Trẻ sinh mổ bao lâu hết đờm nhớt

Phương Vỵ Cho e hỏi với ạ. Có mẹ nào sinh mổ mà e bé cứ như bị đờm ở cổ ko ạ. Bé nhà e sinh mổ được 24 ngày mà cứ khó chịu ở cổ như có gì trong đó. Có khi đang ngủ mà ọe. Ai có cách nào giúp e với


Ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ trang web này :]

Theo thống kê, có đến 80% trẻ sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những trẻ sinh mổ, thậm chí có những trẻ kéo dài từ 5 - 6 tháng.

Lý giải cho điều này, các bác sĩ nhi khoa cho biết những trẻ sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn trẻ sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường.

Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé!

Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. [Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng].

Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng [giữa 2 bả vai] để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài.

Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt trẻ nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé!

Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ có thể giảm bớt đờm cho trẻ bằng cách cho trẻ bú mẹ thường xuyên nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng.

Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn [tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ].

Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.

Bé có đờm ở cuống họng và khoang mũi là một tình trạng rất thường gặp ở các bé nhỏ tuổi. Vậy các bậc cha mẹ có nên hút đờm cho trẻ sơ sinh hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ có đờm

Phần lớn trẻ sơ sinh đều có đờm ở trong cuống họng hoặc ở trong khoang mũi của trẻ em sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó thở. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ khiến sức khỏe trẻ yếu hơn, hoặc trẻ bị nhiễm bệnh do thời tiết. Các nguyên nhân gây bệnh cụ thể là:

Do trẻ sinh mổ

Nếu như trẻ được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên thì các chất bẩn, chất nhầy sẽ đi ra ngoài cơ thể của trẻ cùng với nhau thai. Chính vì thế, sức đề kháng của trẻ sẽ tốt hơn đối với những trẻ phải sinh mổ. Những trẻ sinh thường sẽ được tiếp xúc cùng với vi khuẩn ở trong âm đạo, vi khuẩn ở trong phân của người mẹ. Đây chính là cơ sở giúp cho các lợi khuẩn trú ngụ tự nhiên ở trong đường ruột.

Những trẻ sinh mổ sẽ không đi qua đường sinh tự nhiên qua âm đạo của người mẹ nên các bé sẽ rất dễ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp do lồng ngực của trẻ không bị ép chặt khi được sinh ra khiến cho các dịch bị ứ đọng lại ở trong phổi. Không những thế, trẻ cũng sẽ bị thiệt thòi vì không được tiếp nhận những hormone có lợi từ quá trình người mẹ chuyển dạ và sinh con.

Khi sử dụng phương pháp phẫu thuật để can thiệp trong quá trình sinh nở, cơ thể của các bé sẽ không thể đẩy hết nước mũi, các chất nhầy và sức đề kháng của trẻ cũng sẽ yếu hơn. Các mẹ sẽ thường thấy con thở khò khè, sụt sịt mũi. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng sẽ biến mất theo thời gian, bé sẽ khỏe mạnh trở lại nếu được thường xuyên bú nhiều sữa mẹ.

Do trẻ nhiễm bệnh

Một số trẻ sơ sinh do sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh và gây ra những biểu hiện của bệnh cảm, bệnh ở đường hô hấp. Khi đó, chất nhầy sẽ bị tích tụ ở trong khoang mũi của bé. Do bé còn nhỏ nên không thể tự đưa những chất nhầy ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, bé sẽ cảm thấy khó chịu và các mẹ muốn hút đờm cho con.

Tuy nhiên, nhiều mẹ chưa biết cách hút đờm cho trẻ như thế nào để sạch đờm mà không gây ra ảnh hưởng đối với trẻ.

Làm thế nào để có thể tiêu đờm cho trẻ

Trên thực tế, những chất nhầy và đờm vẫn luôn ở trong khoang mũi của trẻ và thậm chí là cả người lớn vì các chất nhầy sẽ có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn vào thông qua đường hô hấp vào trong cơ thể. Nhưng nếu sự tiêu đờm và tạo đờm bị mất cân bằng sẽ khiến cho đờm và chất nhầy tích tụ lại nhiều và cần phải loại bỏ.

Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, do trẻ còn có quá nhỏ nên cơ thể của trẻ sẽ không thể tự xử lý được tình trạng này khiến cho trẻ cảm thấy khó thở. Chính vì thế, các mẹ sẽ cần phải hỗ trợ trẻ tống đờm ra ngoài.

Nhiều bố mẹ thấy con mình xuất hiện tình trạng thở khò khè, khó thở đã vội vàng cho con uống thuốc kháng sinh hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành hút đờm. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa chia sẻ rằng việc hút đờm cho trẻ không quá khó nên cha mẹ có thể tự thực hiện ngay tại nhà.

