Trẻ béo phì khám ở đâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cùng thời gian cho các hoạt động thể chất ít đi khiến tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ ngày càng trở lên phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Trẻ béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, xương và nội tiết.

Nguyên nhân phổ biến gây béo phì ở trẻ em gồm có:

  • Yếu tố di truyền
  • Thiếu hoạt động thể chất
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ngoài ra, một số trẻ em bị béo phì vì các lý do trên kết hợp với nhau. Rất hiếm các trường hợp gây ra bởi tình trạng bệnh lý như vấn đề nội tiết. Để biết được trẻ béo phì do mắc bệnh lý hay không, bác sĩ thường yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm máu.

Yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định đối với tình trạng béo phì ở trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể liên quan đến lối ăn uống và hoạt động của gia đình. Do đó, bên cạnh di truyền, tổng lượng thức ăn và năng lượng tiêu thụ cũng đóng một vai trò không kém.

Ngày nay, cùng với lối sống hiện đại, trẻ em dành nhiều thời gian với các hoạt động vui chơi ít vận động ví dụ như xem tivi, chơi trò chơi điện tử. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ nhỏ.

Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân béo phì ở trẻ

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc một số bệnh lý, bao gồm:

Các bệnh lý về tim mạch và nội tiết xảy ra là vấn đề nan giải, đặc biệt là khi trẻ còn quá nhỏ. Ngoài ra, bệnh lý về xương còn làm giảm khả năng phát triển thể chất của trẻ. Do đó, béo phì có nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Trẻ béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Cách tốt nhất để xác định trẻ có bị béo phì hay không là đi khám. Khi đến bệnh viện, trẻ sẽ đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể BMI, so sánh trị giá với giá trị tiêu chuẩn theo mô hình tăng trưởng để xác định mức độ cân nặng của trẻ.

Giải pháp tốt nhất đối với trẻ bị béo phì là hỗ trợ cảm xúc. Nếu gia đình cảm thấy thoải mái, không kỳ thị với cân nặng của trẻ thì trẻ cũng sẽ ít bị tự ti về bản thân hơn. Trong mọi điều kiện khi trẻ muốn chia sẻ câu chuyện về cân nặng thì gia đình nên lắng nghe và cho bé lời khuyên tích cực.

Thêm vào đó, gia đình nên tập trung vào điều chỉnh các hoạt động thể chất và thói quen ăn uống. Bằng cách này, các thành viên trong gia đình vừa cùng nhau xây dựng các thói quen lành mạnh, vừa giúp bé cảm giác không bị cô độc trong cuộc chiến với cân nặng.

Tăng cường hoạt động thể chất giúp trẻ giảm cân

Một số biện pháp được mô tả dưới đây có thể giúp các thành viên trong gia đình cùng nhau thay đổi thói quen sống lành mạnh:

  • Chứng minh cho trẻ thấy bạn đang thay đổi thói quen sống: Nếu trẻ nhìn thấy bạn hoạt động thể chất và vui chơi thì chúng sẽ nhận được nguồn năng lượng tích cực đó và làm theo bạn.
  • Lên kế hoạch các hoạt động phù hợp với gia đình như tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội.
  • Để ý đến cảm xúc của trẻ: Trẻ béo phì thường không thoải mái khi tham gia các hoạt động thể lực. Do đó, để giảm cân thành công, bạn cần tìm kiếm các hoạt động thể chất mà trẻ yêu thích, không bị ngại hoặc quá khó khăn để luyện tập.
  • Hạn chế thời gian cho các hoạt động không vận động như xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử.

Đối với trẻ nhỏ bị béo phì, mục đích hoạt động thể chất và tuân theo chế độ ăn lành mạnh thường không có tác dụng. Thay vào đó, bạn nên lên kế hoạch thay đổi từ từ các thói quen vận động và ăn uống ở quy mô gia đình. Như vậy vừa giúp trẻ giảm cân có hiệu quả, vừa giúp nâng cao sức khỏe của gia đình.

Béo phì ở trẻ gây ra những hệ lụy không mong muốn, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý không tốt cho sức khỏe. Vì thế, các bậc cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu cũng như có cách để kiểm soát cân nặng phù hợp cho trẻ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Nhi. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com

Phương pháp điều trị béo phì

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS. TS.BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực là nguyên nhân hàng đầu và dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, rối loạn nội tiết, rối loạn giấc ngủ và cơn ngừng thở ở trẻ em.

Béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác dẫn đến các biến chứng có hại cho sức khỏe.

Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số khối cơ thể [BMI] theo tuổi và giới.

BMI = Cân nặng [kg]/ Chiều cao [m] x Chiều cao [m]

Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên

Trẻ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD

Trẻ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD

BMI là một trong những tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em

Do mất cân bằng năng lượng: Tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc/và giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.

Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt là nguy cơ lớn gây béo phì ở trẻ

Béo phì thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,...

  • Béo phì do suy giáp trạng: Béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
  • Béo do cường năng tuyến thượng thận [U nam hoá vỏ tượng thận]: Béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.
  • Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt
  • Béo phì do các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
  • Béo phì do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

Tiền sử gia đình

  • Bố hoặc mẹ bị béo phì: 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì.
  • Cân nặng lúc sinh: Trẻ có cân nặng lúc sinh > 4 kg có nguy cơ béo phì cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường.

Thực phẩm giàu năng lượng

  • Thức ăn nhiều chất béo [mỡ, da, phủ tạng, thức ăn chiên xào, quay, thức ăn nhanh], thức ăn thức uống ngọt [chè, bánh kẹo ngọt, nước có đường, trái cây quá ngọt,...].

Thiểu năng trí tuệ

  • Trẻ bị thiểu năng trí tuệ có bản năng kiểm soát thói quen ăn uống, nhận biết cảm giác no kém nên dễ dẫn đến ăn quá mức và ăn không biết no. Ngoài ra, khả năng giao tiếp xã hội bị hạn chế trẻ ít có cơ hội chơi đùa, vận động nên thường tìm đến ăn để tự tiêu khiển cho bản thân.

Vận động thể lực ít

  • Trẻ có lối sống tĩnh tại như ít vận động thể lực, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi game, đọc sách báo,.. thường có thói quen ăn vặt thường tiêu hao nặng lượng ít trong khi thu nạp năng lượng vượt mức nhu cầu, lâu dài dễ dẫn đến tình trạng béo phì.

  • Lipid máu: Có thể tăng Cholesterol, Triglyceride
  • Đường huyết: Có thể rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn chuyển hóa đường hoặc đái tháo đường
  • Siêu âm bụng tổng quát: Có thể gan nhiễm mỡ
  • Định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên...
  • Chụp sọ não

Chẩn đoán béo phì dựa vào nhiều yếu tố, dựa vào các số đo nhân trắc để đánh giá sự cân đối của cân nặng so với chiều cao, phân tích thành phần cơ thể, bề dày nếp gấp da, vòng bụng để đánh giá sự tích mỡ, đánh giá khẩu phần ăn uống- vận động, tiền sử gia đình, khám các dấu hiệu của biến chứng và các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân của béo phì [chậm phát triển tâm thần, dị tật bẩm sinh, bệnh lý nội tiết]

Việc chẩn đoán nguyên nhân của béo phì thứ phát rất phức tạp có khi cần phải làm những xét nghiệm định lượng hormone và làm nhiễm sắc thể mới chẩn đoán nguyên nhân gây béo phì.

Tùy thuộc nguyên nhân, độ tuổi và mức độ béo phì của trẻ để xác định mục tiêu điều trị

Xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh

Nguyên tắc cơ bản là điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực. Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt,...; Khuyến khích tăng cường vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày: qua trò chơi và thể dục thể thao: nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,...ưu tiên môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ.

Vận động giúp tăng cường thể lực, giảm thiểu nguy cơ béo phì

Tiết chế ăn uống- vận động

Xây dựng thực đơn chặt chẽ và y lệnh về vận động trong trường hợp béo phì nặng cần xác định mục tiêu giảm cân

Can thiệp tích cực đa chuyên ngành

Cần có sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên gia bao gồm bác sĩ, tiết chế viên, chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên viên tư vấn vận động để kết hợp nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, hành vi bên cạnh các giải pháp tiết chế ăn uống- vận động.

Điều trị bằng thuốc

Thường trẻ béo phì ăn uống thiên lệch, mất cân đối sẽ được xem xét bổ sung chất đạm, vitamin, khoáng chất, omega3, chất xơ,... tùy trường hợp. Ngoài ra, điều trị bằng thuốc còn áp dụng để điều trị nguyên nhân/ biến chứng của béo phì.

Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít bệnh viện đa chuyên khoa với đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, dinh dưỡng, tâm lý, nội tiết, gan mật giúp xử lý nhanh, kịp thời khi phát hiện ra các bệnh lý trong quá trình khám. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề