Tranh chép là gì

Cách nhìn mới về một vấn đề cũ


Pietà của Van Gogh chép lại từ tác phẩm của Delacroix

Triển lãm Déjà-vu? The Art of Repetition from Durer to YouTube [Nghệ thuật sao chép từ Durer đến YouTube] đang diễn ra tại Karlsruhe Kunsthalle [Bảo tàng nghệ thuật quốc gia], Đức, đánh giá lại mối quan hệ giữa tranh gốc và tranh chép. Trong kỷ nguyên cắt - dán như hiện nay, các giám tuyển muốn đưa ra cách nhìn rõ ràng và tổng quát về vai trò của sao chép trong 700 năm qua của lịch sử mỹ thuật. Không chỉ những người ăn cắp ý tưởng nổi tiếng như nhà chính trị Đức Karl Theodor zu Guttenberg và nhà chép tranh Wolgang Beltracchi nổi bật tại triển lãm, mà những họa sỹ ít nổi tiếng hơn cũng mượn tác phẩm của người khác.

Theo Ariane Mensger, chịu trách nhiệm chính tổ chức triển lãm này, có ranh giới rõ ràng giữa cụm từ sao chép và giả mạo. Chúng tôi hiểu rằng, một bức tranh gọi là giả mạo khi nó được giới thiệu với mục đích lừa dối là tranh gốc. Sự khác nhau cơ bản giữa giả mạo và sao chép là giả làm bức tranh gốc, trong khi tranh chép chỉ bắt chước tranh gốc.

Dạo qua không gian triển lãm thấy rõ một điều: tranh chép luôn tồn tại. Chỉ có điều đôi lúc chúng không được hiểu là tranh chép. Nếu biết trước đó là những bức tranh chép lại tranh của Durer hay van Gogh, toàn bộ khái niệm sao chép có thể sẽ được định giá lại sớm hơn nhiều.

Sao chép không phải là giả mạo

Theo Wolgang Ulrich, ĐH Nghệ thuật và Thiết kế Karlsruhe: việc chúng ta đưa ra thảo luận quan điểm bắt chước và sao chép một cách tích cực và dễ phân biệt hơn rất quan trọng, giúp công chúng không còn xem tranh chép là thứ phẩm hay là hành động gian lận liên quan đến ăn cắp ý tưởng và giả mạo. Lấy ví dụ bức tranh Pietà của Vincent van Gogh là rõ ràng nhất. Trong khi khủng hoảng tâm lý cực độ vào năm 1889, ngay tại nhà thương điên Saint Rémy, danh họa người Hà Lan đã vẽ lại bức Pietà được Delacroix vẽ trước đó 40 năm. Phiên bản Pietà của Van Gogh, hiện được treo tại một bảo tàng ở Rome, là bức tranh giá trị nhất tại triển lãm ở Karlsruhe. Phí vận chuyển và trưng bày 4 tháng của tác phẩm bằng tất cả các bức tranh khác tại triển lãm cộng lại.

Vì thế có thể nói, tranh chép thậm chí có giá trị hơn nhiều bức tranh gốc. Bức tranh của Delacroix thực tế cũng ít nổi tiếng hơn bức tranh chép của Van Gogh. Chưa ai từng coi Van Gogh là một người giả mạo nghệ thuật, hay một họa sỹ chỉ sao chép tác phẩm của người khác. Ví dụ này đã chứng minh cho mục đích của triển lãm: mọi bức tranh, kể cả tranh chép, đều nên được nghiên cứu cẩn thận.

Những bậc thầy của tranh chép

Van Gogh vẽ bức Pietà bởi ông bị mê hoặc bởi tác phẩm của Delacroix. Một cách nào đó, đây là hành động tôn trọng nghệ thuật. Nhưng tranh chép ra đời trong nhiều thế kỷ qua còn bởi rất nhiều lý do khác. Người ta từng coi việc tạo ra những bản sao chính xác của tác phẩm là một phần quá trình đào tạo họa sỹ. Định hướng theo tác phẩm của những họa sỹ bậc thầy đóng một vai trò quan trọng. Cho đến thế kỷ XV, khả năng vẽ lại hình ảnh bằng tay một cách hoàn hảo còn quan trọng hơn tạo nên những bức tranh mới. Sau đó, đáp ứng nhu cầu của thị trường nghệ thuật, các bậc thầy của hội họa cũng vẽ lại những tác phẩm thành công nhất của mình. Ba phiên bản bức tranh phong cảnh mùa đông Adoration of the King in Snow của Pieter Brueghel the Younger là ví dụ của hoạt động đó, mặc dù tác phẩm gốc của The Younger cũng sao chép mẫu của Pieter Brueghel the Elder.

Chỉ trong giai đoạn hiện đại, tranh gốc mới có được vị trí mà chúng ta biết hiện nay. Bởi như Wolfgang Ulrich nói: chỉ sản xuất ra cái gì đó mới mẻ là chưa đủ, cùng lúc nó phải được làm hợp lý, ít nhất là tôn trọng tiền nhân. Các họa sỹ đều muốn trở nên táo bạo và cấp tiến hơn thế hệ trước.

Qua triển lãm Déjà-vu? The Art of Repetition from Durer to YouTube, sau 500 năm, lịch sử mỹ thuật trở lại nơi nó đã đến. Ariane Mensger giải thích: thời Durer, chính việc sử dụng các bản chạm khắc bằng đồng giúp nhân bản tác phẩm. Ngày nay, internet - nơi hình ảnh có thể được sao chép chỉ bằng một cú nhấp chuột và số hóa nghệ thuật hoàn toàn có thể làm được. Và YouTube cho phép người sử dụng công khai sáng tạo của mình.

Video liên quan

Chủ Đề