Trẻ an dặm có nên uống sữa

Bên cạnh đó, loại bột ăn dặm này còn rất tiện lợi và dễ chuẩn bị, mẹ có thể mang theo khi xa, đi du lịch… Đặc biệt, tất cả những loại bột ăn dặm trong dòng HiPP Organic đều chứa nhiều dưỡng chất quan trọng được bổ sung theo tiêu chuẩn khoa học dinh dưỡng như vitamin B1, D, sắt, canxi… giúp mẹ không cần phải “đau đầu” cân đo đong đếm.

Cuối cùng, điểm cộng của dòng sản phẩm này là có thể “cân” đủ mọi phương pháp ăn dặm. Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp với các phương pháp ăn dặm khác như ăn dặm kiểu Nhật [thay thế cháo rây], ăn dặm kiểu BLW [thêm vào thực đơn bữa phụ trong ngày]… mà không cần phải lo lắng về việc dư thừa hay thiếu hụt dưỡng chất cho bé.

3. Cách chia bữa ăn dặm theo bảng thời gian cho bé trong ngày cho từng tháng tuổi

Mẹ nên lưu ý, bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày cần linh hoạt trong việc xây dựng chế độ ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi. Vậy nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

3.1 Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Tại thời điểm này; mẹ có thể cho bé ăn bột hoặc cháo loãng 1 lần/ngày. Sau đó tăng dần lượng thức ăn và tần suất lên 2 – 3 lần/ ngày.

Trong tuần đầu tiên của lịch ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ có thể tham khảo thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng như sau.

Thời gian ăn dặm bé 6 tháng tuổi tuần đầu tiên

  • Buổi sáng lúc bé ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Giữa buổi: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi trưa: Ăn bột/ cháo loãng/ rau củ nghiền.
  • Giữa buổi chiều: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi tối: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Trước khi bé đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột.

Bảng thời gian cho bé 6 tháng ăn dặm trong ngày tham khảo

**Lưu ý khi cho bé ăn dặm theo bảng thời gian trong ngày

Sang tuần thứ 2 – 3 của tháng 6, lịch ăn dặm của bé không có nhiều sự khác biệt. Nhưng mẹ có thể bổ sung thêm một bữa ăn cho bé trong ngày. Lưu ý, nhu cầu về sữa của trẻ ở giai đoạn này là khoảng 900ml/ ngày.

Lịch và thời gian ăn dặm của bé 6 tháng sau 2-3 tuần tuổi:

  • Buổi sáng khi ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi trưa: Ăn bột hoặc cháo nấu với rau củ nghiền.
  • Giữa buổi chiều: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi tối: Bé bú mẹ hoặc uống sữa ngoài.
  • Trước khi đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột.

Đối với những bà mẹ không đủ sữa hoặc bé có nhu cầu ăn dặm sớm thì giai đoạn ăn dặm có thể bắt đầu từ tháng thứ 4. Nhưng lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non, yếu nên mẹ chỉ nên cho bé ăn nước cháo, nước rau củ hoặc bột loãng.

Thời gian biểu cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm cũng cần linh hoạt, chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ ngày xen kẽ các cữ bú. Quan trọng nhất vẫn là đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, có các giấc ngủ ngắn trong ngày để trí não của con phát triển khỏe mạnh.

3.2 Lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi

Bắt đầu từ tháng thứ 7-8, trong khẩu phần ăn dặm của bé mẹ nên thêm vào các loại hải sản, ít nhất 3 bữa/ tuần. Xây dựng thực đơn đầy đủ các nhóm thực phẩm gồm chất béo, chất đạm, vitamin và chất xơ, tinh bột.

Lịch trình cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm trong ngày

  • Buổi sáng khi bé ngủ dậy: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng/ trái cây rau củ nghiền.
  • Buổi trưa: Ăn nhẹ với trái cây, sữa chua.
  • Giữa chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi tối: Ăn dặm.
  • Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Chúng ta điều biết, ăn dặm là một giai đoạn mới, một giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Đó là giai đoạn mà trẻ được làm quen với các nhóm thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Trong quá trình ăn dặm của bé, ba mẹ luôn gặp phải những khó khăn, thắc mắc mà không sao tìm được lời giải. Một trong số đó là tình trạng bé ăn dặm không chịu uống sữa nữa khiến mẹ vô cùng lo lắng. Bởi sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé bú mẹ đầy đủ cho tới khi 1 tuổi.

