Trên thế giới có bao nhiêu loài rắn

Rắn là loài bò sát không chân tương đối phổ biến trên thế giới, gắn liền với nhiều huyền thoại về con người, và có mặt trong nhiều truyện cổ tích của các nước, trong đó có cả Việt Nam. Nhân năm mới Quý Tỵ, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về loài rắn.

Tiến hóa

Sự phát sinh của loài rắn được biết rất ít do một thực tế là bộ xương rắn rất nhỏ và dễ vỡ, khiến cho việc tạo thành hóa thạch khó xảy ra. Tuy nhiên, có sự thống nhất chung trên cơ sở hình thái học: Loài rắn tiến hóa từ tổ tiên của loài thằn lằn. Nghiên cứu gần đây dựa trên công nghệ gen và sinh hóa xác nhận rằng: rắn tạo ra loại nọc độc có chung một nguồn gốc với một vài họ thằn lằn còn tồn tại.

Săn mồi

Tất cả các loài rắn đều ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và những động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, trứng các loài khác hay sâu bọ. Một số loài có nọc độc để giết chết con mồi trước khi tiêu thụ; một số loài khác thì xiết mồi đến chết. Thậm chí, có những loài rắn nuốt sống cả con mồi. Hầu hết rắn khi bị nhốt thì rất dễ cho ăn, trừ một số loại đặc biệt.

Xương hàm dưới của rắn rất linh hoạt, hai hàm của nó không gắn liền cố định mà đa phần được nối thẳng vào sọ, cho phép chúng mở rộng miệng để nuốt trọn con mồi dù cho con mồi có lớn hơn nhiều so với đường kính thân rắn..

Loài rắn thường không cắn người, tuy nhiên có trường hợp những đứa trẻ bị trăn khổng lồ tấn công trong rừng nhiệt đới. Ngay cả một số loài rắn vốn được xem là hung dữ cũng rất ít khi nào cắn người nếu chúng không bị giật mình hay bị khiêu khích, ngoài ra chúng thường lảng đi nơi khác. Phần lớn rắn không độc hoặc độc của chúng không gây chết người.

Cấu tạo và tuổi thọ

Thân rắn được bao phủ bởi lớp vẩy sừng và không có tuyến da. Hầu hết rắn di chuyển dựa vào lớp vảy này. Lưỡi rắn dài, phân làm hai thùy mảnh và khá linh hoạt, vừa là cơ quan vị giác vừa có chức năng xúc giác. Khi bò, lưỡi rắn luôn chìa ra ngoài như thăm dò lối đi và nhiều người lầm tưởng là rắn phun nọc. Mắt rắn khá phát triển, có mi dưới gắn liền với mi trên và trong suốt như mặt kính đồng hồ làm người ta lầm tưởng mắt rắn không có mi.

Rắn lột da để lớn theo chu kỳ. Không giống những loài bò sát khác, cách thức lột da của rắn giống như người ta tháo bỏ một chiếc bít tất: nó cọ đầu và mũi vào những vật cứng, như đá, cho tới khi da rách và chúng bắt đầu lột.

Mục đích cơ bản của việc này là để trưởng thành; lột da cũng khiến rắn loại bỏ ký sinh trùng. Sự tái sinh này biểu hiện cho một sự hồi phục như trong bức tranh Rod of Asclepius (Cái gậy của thần Y Thuật).

Khi rắn lột da, nếu không có đủ độ ẩm thì sẽ rất nguy hiểm, lớp da khô không thể bị lột ra. Lớp da bám lại sẽ là nơi sản sinh ra bệnh tật và vi khuẩn. Một phần nhỏ ở cuối đuôi rắn không hề thay đổi khi rắn lớn lên có thể thắt chặt nó; để giải quyết vấn đề, rắn tự cắt đứt đường máu đưa tới khúc đuôi đó và từ từ khúc đuôi sẽ rụng đi.

Rắn có tuổi thọ tương đối thấp so với các loài động vật khác. Trung bình một con rắn có thể sống từ 25 - 30 năm.

Sinh sản

Rắn sinh sản bằng nhiều cách. Hầu hết rắn đều đẻ trứng và đa số rời bỏ trứng sau khi đẻ. Tuy nhiên, có một số loài rắn giữ trứng trong cơ thể chúng đến khi trứng nở. Gần đây, khoa học xác định được một số loài rắn đẻ con, giữ con của chúng trong nhau thai hoặc một thứ tương tự túi noãn; đây được xem là một điều khác thường trong giới bò sát. Việc giữ trứng trong cơ thể cho đến lúc nở thành con là một cách giúp rắn mẹ kiểm soát nhiệt độ cho các con và bảo vệ con khỏi những khắc nghiệt của môi trường.

