sắc nhất cuộc đấu tranh tàn sát của những kẻ ham công danh lợi lộc. Như một cách bày tỏ quan điểm bản thân, nhà văn đã đặt tên truyện là Tiếu ngạo giang hồ – nhìn sự đời mà cười ngạo nghễ. Tiếp đó, ông xây dựng nhân vật chàng trai mồ côi Lệnh Hồ Xung với bản tính ngay thẳng, trung thực và luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ người khác.

Chàng vừa mang đặc điểm của “con nhà võ”: mê rượu, kết giao rộng rãi nhưng lại vừa sở hữu nét tính cách lãng tử, xem thường phú quý danh vọng – đặc điểm được tác giả dùng cụm từ “kẻ thanh danh tàn tạ” để miêu tả. Và như để tăng thêm sự xung đột với quan lệ thông thường, Kim Dung đã sắp đặt cho Lệnh Hồ Xung trở thành chưởng môn phái Hằng Sơn, cai trị một bầy ni cô và phụ nữ tục gia.

Tiêu Phong: Thiên long bát bộ

Thiên long bát bộ là tác phẩm dùng triết lý Phật giáo để miêu tả những ân oán tình thù trong nhân gian. Trong đó, nhân vật nam chính Tiêu Phong (Kiều Phong) hiện lên với đầy đủ khí chất của một vị anh hùng thực thụ: anh dũng bao dung, uy nghiêm độ lượng.

Tính cách này của chàng được các khán giả nam ví von với đặc điểm của cung tuổi Sư tử – những người có bản lĩnh lãnh đạo, tinh tường, mạnh mẽ và hết sức nhạy cảm với những gì mà người khác nghĩ về họ. Tuy nhiên, Tiêu Phong lại là người anh hùng phải trải qua bi kịch tình yêu – vô tình ra tay giết nhầm người yêu (A Châu) và rồi sau đó cũng tự đâm vào lồng ngực mình tự sát.

Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu

Trong tiểu thuyết, nhân vật Quách Tĩnh được miêu tả chậm chạp, ngốc nghếch nhưng chân thật và trượng nghĩa. Và dường như để bù đắp, nhà văn xứ Đài đã mang đến cho chàng hàng loạt võ công tinh hoa tổng hợp từ Giang Nam Thất Quái, từ Mã Ngọc chân của phái Toàn Chân, từ Hồng Thất Công với môn Hàng Long Thập Bát Chưởng, từ Chu Bá Thông với Song Thủ Hổ Bác và bảy mươi hai lộ Không Minh Quyền và nổi bật nhất là Cửu Âm Chân Kinh. Bên cạnh đó, Quách Tĩnh còn rất may mắn khi có được tình yêu của con gái Đông tà Hoàng Dược Sư – Hoàng Dung, sở hữu một gia đình hạnh phúc và êm ấm.

Trương Vô Kỵ: Ỷ Thiên Đồ Long ký

Ỷ thiên đồ long ký là cuốn cuối cùng trong bộ tiểu thuyết Xạ điêu tam khúc của Kim Dung. Ngoài nội dung xoay quanh truyền thuyết về Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm, tác phẩm còn đề cập tới câu chuyện tình rối rắm của Trương Vô Kỵ và các mỹ nhân xinh đẹp: Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược …

Nhà văn đã khắc họa hình tượng nhân vật nam chính hiền lành, trung hậu, một chàng trai không đủ đẹp mã như Đoàn Dự, Dương Quá nhưng xuất hiện ở đâu cũng khiến người ta phải dừng bước ngoái nhìn. Tuy nhiên, Trương Vô Kỵ lại có nhược điểm là dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, đặc biệt là không có tính quyết đoán trong tình yêu.

Độc Cô Cầu Bại

Xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp, Độc Cô Cầu Bại dần được xây dựng thông qua Chim Điêu. Môn võ học tinh túy nhất của ông chính là Độc Cô Cửu Kiếm với khả năng phá giải tất cả ám khí và binh khí khác nhau trong thiên hạ.

Ngay từ cái tên, người đọc đã thấy được sự bá khí mà vị cao thủ này có được. Cả đời ông mong muốn một lần được biết đến hai chữ “Bại vong” mà vẫn chưa thể hoàn thành ước nguyện. Nhiều độc giả còn bình chọn Độc Cô Cầu Bại là nhân vật có võ công chí tôn nhất trong truyện Kim Dung.Dương Quá nhờ rèn luyện theo phương thức của Độc Cô Cầu Bại mà đạt đến cảnh giới xuất thần nhập hóa.

Trương Tam Phong

Là người sáng lập ra Võ Đang phái danh tiếng, Trương Tam Phong là cao thủ nội gia với võ công đã đạt tới “lô hỏa thuần thanh”. Cơ duyên của ông được Giác Viễn Đại Sư truyền cho 5-6 thành của Cửu Dương Thần Công, giúp nội lực đại tăng. Sau này khi về già, Trương Tam Phong còn tự sáng ra bộ võ Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm lấy nguyên lý dùng tĩnh chế động, dùng nhu khắc cương. Tư chất võ học của ông khó có ai sánh bằng, đến chính Kim Dung còn phải công nhận Trương Tam Phong là một nhân vật ngàn năm trước không ai hơn và ngàn năm sau cũng chẳng có ai sánh bằng. Nói về tu vi võ học, khó có ai hơn được Trương Tam Phong

Hoàng Thường

Phải là những độc giả trung thành nhất của Kim Dung mới nhớ ra nhân vật này. Có bao giờ bạn tự hỏi, người viết ra bộ tuyệt học Cửu Âm Chân Kinh là ai? Chính là Hoàng Thường. Theo lời kể của Chu Bá Thông, do gây thù kết oán với giới võ lâm, Hoàng Thường đã dùng hết tâm trí để truy cầu đẳng cấp võ học mới và ngộ ra Cửu Âm Chân Kinh. Nhưng đáng buồn thay, khi ông xuất sơn cũng là lúc những kẻ thù ngày nào đã qua đời. Ý định trả thù dần biến mất nhưng Hoàng Thường vẫn không quên truyền lại Cửu Âm Chân Kinh thành 2 quyển: Quyển thượng và quyển hạ.Bạn có từng tự hỏi, ai là người viết ra Cửu Âm Chân Kinh?

Vương Trùng Dương

Là người vô địch Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương được phong làm Trung Thần Thông với võ công nhất đẳng thiên hạ. Ông là người lập ra Toàn Chân Giáo và trận pháp Bắc Đẩu Thất Tinh nổi tiếng. Cái tinh túy của trận pháp này chính là khi các đệ tử của ông có thể đánh ngang với Âu Dương Phong, Hoàng Dược Sư, thậm chí là chiếm được ưu thế.

Duy chỉ có một lần Vương Trùng Dương nhận thất bại là trước sư tổ của Cổ Mộ Phái: Lâm Triều Anh. Mối tình không thành của hai cao thủ này cũng là đề tài bàn tán của nhiều độc giả Kim Dung. 

Có thể bạn chưa biết: Vương Trùng Dương vừa chính thức xuất hiện trong Đông Tà Tây Độc ở bản Update 8.0 mới nhất. Đây là vị tướng Thuyết thiên về phòng thủ với các kỹ năng ấn tượng ở hồi máu và miễn dịch sát thương. Chắc chắn trong tương lai, những lần giao tranh trong Đông Tà Tây Độc sẽ ngày càng kịch tính hơn rất nhiều.

Đông Phương Bất Bại

Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, chỉ cần nghe đến tên vị giáo chủ của Nhật Nguyệt Thần Giáo, nhân sĩ võ lâm đã sợ hãi đến… vỡ mật. Ngay cả các cao thủ như Nhậm Ngã Hành, Phương Chứng Đại Sư, Tả Lãnh Thiền đều phải cúi đầu xưng thần với Đông Phương Bất Bại. Sử dụng Quỳ Hoa Bảo Điển, trong trận chiến với Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh và Hứa Vân Thiên, Đông Phương Bất Bại vẫn chiếm thế thượng phong và chỉ thua vì một lý do duy nhất: Chữ tình. Người ta vẫn thường tranh cãi về giới tính của Đông Phương Bất Bại

Kim Dung, trong cuộc phỏng vấn của một tờ báo Hồng Kông năm 1994, được hỏi ai là người có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết của mình. Ông trả lời ngay: Trương Tam Phong.

Kim Dung tâm đắc nói, võ công của Trương Chân Nhân “cao lắm, cao không thể tả được”…

Cũng trong buổi phỏng vấn đó, khi được hỏi về nhân vật võ công số 2 sau Trương Tam Phong, Kim Dung nói ông thích nhân vật Kiều Phong nhất. Chỉ là thích thôi, chứ ông không nói võ công của Kiều Phong mạnh hơn những người còn lại.

Kim Dung cũng nhấn mạnh, đối với ông võ công chỉ là một thứ mà giúp người tập luyện mang được trong người một bản lĩnh đủ để chống chỏi với đời, để hành hiệp trượng nghĩa, chứ không sử dụng nó để so tài cao thấp.

Vậy tại sao Kim Dung lại ưu ái với Trương Tam Phong như vậy, khi nói Trương Chân Nhân là cao thủ đệ nhất trong các bộ truyện của mình? Sau đây là kiến giải của chúng tôi…

1. Do Kim Dung hâm mộ lẽ sống của Trương Tam Phong “thật”

Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) là 1 nhân vật lịch sử có thật ở thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, không phải hoàn toàn là hư cấu. Ông là người sáng lập ra phái Võ Đang cũng như hai môn võ “thái cực quyền” và “thái cực kiếm”.