Các nguyên nhân khiến bé ăn dặm không chịu uống sữa

Có thể là mẹ đã cho bé tập ăn dặm quá sớm:

Mẹ có biết đâu mới là thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm không? Dấu hiệu nào cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm? Khi bé chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm mà ba mẹ đã tập cho bé ăn dặm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có một hệ tiêu hóa, dạ dày còn rất non yếu, việc bé ăn dặm sẽ khiến cho các cơ quan này phải hoạt động một cách đột biến và hết công suất, khiến đường ruột phải yếu đi, khiến bé cảm thấy khó chịu, đau bụng và sẽ không còn cảm giác muốn uống sữa nữa. Khi đó, bé sẽ ngưng việc uống sữa trong một thời gian dài dù bé có thể sẽ biết ăn dặm.

bé ăn dặm không chịu uống sữaDo tâm lý bé có chút vấn đề:

Cũng không hẳn nguyên nhân bé nhỏ bỏ uống sữa là do ăn dặm các mẹ ạ. Nguyên nhân cũng có thể là do tâm lý của bé có vấn đề. Khi bé rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu các bé sẽ dễ cáu gắt và bỏ ăn. Ngoài ra, khi bé mắc bệnh về đường ruột, bệnh viêm loét dạ dày, viêm tai, bé bị sốt, bị ốm hay bị nghẹt mũi cũng có thể khiến bé bỏ bữa, bỏ bú. Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến khiến bé bỏ uống sữa thay vì nguyên nhân do ăn dặm. Khi đó, mẹ hãy chú ý hơn sức khỏe của bé và nên đưa bé tới gặp bác sỹ để chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Đến khi bé khỏi bệnh rồi thì chắc chắn bé sẽ lại thích thú với việc uống sữa thôi.

bé ăn dặm không chịu uống sữaNguyên nhân có thể là do mẹ ít sữa hay sữa công thức đang sử dụng có vấn đề:

Ngoài 2 nguyên nhân trên, nguyên nhân mà bé không chịu bú mẹ có thể được xem là do mẹ ít sữa hay sữa công thức mẹ chọn cho bé có vấn đề hoặc bé không còn thích nữa. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, chắc chắn nhu cầu về sữa của bé sẽ giảm đi để nhường chỗ cho những món ăn lạ mà bé chưa từng biết đến. Khi đó các tuyến sữa ở vú của mẹ sẽ không được kích thích một cách thường xuyên như trước đó dẫn tới tình trạng sữa mẹ sẽ ngày càng ít đi.

Khi sữa mẹ không còn dồi dào như trước nữa cũng được xem là một nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ nữa. Khi đó, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất và bổ sung nhóm các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ sản sinh ra nhiều sữa hơn. Khi đó bé sẽ quay trở về bú mẹ bình thường.

Nếu như vấn đề ở đây là bé ăn dặm không chịu uống sữa thì nguyên nhân có thể là do sữa công thức mẹ đang sử dụng cho bé có vấn đề. Có thể là sữa đã hết hạn hoặc sữa không hợp với bé. Khi đó, hãy kiểm tra lại hạn sử dụng sữa hoặc mẹ thử thay một loại sữa khác trong một thời gian ngắn và quan trọng tình hình bé ra sao.

Ngoài ra, nguyên nhân bé không chịu uống sữa công thức cũng có thể là do quá trình vệ sinh, tuyệt trùng bình sữa không sạch khiến sữa mẹ vẫn còn bám trên thành bình, tạo ra các mùi khó chịu khiến bé cảm thấy không có hứng thứ với việc uống sữa. Khi đó, mẹ cần điều chỉnh lại cách vệ sinh bình sữa, hãy chọn một loại nước rửa bình sữa tốt cho bé thay vì chỉ tráng qua bằng nước sôi.

Có thể là do bé thích ăn dặm và chán uống sữa:

Đây là nguyên nhân cuối cùng và được xem là nguyên nhân chính khiến bé bỏ sữa khi ăn dặm. Trẻ nhỏ sẽ đặc biệt thích thú với những thứ lạ, những thứ mà bé chưa nhìn thấy, chưa được thử bao giờ. Nên khi bé đã bắt đầu ăn dặm, bé sẽ có xu hướng thích những thứ lạ hơn, khi đó bé sẽ ăn nhiều hơn, ba mẹ thấy thế lại càng cho bé ăn nhiều hơn với mong muốn bé phát triển tốt hơn và khi đó lượng sữa uống mỗi ngày của bé sẽ giảm xuống. Thêm nữa, việc bé ăn uống vượt quá chỉ tiêu ăn dặm mỗi ngày cùng một chế độ ăn không khoa học, không đúng giờ giấc khiến hệ tiêu hóa hoạt động một cách không bình thường. Khiến bé cảm thấy chán ăn, không có hứng thứ với việc uống sữa nữa.

Vậy tình trạng bé ăn dặm bỏ uống sữa kéo dài có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé không?

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng chất tốt nhất cho bé tới khi 1 tuổi và không loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Việc ăn dặm trong giai đoạn này vừa giúp bé làm quen với các loại thực phẩm khác, vừa giúp bổ sung thêm các nguồn dưỡng chất còn thiếu chứ không thể thay thế cho sữa mẹ được.

Nếu tình trạng bé ăn dặm không chịu uống sữa kéo dài sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Có thể bé sẽ thiếu hụt một cách trầm trọng các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, khiến cho sức đề kháng của bé bị suy yếu, có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí não. Tăng nguy cơ béo phì bởi trong các món ăn dặm thường chứa nhiều các chất không cần thiết có khả năng tạo mỡ cho cơ thể.

>>> Xem ngay video Hướng dẫn cách làm tỏi đen bằng máy làm tỏi đen gia đình Viaicom V7 mới

>>> Xem ngay máy làm tỏi đen VIAICOM V7 tại đây: ĐÂY

Vậy ba mẹ phải làm gì khi bé ăn dặm không chịu uống sữa?

Vậy khi bé ăn dặm không chịu uống sữa nữa thì ba mẹ cần xử lý như thế nào? Dưới đây sẽ là một vài cách xử lý hiệu quả và được nhiều mẹ áp dụng hiện nay.

Việc đầu tiên ba mẹ cần phải làm là kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé có bình thường không?

Nếu sức khỏe của bé có vấn đề thì việc điều trị sẽ giúp bé trở lại uống sữa bình thường sau khi bình phục thôi. Nếu vấn đề không phải là do sức khỏe của bé thì ba mẹ cần xem lại chế độ ăn dặm của bé có là phù hợp không? Ba mẹ nên cho bé ăn vừa đủ đồng thời chia thành các bữa ăn hợp lý để tránh tình trạng bé bị quá no, trong một thời gian dài.

Còn nếu chế độ ăn dặm của bé đã là hợp lý mà bé vẫn không chịu uống sữa thì ba mẹ nên tạm ngưng việc cho bé ăn dặm lại. Theo dõi tình trạng bé, nếu tình trạng vẫn không có gì thay đổi thì ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kịp điều trị. Ngoài ra, mẹ cũng nên có chế độ ăn hợp lý, mẹ nên bổ sung trong thực đơn những thực phẩm lợi sữa và hạn chế các loại thực phẩm gây mất sữa. Mẹ có một nguồn sữa dồi dào chắc chắn sẽ tạo hứng thú hơn khi cho bé bú.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé ăn dặm không chịu uống sữa. Ngoài ra, trong quá trình ăn dặm ba mẹ cũng cần bổ sung thêm những kiến thức về ăn dặm, xây dựng thực đơn ăn dặm thông minh, khoa học phù hợp để quá trình ăn dặm của bé thành công.

>> Bạn sẽ hối hận hết phần đời còn lại nếu không xem hết Video này. Tại sao?

>>> Xem ngay GIÁ máy làm tỏi đen VIAICOM V6 tại đây

Video liên quan

Chủ Đề