Các loài rắn

Trên thế giới có gần 2.500 loài rắn, trong số đó có khoảng 2.000 loài ăn chuột và côn trùng. Nước ta có gần 150 loài rắn, trong đó có 13 loài rắn biển, 34 loài rắn độc nhưng chỉ có 7 loại là nguy hiểm hơn cả. Rắn độc gồm một vài họ và không có sự phân loại chính thức.

Rắn biển ở nước ta (còn gọi là đẻn) có thể lặn sâu tới hơn 10 mét rồi mới nhô lên thở (rắn thở bằng phổi). Con lớn nhất dài trên 3 mét. Thức ăn của chúng là cá, tôm. Hầu hết rắn biển đều có nọc độc, có loài có nọc độc gây chết người như đẻn nhỏ.

Rắn độc

Rắn độc sử dụng nước bọt, chất độc tiết ra qua những chiếc nanh trong miệng chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi nhưng đa số loài rắn không độc thì xiết con mồi đến chết. Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh hoặc độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn.

Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng, giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần kinh có thể kể như loài rắn cây đước độc tính cao, có nanh nằm ở phía sau miệng và cong về phía sau. Điều này gây khó khăn cho rắn để sử dụng nọc cũng như cho các nhà khoa học muốn lấy chúng.

Tính tình của rắn độc

Một số loài như rắn hổ mang chúa, hổ mang bành, rắn hổ lục Malaysia, rắn lục xanh có tính tình hung dữ. Khi bị kích động, chúng luôn chuẩn bị tư thế tấn công. Còn những loài rắn độc khác chỉ cắn người khi bị đe dọa hay bị động. Phần lớn rắn độc ở cạn thường chỉ cắn người khi bị dẫm đạp và đó hoàn toàn là bản năng tự vệ.

Rắn và các sản phẩm tiêu dùng khác

Da một số loại rắn có nhiều hoa văn rất đẹp và được sử dụng trong kỹ nghệ thuộc da để sản xuất giày, cặp da, bóp da, thắt lưng, cà vạt…

Theo nhiều chuyên gia về Đông y, thịt rắn rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất đạm mà các loại động vật khác không có. Từ xa xưa, rắn đã được xem như một vị thuốc quý có tác dụng cường dương, bổ thận mà cánh mày râu hay truyền tai nhau.

Thịt rắn có vị ngọt, mùi tanh, tính ấm, nên có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc và chữa các bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại… Qua tài nấu nướng, thịt rắn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn: rắn nấu cháo đậu xanh, lẩu rắn, xương rắn chiên giòn, rắn xào xả ớt, thịt rắn cuốn lá lốt, rắn xào lăn, cà ri rắn…

Thịt rắn tuy rất bổ nhưng người có máu nóng, huyết hư phong nhiệt, đơn sưng, trẻ em và phụ nữ có thai không nên ăn. Đầu rắn nhất là rắn độc phải đem chôn để tránh đạp phải răng nanh chứa nọc độc rất nguy hiểm. Không nên nuốt cả túi mật rắn vì nó không tốt cho sức khỏe nhất là khi sử dụng với số lượng nhiều.

Có tổng cộng bao nhiêu loại rắn trên thế giới?

Trên 20 họ rắn hiện nay đang được công nhận, bao gồm khoảng 500 chi với khoảng 3.400-3.550 loài.

Rắn gì cắn nhanh chết nhất?

Như đã nêu ở trên, rắn Taipan sở hữu loại nọc độc khủng khiếp nhất trên thế giới. Lượng nọc độc tối đa trong 1 lần cắn mà nó có thể phun ra là 100 mg. Với lượng nọc độc này, rắn Taipan có thể khiến 100 người chết sau 30 - 45 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Rắn hổ mang chúa cắn bao lâu thì tử vong?

Tử vong nhanh chóng do bị suy hô hấp. Hơn nữa, nạn nhân còn có thể suy thận theo một vài quan sát vết cắn thí nghiệm mặc dù khả năng này không phổ biến. Vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút.

Tại sao rắn có nọc độc?

Nọc độc có thành phần là các chất protein bị biến đổi từ nước bọt rắn vốn có chức năng phá vỡ và tiêu hóa con mồi và khả năng sản sinh ra chất độc tiến hóa độc lập ở những loài rắn khác nhau.