Mặc dù các ghi chép về ông không nhiều, nhưng các truyền thuyết và lời kể về ông cho thấy ông là 1 tông sư võ học Trung Quốc mọi thời đại, đến cả Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cũng 5 lần 7 lượt cho mời bằng được ông về phục vụ.

Tuy vậy, Trương Tam Phong là 1 đạo sĩ ẩn dật, đúng chất của 1 “cao thủ võ lâm”, không màng danh lợi, không cần phải so tài cao thấp với ai, hành hiệp giúp đời và thay vì tới giúp Minh Thái Tổ. Ông thích cuộc sống thần tiên ngao du sơn thủy hơn.

Có lẽ bởi vì thích nhân vật này, thích cái sự “thần tiên” của Trương Tam Phong mà Kim Dung đã đưa ông vào các bộ truyện của mình, “cho” Trương Chân Nhân đạt cảnh giới cao nhất của võ học, và sống tới tận 200 tuổi.

2. Kim Dung muốn xây dựng 1 tượng đài võ học và truyền tải triết lý võ học của mình

Trương Tam Phong xuất hiện lần đầu trong bộ Thần Điêu Hiệp Lữ khi mới 14 tuổi, lúc đó ông đi theo giúp việc cho đại sư Giác Viễn trong chùa Thiếu Lâm. Và hình ảnh về ông kết thúc trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long ký.

Về võ công của Trương Tam Phong trong Ỷ Thiên Đồ Long ký thì Kim Dung từng nói rằng:

“Trương Tam Phong tinh thông võ công thiên hạ, luyện được cả nhu cương, âm dương, sáng tạo ra môn võ thái cực quyền và thái cực kiếm lấy nhu chế cương, hiểu đạo lý trời đất.”

“Võ công của Trương Tam Phong nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi.”

Điều đó chứng tỏ nhân vật Trương Tam Phong được tạo ra nhằm xây dựng 1 tượng đài lớn nhất trong võ học, 1 cảnh giới cao tới mức mà võ thuật khi đó không còn là cuộc đấu của sức mạnh, các cuộc giao tranh không còn có ý nghĩa hơn thua nữa.

3. Khi so sánh với 2 đại cao thủ khác…

Trong các bộ truyện khác của Kim Dung, có 2 nhân vật mà người ta thường nhắc tới, võ công khả dĩ có thể so sánh với Trương Tam Phong là “Vô Danh đại sư” trong Thiên Long Bát Bộ và “Độc cô cầu bại” trong Thần Điêu Hiệp Lữ.

Giống với Trương Tam Phong, 2 người này cũng đã luyện thành võ công ở mức cảnh giới, “vô đối” trong các bộ truyện có sự xuất hiện của mình, và được nhắc tới như những huyền thoại.

Có lẽ nếu chúng ta là những fan ruột của kiếm hiệp, và so sánh công bằng, võ công của Trương Tam Phong chưa chắc đã mạnh hơn 2 vị cao nhân kia. Tuy nhiên nếu xét về sự sáng tạo trong võ học, sự thấu hiểu chân lý võ học, thì 2 vị kia có lẽ vẫn chưa sánh nổi.

Vô Danh đại sư mặc dù có thể chế ngự Kiều Phong hay các nhân vật mạnh nhất Thiên Long Bát Bộ, nhưng đó cũng là học võ của thiếu lâm tự, 40 năm vùi mình trong Tàng Kinh Các, thấu hiếu cội nguồn võ học, nhưng ông không tạo ra được những môn võ mới.

Kiếm Ma “Độc cô cầu bại” thì ngửa mặt lên trời thấy mình vô đối, lên núi tập luyện và đã đạt tới mức “kiếm khí giết người”, võ công có thể rất cao nhưng vẫn còn tính ganh đua, vẫn nghĩ võ thuật là để xưng bá thiên hạ, vẫn còn “sát khí” trong khi giao tranh.

Chỉ có Trương Tam Phong là thực sự không còn coi võ học là thứ để ganh đua, để tranh giành “thiên hạ đệ nhất”, và ông còn sáng tạo ra những môn võ công của riêng mình. Môn võ công lấy nhu thắng cương có lẽ là điều độc nhất vô nhị trong võ học.

Tạm kết…

Thừa nhận Trương Tam Phong là mạnh nhất, Kim Dung có lẽ muốn nhắn nhủ cho các fan của ông rằng, võ học tinh hoa nhất là lấy tĩnh chế động, lấy nhu chế cương, và những người giỏi nhất là những người không quan trọng rằng… ai là người giỏi nhất!