Hút đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian truyền thống

Có một số kinh nghiệm hút đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian được lưu truyền nhưu sau. Cách làm đơn giản đó chính là lấy lá tía tô nấu lấy nước uống. Mẹ uống và cho con bú sữa trong khoảng vài ngày thì đờm có thể tự tiêu hết. tía tô là một vị thuốc nam nên khá lành tính, an toàn đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và với trẻ nhỏ.

Ngoài ra có một phương pháp dân gian tiêu đờm nữa mà các mẹ vẫn thường sử dụng chính là dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên cách làm này khá phức tạp nên không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể thực hiện được vì trẻ còn nhỏ nếu như rửa mũi không cẩn thận vì nếu không thực hiện đúng cách sẽ khiến trẻ bị sặc và gây nguy hiểm cho trẻ.

Nếu như sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ thì cha mẹ nên thực hiện đúng cách và không nen làm khi trẻ đang quấy khóc.

Các bác sĩ nhi khoa đã đưa ra một lời khuyên tới các bậc phụ huynh khi hút đờm trực tiếp cho con đó là hãy kê miệng vào mũi để hút đờm. Đây là một cách làm tương đối an toàn và hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Sử dụng máy hút đờm

Hiện nay cũng có một số cách làm thường được sử dụng một cách rất phổ biến đó chính là sử dụng máy hút đờm. Tuy nhiên các mẹ sẽ cần phải thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay cùng với các dụng cụ hút đờm trước khi thực hiện hút đờm cho trẻ bằng máy.

Đưa con đến bác sĩ

Sau khi áp dụng một số phương pháp mà tình trạng của trẻ vẫn không chuyển biến tích cực, trẻ vẫn thở khò khè, quấy khóc không ngủ thì các mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có nên đưa trẻ sơ sinh đi hút đờm hay không?

Nếu như chất nhầy và đờm không quá nhiều thì đây là một điều rất bình thường vì chúng sẽ giúp chống lại bụi bẩn và vi khuẩn tấn công cơ thể trẻ thông qua hệ hô hấp.

Các mẹ có thể bảo vệ bé yêu của mình bằng cách sử dụng một số loại tinh dầu khuếch tán vào trong không khí nơi trẻ ngủ sẽ có tác dụng rất tốt đối với hệ hô hấp của trẻ. Đây cũng chính là một biện pháp làm long đờm rất hiệu quả.

Ngoài ra, cũng nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ khi trẻ có đờm đồng thời cho trẻ bú nhiều sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều lợi khuẩn có tác dụng chống lại những vi khuẩn gây hại. Lưu ý rằng không nên cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa thực sự cần thiết.

Nếu như chưa có sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa thì không nên cho trẻ đi hút đờm vì hút đờm có thể gây ra đau đớn đối với trẻ và trẻ sẽ mất đi sức đề kháng, khả năng kháng khuẩn không được phát huy.

Hãy nắm vững những kiến thức chăm sóc trẻ để bảo vệ tốt nhất cho bé yêu của mình. Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin có ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm nhiễm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ khiến mũi, hầu, họng của trẻ sẽ phù nề và xuất tiết đờm nhớt. Nếu không được hỗ trợ để loại bỏ, xuất ra, đờm nhớt sẽ ứ đọng gây nhiễm khuẩn, khiến trẻ bỏ ăn, nôn ói, khó thở, thở khò khè kèm triệu chứng ho và sốt. Theo nghiên cứu, có khoảng hơn 30-40% trẻ có ít nhất một lần bị viêm nhiễm đường hô hấp trong đời.

Hiện nay vật lý trị liệu hô hấp hay còn được gọi là kỹ thuật vỗ rung long đờm là một trong những phương pháp điều trị viêm nhiễm đường hô hấp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, ba mẹ có nên thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ?

Là phương pháp vật lý, hoặc bằng tay của kỹ thuật viên, hoặc bằng dụng cụ, hoặc cả hai để giúp cải thiện hiệu quả của hô hấp, giúp phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp, và đào thải, bài trừ các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp.

Vỗ rung long đờm dựa vào tính chất vật lý của chất khí để làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, theo nhịp thở của trẻ để làm long đờm nhớt, thông thoáng đường thở. Phương pháp này được áp dụng trong một số bệnh lý về đường hô hấp như:

  • Viêm nghẹt mũi
  • Viêm tiểu phế quản
  • Viêm xẹp thùy phổi
  • Các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường hô hấp
  • Các bệnh mãn tính gây ứ đọng đờm nhớt như bại não, bệnh thần kinh – cơ, một số bệnh hô hấp mãn tính,...
  • Xẹp phổi do ứ đọng đàm nhớt
  • Sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật lồng ngực.

Phương pháp này giúp đường thở được thông thoáng khiến trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè và giảm nôn ói. Đồng thời, phương pháp này giúp giải phóng những đờm nhớt ứ đọng trong khí quản, phế quản, khiến sẽ dễ chịu hơn và bú mẹ, ăn sẽ tốt hơn.

Ba mẹ nên cho bé nhịn ăn trước khi thực hiện kỹ thuật khoảng hai giờ, nên phun khí dung cho trẻ trước khi đến để làm đờm loãng ra, dễ dàng tống xuất hơn. Sau khi thực hiện kỹ thuật này, ba mẹ nên ôm ấp vỗ về để bé giảm khóc, giảm có chịu, có thể cho bé uống nước ấm và 10 phút sau khi thực hiện mới được cho bé bú, ăn.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé mà bác sĩ sẽ chỉ định số lần thực hiện điều trị cho bé. Thông thường, thời gian thực hiện vỗ rung long đờm cho bé là khoảng 10-15 phút mỗi lần với 4 bước: Thông mũi họng, Hỉ mũi, Chặn gốc lưỡi, Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra AFE

Khi thực hiện phương pháp vỗ rung long đờm , trẻ thường sẽ khóc nhiều vì cảm giác khó chịu ngay từ khi kỹ thuật viên bơm nước muối vào mũi. Các thao tác của kỹ thuật thực hiện với 4 bước trên hoàn toàn không làm trẻ đau. Tuy nhiên, chính phản xạ khóc của trẻ giúp việc tống xuất đờm dễ dàng hơn, trẻ càng khóc lớn, đờm nhớt càng được đẩy ra nhiều và nhanh. Nếu trẻ khóc nhiều hơn, rất có thể co thắt đường thở, lúc này kỹ thuật viên cùng cha mẹ sẽ vỗ về trẻ để trẻ thấy dễ chịu hơn và dễ dàng thực hiện kỹ thuật.

Cha mẹ hoàn toàn không nên tự thực hiện kỹ thuật vỗ rung long đờm tại nhà. Phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ và do các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn sâu.

Một số việc cha mẹ có thể làm tại nhà để giúp bé mau khỏi bệnh:

  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ 4-5 lần/ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn hoặc ngủ để trẻ ngủ ngon hơn và ăn dễ hơn. Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ.
  • Chỉ nên dùng khăn giấy sạch sử dụng một lần để hỉ, lau mũi cho trẻ; tránh dùng khăn sữa nhiều lần vì có nhiều nguy cơ lây nhiễm nặng hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để đờm loãng ra.
  • Chia nhỏ các bữa ăn để trẻ dễ tiêu và không biếng ăn.
  • Khi ngủ, cho trẻ nằm nghiêng, kê gối cao hơn thông thường.
  • Hạn chế việc mẹ dùng miệng hút mũi cho trẻ vì trong khoang miệng của mẹ có nhiều vi khuẩn gây bệnh, chỉ nên dùng trong trường hợp cấp cứu.
  • Khi bị viêm hô hấp, trẻ thường ho hoặc ói, đây là phản xạ tự nhiên để tống xuất các chất lạ ra khỏi đường thở. Khi đó, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ xuất đờm bằng cách vỗ lưng trẻ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại thuốc ức chế cơn ho mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì sẽ khiến đờm đặc quánh lại, độ dính cao và khó tống xuất ra ngoài.

Cha mẹ hoàn toàn không nên tự thực hiện kỹ thuật vỗ rung long đờm tại nhà

Một số lưu ý khác:

  • Vỗ rung long đờm là một biện pháp điều trị hỗ trợ, không phải là biện pháp điều trị nguyên nhân.
  • Tổng hợp và phân tích kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy rằng vật lý trị liệu hô hấp không làm thay đổi diễn tiến của hai nguyên nhân gây ho có đờm quan trọng và phổ biến ở trẻ nhỏ là viêm phổi và viêm tiểu phế quản không có biến chứng xẹp phổi.
  • Đối với các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp đơn thuần, kể cả viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tiểu phế quản không có biến chứng do ứ đọng đàm nhớt, không được thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ.
  • Không phải khi nào trẻ mắc bệnh hô hấp cũng cần phải tập vật lý trị liệu hô hấp , ngay cả trong nhiều trường hợp trẻ thật sự có đờm. Ví dụ: bệnh nhân hen suyễn, không phải lúc nào cũng nên tập vật lý trị liệu dù cũng là ho có đờm. Đặc biệt cần lưu ý là khi bệnh nhân đang lên cơn suyễn [thường có biểu hiện ho, nặng ngực, khò khè, khó thở] thì không nên tập vật lý trị liệu vì không hiệu quả và có khi lại làm nặng hơn tình trạng khó thở của trẻ.

Vì vậy, trẻ cần được khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm,crom, selen, vitamin nhóm B , ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm.Tăng cường lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Hướng dẫn vỗ rung long đờm cho bé

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề